Tìm hiểu về Leading indicators trong phân tích kỹ thuật

Tìm hiểu về Leading indicators trong phân tích kỹ thuật

15:31 24/11/2020

Các chỉ báo nhanh cho phép các trader dự đoán các biến động giá trong tương lai và do đó, có thể tham gia các giao dịch tiềm năng ngay khi giá bắt đầu di chuyển.

Chỉ báo nhanh (Leading Indicator) là gì?

Chỉ báo nhanh (Leading Indicator) là một nhóm chỉ báo kỹ thuật sử dụng dữ liệu giá trong quá khứ để dự báo biến động giá trong tương lai trên thị trường Forex. Mặc dù không có chỉ báo nào dự báo giá tương lai với độ chính xác 100%, nhưng các nhà giao dịch sẽ có thể dựa vào đó làm cơ sở để dự đoán có thể diễn biến như thế nào trong tương lai và sau đó áp dụng phân tích chuyên sâu hơn để tìm ra các điểm vào và ra lý tưởng trên thị trường.

Trái ngược với nhóm chỉ báo nhanh (Leading Indicator) là chỉ báo trễ (Lagging Indicator), đặc điểm chung của hai nhóm chỉ báo này là đều  sử dụng dữ liệu trong quá khứ để dự đoán mức giá trong tương lai. 

Một số chỉ báo trong nhóm chỉ báo nhanh

Trong nhóm chỉ báo nhanh, các trader thường sử dụng các chỉ báo sau:

  • Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui)
  • Kênh Donchian
  • Các mức hỗ trợ và kháng cự chính.

Những chỉ báo này sẽ được đề cập chi tiết nội dung dưới đây:

Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui)

Fibonacci Retracement là một trong những công cụ kỹ thuật đơn giản và phổ biến được nhiều nhà giao dịch sử dụng. Các mức Fibonacci bao gồm các số hoặc tỷ lệ là những con số có ý nghĩa về mặt toán học xảy ra trong tự nhiên và cũng thường xuyên xuất hiện trong thị trường tài chính. Tỷ lệ quan trọng nhất hay được sử dụng là mức 61.8% hoặc 0.618. Trong giao dịch Forex, mức thoái lui Fibonacci có thể xác định các mức hỗ trợ và kháng cự trong tương lai.

Biểu đồ tỷ giá EUR/USD dưới đây cho thấy kịch bản dự báo giá trong tương lai, khi giá tiếp cận đến tỷ lệ 61.8%.


Biểu đồ tỷ giá EUR/USD và dự đoán xu hướng giá

Khi giá di chuyển đến mức 61.8%, thị trường tiếp tục xu hướng giảm rộng hơn và tiếp tục vượt qua mục tiêu giá ban đầu để tiến đến một loạt các mức thấp hơn.


Biểu đồ tỷ giá EUR/USD và phản ứng của tỷ giá EUR/USD khi chạm mức Fibonacci 61.8%
Kênh Donchian

Kênh Donchian là một chỉ báo được sử dụng trên thị trường, được hình thành bằng cách tính toán mức giá cao nhất và mức giá thấp nhất trong n giai đoạn và được biểu thị trên biểu đồ dưới dạng dòng trên và dòng dưới. Các đường trên và dưới được cập nhật khi giá tiếp tục di chuyển.

Chỉ báo kênh Donchian rất phù hợp cho các giao dịch Break - out hoặc đảo chiều trong các thị trường có xu hướng mạnh. Ví dụ: biểu đồ tỷ giá USD/JPY bên dưới, cho thấy cách các kênh Donchian có thể hỗ trợ các nhà giao dịch Break - out.

  • Giá bắt đầu tạo ra mức thấp hơn và chạm vào giới hạn dưới của kênh trước khi tăng trở lại.
  • Sau khi chạm vào biên dưới của kênh, giá di chuyển và phá vỡ giới hạn trên, cung cấp tín hiệu tăng đầu tiên. Sự phá vỡ biên trên được coi là tín hiệu đầu tiên cho một vị thế mua.
  • Biên trên tại điểm số 2 kéo dài một đường ngang sang bên phải, tương ứng với mức cao gần đây. Ngoài có vai trò như một mức kháng cự, thì đường biên trên còn đóng vai trò xác nhận thêm nếu giá phá vỡ trên mức này và điều này xảy ra. Mặc dù có một mức điều chỉnh lớn, nhưng giá không phá biên dưới và cuối cùng di chuyển trở lại và vượt qua điểm 3.

Một tín hiệu mua được kích hoạt khi giá tăng khỏi biên dưới (1) để phá vỡ biên trên lần đầu tiên (2).


Biểu đồ tỷ giá USD/JPY

Đường biên phía trên mở rộng sang bên phải và cung cấp mức kháng cự cần được kiểm tra. Với xu hướng dài hạn, các nhà giao dịch sẽ tìm mức giá để phá vỡ biên trên, tạo ra mức giá cao hơn.


Biểu đồ tỷ giá USD/JPY

Mặc dù có một mức thoái lui lớn giữa điểm (2) và (3), giá không phá vỡ biên thấp hơn và cuối cùng di chuyển trở lại để tạo ra mức cao mới tại điểm (3).

Trong một xu hướng đi lên như đã thấy ở trên, các nhà giao dịch có thể sử dụng biên dưới làm điểm stop loss và điều chỉnh điểm dừng lên trên khi thị trường tăng.

Các mức hỗ trợ và kháng cự chính

Các mức hỗ trợ và kháng cự chính hay còn gọi là các mức hỗ trợ và kháng cự cứng xảy ra khi giá tiếp cận một mức cụ thể, nhiều lần, mà không vượt qua ngưỡng này. Điều này thường dẫn đến việc giá sẽ phản ứng tại hai mức chính trong một phạm vi. Biết giá đã và đang ở đâu có thể giúp các nhà giao dịch đánh giá mục tiêu.


Biểu đồ mô tả mức hỗ trợ và kháng cự.

Trong ví dụ này, giá đã tiếp cận mức kháng cự và quay đầu điều chỉnh, khi đó, mục tiêu nên được đặt tại hoặc ngay trên ngưỡng hỗ trợ và một điểm stop loss có thể được đặt trên mức kháng cự; trong khi vẫn duy trì tỷ lệ risk - reward. Giá tiếp tục giảm và sau đó chạm mức mục tiêu.


Biểu đồ mô tả mức hỗ trợ, kháng cự và phản ứng của thị trường.
Lợi ích khi sử dụng chỉ báo nhanh

Các chỉ báo nhanh hoàn toàn không phải là quả cầu pha lê có thể nhìn thấu được, nhưng chúng cho phép nhà giao dịch hình dung các phạm vi khác nhau mà khả năng giá sẽ vận động trong tương lai. Khi có ý tưởng về các biến động giá trong tương lai, các nhà giao dịch có thể xác định mục tiêu và điểm dừng với độ chính xác cao hơn.

Các chỉ báo nhanh mang lại lợi ích sau:

  • Thể hiện một xu hướng rõ ràng
  • Hỗ trợ cho các nhà giao dịch xác định mức giá mục tiêu và mức giá stop loss
  • Các chỉ báo nhanh không chỉ giới hạn một chỉ báo, có thể sử kết hợp khi sử dụng
    Các chỉ báo nhanh có thể hoạt động như một bộ lọc (các giao dịch không phù hợp với chỉ báo có thể bị bỏ qua)
Kết luận

Các chỉ báo nhanh cung cấp cho các nhà giao dịch các dấu hiệu về biến động giá trong tương lai, các điểm dừng và mục tiêu rõ ràng. Trên thực tế, khi giao dịch trên thị trường tài chính là sự không chắc chắn, các nhà giao dịch không thể áp dụng cách tiếp cận thoải mái và quản trị rủi ro đơn giản vì một chỉ báo nhanh hỗ trợ xác định xu hướng và mức độ cho các biến động giá trong tương lai. Hãy nhớ rằng quản trị rủi ro thận trọng nên được áp dụng cho mọi tình huống.

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Quyền chọn không đảm bảo là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Quyền chọn không đảm bảo là gì?

Một quyền chọn không đảm bảo được tạo ra khi người viết quyền chọn (người bán) hiện không sở hữu bất kỳ hoặc đủ, chứng khoán cơ sở để đáp ứng nghĩa vụ của họ.
Chiến lược Long Butterfly là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Chiến lược Long Butterfly là gì?

Long Butterfly là một một chiến lược quyền chọn trung lập, rủi ro hạn chế, bao gồm mua một vị thế call/put spread và bán một vị thế call/put spread khác với cùng mức giá thực thi.
Covered Call là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Covered Call là gì?

Bài viết sau đây sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về chiến lược giao dịch Covered Call, một chiến lược rất phổ biến trên thị trường quyền chọn.
Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường khí đốt tự nhiên?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường khí đốt tự nhiên?

Khí đốt là một hàng hóa rất phổ biến với các trader ngắn hạn nhờ mức chênh lệch mua/bán hợp lý và thanh khoản cao. Ngoài ra, những nhà đầu tư dài hạn cũng có thể tận dụng tính tạo xu hướng lâu dài của khí đốt. Hơn nữa, đây cũng là một hàng hóa có thể biến động rất mạnh. Nhưng tin tốt là những biến động này thường liên quan đến tính thời vụ, và các trader có thể tận dụng điều này. Bài viết sau đây sẽ đi sâu thêm vào các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường khí đốt.
Rủi ro trong giao dịch là gì?
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Rủi ro trong giao dịch là gì?

Theo từ điển Oxford: “Rủi ro là một tình huống liên quan đến việc tiếp xúc với nguy hiểm. Rủi ro là làm cho (ai đó hoặc thứ gì đó có giá trị) gặp nguy hiểm, tổn hại hoặc mất mát”.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ