Kiến thức Trader phải biết trước khi giao dịch phiên London

Kiến thức Trader phải biết trước khi giao dịch phiên London

13:30 27/10/2020

Một trong những điều hấp dẫn về thị trường ngoại hối đó là thị trường mở cửa giao dịch 24 giờ. 24h này được chia làm 3 phiên giao dịch: phiên Á, phiên Âu và phiên Mỹ hay còn gọi là phiên Tokyo, London và New York.

Phiên giao dịch London là phiên có khối lượng giao chiếm khoảng 35% thanh khoản trung bình, giá trị giao dịch cũng là lớn nhất so với hai phiên giao dịch còn lại. Trong thời gian giao dịch, phiên London và phiên New York có khoảng thời gian trùng nhau giữa hai phiên (overlap).

Trong nội dung bài viết sẽ tập trung đề cập đến phiên giao dịch London, gồm các nội dung chính sau:

  • Phiên London mở và đóng cửa khi nào?
  • Ba điều hàng đầu cần biết khi tham gia giao dịch phiên London
  • Cặp tiền tệ nào thích hợp nhất khi giao dịch trong phiên London
  • Chiến lược giao dịch Breakout trong phiên London.
Phiên London mở và đóng cửa khi nào?

Thị trường ngoại hối vào phiên giao dịch London bắt đầu mở cửa từ 3h00 đến 12h00 theo giờ miền Đông (ET) - khoảng 14h00 đến 23h00 theo giờ Việt Nam. Tại phiên giao dịch này, khối lượng giao dịch lớn nhất trong các phiên giao dịch của thị trường ngoại hối

Ba điều hàng đầu cần biết khi tham gia giao dịch phiên London
1. Phiên giao dịch London diễn biến nhanh và sôi động.

Thị trường ngoại hối trong phiên giao dịch Tokyo diễn ra chậm hơn, dẫn đến khi tham gia phiên giao dịch London, các nhà giao dịch thường thấy sự biến động trên thị trường tăng lên khi giá bắt đầu di chuyển từ các nhà giao dịch, thanh khoản được cung cấp chủ yếu từ các ngân hàng có trụ sở tại Vương quốc Anh.

Bắt đầu phiên London, khối lượng giao dịch trung bình theo giờ trên nhiều cặp tiền tệ chính thường tăng lên.

Ví dụ về tỷ giá EUR/USD giao dịch trên khung thời gian ngày, khi phiên châu Á kết thúc, khối lượng giao dịch của cặp EUR/USD đã tăng lên đáng kể.

Phiên châu Á đóng cửa lúc 3h00 theo giờ ET (chấm màu xanh dương)

Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự có thể bị phá vỡ dễ dàng hơn nhiều so với trong phiên giao dịch châu Á, do biến động trong phiên châu Á thường thấp hơn.

Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là trọng tâm trong tiếp cận của nhà giao dịch khi tham gia vào phiên London, vì các nhà giao dịch có thể sử dụng những biến động hỗ trợ cho chiến lược giao dịch của họ thông qua chiến lược Breakout. Khi thực hiện chiến lược giao dịch Breakout, các nhà giao dịch đi tìm kiếm các động thái biến động có thể được tiếp tục trong một khoảng thời gian dài.

2. Sự trùng lặp với phiên giao dịch New York.

Trong khung giao dịch ngày, phiên London và New York có khoảng thời gian trùng lặp với nhau, từ 8h00 đến 12h00 theo giờ ET (khoảng 19h00 đến 23h00 theo giờ Việt Nam). Đây là hai trung tâm thị trường lớn nhất trên thế giới và trong khoảng thời gian bốn giờ này, những chuyển động lớn và nhanh diễn ra khi một lượng lớn thanh khoản tham gia vào thị trường.

Khoảng thời gian trùng giữa hai phiên London và New York 

Như đã thấy trong hình trên, mức độ biến động tăng lên tối đa từ 8h00 đến 12h00 theo giờ ET (19h00 đến 23h00 theo giờ Việt Nam) - khi khoảng thời gian giao nhau giữa phiên ngoại hối London và phiên New York. 

Trong khoảng thời gian này, nhà giao dịch có thể sử dụng chiến lược giao dịch Breakout để tận dụng sự biến động gia tăng.

3. Tính thanh khoản cao.

Phiên giao dịch London trên thị trường ngoại hối là một trong những phiên giao dịch thanh khoản cao nhất. Do khối lượng giao dịch cao, các cặp tiền tệ chính có thể giao dịch ở mức chênh lệch thấp. Mục tiêu của các nhà giao dịch trong ngày có thể nhắm tới động thái ngắn hạn, tìm kiếm các xu hướng để thực hiện chiến lược giao dịch Break out nhằm giảm chi phí phải trả.

Cặp tiền tệ nào thích hợp nhất khi giao dịch trong phiên London?

Không có cặp tiền tệ nào tốt nhất để giao dịch trong phiên London, nhưng có những cặp tiền sẽ giảm mức spred do khối lượng lớn và cho phép nhà giao dịch phải trả chi phí giao dịch rẻ hơn, bao gồm các cặp tiền chính như: EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD và USD/CHF. Các cặp tiền chính giao dịch với khối lượng lớn trong phiên giao dịch ngoại hối London.

Trong khoảng thời gian trùng giữa phiên London và phiên New York, các cặp tiền bị ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD do các hoạt động liên ngân hàng giữa Hoa Kỳ và Châu Âu. 

Nếu chiến lược giao dịch của bạn phù hợp với sự biến động, thì đó là những cặp tiền cần được theo dõi vì thanh khoản tại các cặp tiền này sẽ di chuyển trên mức trung bình trong khoảng thời gian trùng nhau giữa hai phiên.

Chiến lược giao dịch trong phiên London.

Chiến lược giao dịch Breakout trong phiên London thường được sử dụng trong phiên London cũng giống như chiến lược Breakout trong bất kỳ thời điểm nào trong ngày, khi các nhà giao dịch tìm kiếm sự đột phá trong thanh khoản và các biến động khi thị trường mở cửa.

Khi thực hiện chiến lược này, các nhà giao dịch sẽ tìm kiếm các điểm Breakout, ngưỡng hỗ trợ và kháng cự để thực hiện giao dịch của họ.

Biểu đồ minh họa mô hình wedge, một đường xu hướng với mức kháng cự cuối cùng bị phá vỡ - đây là một trường hợp Breakout.

Lợi thế lớn của thiết lập dạng này là khả năng quản lý rủi ro. Các nhà giao dịch có thể giữ các điểm dừng tương đối chặt chẽ, với mức cắt lỗ của họ nằm gần với đường xu hướng. Nếu đường hỗ trợ (đường xu hướng) bị phá vỡ, mức thua lỗ sẽ được giới hạn và nếu chiến lược giao dịch đúng, phần thưởng sẽ dành cho nhà giao dịch

Thanh khoản gia tăng trong phiên giao dịch London cùng với sự gia tăng biến động khiến khả năng xảy ra các điểm Breakout nhiều hơn.

Kết luận

Hãy nhớ rằng, khi phiên giao dịch London mở cửa biến động và thanh khoản sẽ gia tăng, vì vậy hãy thận trọng và sử dụng đòn bẩy thích hợp khi giao dịch. Nếu bạn chưa quen với giao dịch ngoại hối, hãy tìm hiểu những kiến thức căn bản nhất, chuẩn bị hành trang tham gia vào thị trường.

Giống như phiên giao dịch ngoại hối London, phiên New York và phiên giao dịch Châu Á cũng có những đặc điểm riêng biệt mà các nhà giao dịch ngoại hối cần lưu ý. Mời quý độc giả cùng đón đọc trong những bài viết tiếp theo!

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Quyền chọn không đảm bảo là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Quyền chọn không đảm bảo là gì?

Một quyền chọn không đảm bảo được tạo ra khi người viết quyền chọn (người bán) hiện không sở hữu bất kỳ hoặc đủ, chứng khoán cơ sở để đáp ứng nghĩa vụ của họ.
Chiến lược Long Butterfly là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Chiến lược Long Butterfly là gì?

Long Butterfly là một một chiến lược quyền chọn trung lập, rủi ro hạn chế, bao gồm mua một vị thế call/put spread và bán một vị thế call/put spread khác với cùng mức giá thực thi.
Covered Call là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Covered Call là gì?

Bài viết sau đây sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về chiến lược giao dịch Covered Call, một chiến lược rất phổ biến trên thị trường quyền chọn.
Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường khí đốt tự nhiên?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường khí đốt tự nhiên?

Khí đốt là một hàng hóa rất phổ biến với các trader ngắn hạn nhờ mức chênh lệch mua/bán hợp lý và thanh khoản cao. Ngoài ra, những nhà đầu tư dài hạn cũng có thể tận dụng tính tạo xu hướng lâu dài của khí đốt. Hơn nữa, đây cũng là một hàng hóa có thể biến động rất mạnh. Nhưng tin tốt là những biến động này thường liên quan đến tính thời vụ, và các trader có thể tận dụng điều này. Bài viết sau đây sẽ đi sâu thêm vào các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường khí đốt.
Rủi ro trong giao dịch là gì?
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Rủi ro trong giao dịch là gì?

Theo từ điển Oxford: “Rủi ro là một tình huống liên quan đến việc tiếp xúc với nguy hiểm. Rủi ro là làm cho (ai đó hoặc thứ gì đó có giá trị) gặp nguy hiểm, tổn hại hoặc mất mát”.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ