Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường khí đốt tự nhiên?

Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường khí đốt tự nhiên?

Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

20:35 16/12/2022

Khí đốt là một hàng hóa rất phổ biến với các trader ngắn hạn nhờ mức chênh lệch mua/bán hợp lý và thanh khoản cao. Ngoài ra, những nhà đầu tư dài hạn cũng có thể tận dụng tính tạo xu hướng lâu dài của khí đốt. Hơn nữa, đây cũng là một hàng hóa có thể biến động rất mạnh. Nhưng tin tốt là những biến động này thường liên quan đến tính thời vụ, và các trader có thể tận dụng điều này. Bài viết sau đây sẽ đi sâu thêm vào các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường khí đốt.

KHÍ TỰ NHIÊN: GIAO DỊCH THEO THỜI VỤ

Khí tự nhiên thường được sử dụng để sưởi ấm, phát điện và sản xuất công nghiệp. Việc sử dụng khí đốt tự nhiên trong các lĩnh vực khác nhau (ở Mỹ) khá thú vị vì khí đốt có xu hướng biểu diễn hai đỉnh theo mùa mỗi năm.

Mô hình tiêu dùng theo mùa

Các tháng mùa đông: Mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên tăng lên do các hộ gia đình và doanh nghiệp chủ yếu sử dụng khí đốt này để sưởi ấm.

Các tháng mùa hè: Tiêu thụ tăng do nhu cầu sử dụng điện tăng.

Biểu đồ bên dưới biểu thị các đỉnh mùa hè có vòng tròn màu đỏ trong khi các đỉnh mùa đông được thể hiện qua các đỉnh màu xanh diễn ra vào khoảng tháng 1 hàng năm:

Các tháng mùa đông : Đỉnh chính thường được tạo vào các tháng mùa đông do các hộ gia đình và doanh nghiệp chủ yếu sử dụng khí đốt để sưởi ấm và tiêu thụ đáng kể lượng khí đốt tích trữ trong mùa hè.

Các tháng mùa hè: Đỉnh phụ thường được tạo vào mùa hè khi nhu cầu điện tăng cao bởi việc sử dụng điều hòa tăng.

Biểu đồ dưới đây cho thấy các biến động giá vào mùa đông (cả biến động giá tăng và giảm) trong những năm gần đây:

Do đó, các trader muốn hưởng lợi từ biến động giá khí đốt tự nhiên trong mùa đông có thể tìm kiếm một điều chỉnh hoặc tích lũy trước giai đoạn lạnh nhất năm trước khi thực hiện chiến lược giao dịch theo xu hướng. Giá thường sẽ tăng cao từ đầu đến giữa mùa đông, đặc biệt nếu lượng khí lưu trữ thấp hơn mức trung bình.

GIAO DỊCH KHÍ ĐỐT TỰ NHIÊN: SỐ LIỆU DỰ TRỮ (CUNG/CẦU)

Nguyên tắc chung về cung - cầu là trọng tâm của giao dịch khí đốt tự nhiên. Dữ liệu dự trữ có thể được tra soát trên trang web của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ hàng tuần. Báo cáo cho thấy các thay đổi về lượng dự trữ khí đốt được phân theo khu vực ở mức trung bình hàng tuần, hàng năm và 5 năm.

Do tính chất biến động mạnh của khí tự nhiên xung quanh việc công bố số liệu dự trữ, để tin tức được cập nhật mới nhất, hãy lấy những số liệu này càng sớm càng tốt.

DỰ TRỮ KHÍ TỰ NHIÊN CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ NHƯ THẾ NÀO?

Số liệu dự trữ giảm mạnh hoặc dưới mức trung bình trong thời gian dài có thể cung cấp một số dự đoán về giá khí đốt tự nhiên trong tương lai. Biểu đồ bên dưới so sánh giá khí đốt tự nhiên (đường chấm đen) với thay đổi trữ lượng khí đốt tự nhiên của Hoa Kỳ (đường màu xanh) trong 5 năm từ tháng 9/2015 đến tháng 9/2020.

Quan sát thị trường này trong một khoảng thời gian dài như vậy giúp xác định rõ xu hướng hoặc mô hình có thể khó xuất hiện trên khung thời gian nhỏ hơn. Kỹ thuật phân tích này được gọi là phân tích đa khung thời gian và là một cách khá phổ biến để hiểu sâu một thị trường.

Quan sát cho thấy một mô hình lặp lại trong các tháng mùa đông khi dự trữ giảm đến từ nhu cầu tăng. Khí đốt tự nhiên đã được tích trữ được sử dụng nhiều hơn khi cầu vượt cung trong những tháng lạnh hơn, dẫn đến giá tăng. Điều chỉnh giá là một cơ chế tất yếu để đưa cung và cầu trở lại trạng thái cân bằng. Khi thời tiết bớt lạnh hơn, nhu cầu về khí đốt giảm và số liệu lưu trữ sẽ bắt đầu tăng trở lại.

Các trader một lần nữa có thể xem xét xu hướng trong những tháng mùa đông và sử dụng cụ phân tích kỹ thuật để xác định thời điểm tham gia thị trường khi số liệu dự trữ giảm và giá tăng cao hơn. Cho đến nay, chúng ta mới chỉ xem xét các giao dịch mua, do các pha tăng thường mạnh hơn rất nhiều các pha giảm. Tuy nhiên, vẫn tồn tại cơ hội để short trong giai đoạn nhu cầu giảm và hàng tồn kho bắt đầu tăng mạnh.

GIAO DỊCH KHÍ ĐỐT TỰ NHIÊN: THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VÀ NGUỒN CUNG BỊ GIÁN ĐOẠN

Áp dụng chu kỳ kinh tế vào bộ lọc xu hướng

Tình trạng của nền kinh tế cũng có ảnh hưởng đến giá khí đốt tự nhiên do liên quan mật thiết với các sản xuất công nghiệp. Khi nền kinh tế đang phát triển, có nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng và cần nhiều máy móc để hỗ trợ.

Hơn nữa, ngành sản xuất cũng có xu hướng phát triển do khí tự nhiên được sử dụng để sản xuất nhiều loại hóa chất như amoniac, metanol, butan, etan và propan.

Nói chung, sự mở rộng kinh tế dẫn đến nhu cầu khí đốt tăng lên, đẩy giá tăng cao. Có thể thấy khi sử dụng chỉ số S&P500 làm đại diện cho sức khỏe của nền kinh tế (màu đỏ), với giá khí đốt tự nhiên (màu xanh lam) tăng theo cách tương tự nhưng mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Do đó, các trader giao dịch theo xu hướng có thể theo dõi chặt chẽ xem ta đang ở đâu trong chu kỳ kinh tế. Tìm cơ hội mua trong môi trường kinh tế mở rộng và bán khi kinh tế thu hẹp.

Gián đoạn nguồn cung

Tiếp tục phân tích trong cùng khoảng thời gian trên, cũng có 3 pha tăng đột biến do các yếu tố bên ngoài hoặc điều kiện thời tiết khắc nghiệt, ví dụ như nhiệt độ cực lạnh hay bão có thể gián đoạn nguồn cung đáng kể, đặc biệt nếu thiên tai dẫn đến hư hỏng cơ sở hạ tầng và gây chậm trễ trong việc vận chuyển khí đốt tự nhiên.

Đó là những gì đã xảy ra vào năm 2005 và 2008. Có thể thấy hai trường hợp cực đoan này và một trường hợp khác trong biểu đồ sau:

2000/2001: Đợt tăng đột biến đầu tiên trong ví dụ này đến từ nhu cầu tăng sau nhiều năm suy thoái trong hoạt động sản xuất. Cầu tăng do thời tiết lạnh hơn bình thường và lượng lưu trữ đặc biệt thấp - do nhu cầu thấp kéo dài – từ đó gây nên một cú sốc giá lớn.

2005: Đợt tăng đột biến tiếp theo xảy ra do cơn bão Katrina ở Vịnh Mexico. Vịnh Mexico đóng vai trò quan trọng đối với thị trường khí đốt tự nhiên, với 51% tổng công suất nhà máy xử lý khí đốt tự nhiên của Hoa Kỳ. Do hậu quả của cơn bão, nguồn cung cấp từ Vịnh Mexico bị ảnh hưởng đáng kể, khiến giá tăng mạnh.

2008: Cơn bão Gustav và Ike đã gây ra tình trạng ngừng sản xuất ở Vịnh Mexico và Louisiana, khiến giá khí đốt tự nhiên tăng vọt vào mùa hè và giảm vào mùa đông – điều ngược lại với dự kiến.

Bài học rút ra cho các trader: Luôn cập nhật cả số liệu dự trữ và khả năng xảy ra thời tiết khắc nghiệt ở những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp với chuỗi cung ứng khí đốt tự nhiên. Các nhà đầu cơ coi các sự kiện trên là cơ hội để kiếm lợi từ việc giá khí đốt tự nhiên tăng và tìm thời điểm mua vào trong những trường hợp này.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Quyền chọn không đảm bảo là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Quyền chọn không đảm bảo là gì?

Một quyền chọn không đảm bảo được tạo ra khi người viết quyền chọn (người bán) hiện không sở hữu bất kỳ hoặc đủ, chứng khoán cơ sở để đáp ứng nghĩa vụ của họ.
Chiến lược Long Butterfly là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Chiến lược Long Butterfly là gì?

Long Butterfly là một một chiến lược quyền chọn trung lập, rủi ro hạn chế, bao gồm mua một vị thế call/put spread và bán một vị thế call/put spread khác với cùng mức giá thực thi.
Covered Call là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Covered Call là gì?

Bài viết sau đây sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về chiến lược giao dịch Covered Call, một chiến lược rất phổ biến trên thị trường quyền chọn.
Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường khí đốt tự nhiên?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường khí đốt tự nhiên?

Khí đốt là một hàng hóa rất phổ biến với các trader ngắn hạn nhờ mức chênh lệch mua/bán hợp lý và thanh khoản cao. Ngoài ra, những nhà đầu tư dài hạn cũng có thể tận dụng tính tạo xu hướng lâu dài của khí đốt. Hơn nữa, đây cũng là một hàng hóa có thể biến động rất mạnh. Nhưng tin tốt là những biến động này thường liên quan đến tính thời vụ, và các trader có thể tận dụng điều này. Bài viết sau đây sẽ đi sâu thêm vào các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường khí đốt.
Rủi ro trong giao dịch là gì?
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Rủi ro trong giao dịch là gì?

Theo từ điển Oxford: “Rủi ro là một tình huống liên quan đến việc tiếp xúc với nguy hiểm. Rủi ro là làm cho (ai đó hoặc thứ gì đó có giá trị) gặp nguy hiểm, tổn hại hoặc mất mát”.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ