[Giao dịch với break out] PHẦN CUỐI. CÁCH KIẾM TIỀN VỚI BÁO ĐỘNG GIẢ [FALSE BREAK]

[Giao dịch với break out] PHẦN CUỐI. CÁCH KIẾM TIỀN VỚI BÁO ĐỘNG GIẢ [FALSE BREAK]

Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

11:47 08/06/2020

Hướng dẫn giao dịch với tín hiệu break out.

 Trong trường hợp phá vỡ vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh, giao dịch ngược phá vỡ có thể là thông minh hơn so với giao dịch phá vỡ. Hãy nhớ rằng giao dịch ngược phá vỡ là một chiến lược giao dịch ngắn hạn tốt, không phải là một chiến lược dài hạn. Phá vỡ thường là thất bại trong vài lần đầu tiên chạm ngưỡng cản, nhưng cuối cùng sẽ thành công.

Để giao dịch với đột phá sai, bạn cần phải nắm rằng vùng này thì phá vỡ sai có thể xảy ra. Phá vỡ sai thường xảy ra ở hỗ trợ và kháng cự, đường xu hướng, mô hình giá hoặc đường MA.

Đường xu hướng

Để giao dịch phá vỡ sai, cần quan sát diễn biến của giá sau khi break khỏi đường xu hướng. Nếu giá sau khi phá vỡ không thể duy trì một xu hướng tăng ổn định và ngay sau đó hồi quay lại vùng bên trong đường trendline, đó có thể là một đột phá sai.

Trendline bị phá vỡ sai

Nếu giá đi chậm chạp về phía đường xu hướng thì khả năng phá vỡ sai là có thể. Tuy nhiên, nếu giá đi nhanh về đường xu hướng thì lại có thể là phá vỡ thành công. Với tốc độ chuyển động lớn, động lượng có thể đẩy giá vượt vùng đường xu hướng và đi xa hơn. Trong trường hợp này, tốt hơn là tránh giao dịch ngược với hướng đột phá.

Break out mạnh mẽ

Vậy làm cách nào giao dịch với phá vỡ đường xu hướng sai? Cách đơn giản nhất là vào lệnh khi giá quay trở lại bên trong phía kia của trendline. Nó cho phép chúng ta chọn được đường tốt và tránh nguy hiểm. Bạn không muốn bán trên hoặc dưới đường xu hướng rồi cuối cùng bạn nhận ra sau đó rằng phá vỡ là đúng. Ví dụ về một số điểm bán tốt trong hình đầu tiên.

Các điểm vào lệnh hợp lý

Các mô hình giá

Mô hình giá là thứ chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng là 1 phần rất quan trọng của PTKT và có thể giúp cho quá trình quyết định giao dịch của chúng ta dễ dàng hơn.

Có 2 loại mô hình giá mà phá vỡ sai thường diễn ra :

  • Head and shoulders (VAI - ĐẦU - VAI)
  • Hai đỉnh / hai đáy.

Mô hình VAI - ĐẦU - VAI thực sự là một mô hình khó cho người mới giao dịch để nhận diện. Tuy nhiên, với thời gian và kinh nghiệm, mô hình này có thể là vũ khí tốt cho bạn. Mô hình này được xem là mô hình đảo chiều. Nếu nó xuất hiện ở phần cuối của một xu hướng tăng, nó cho tín hiệu về một đảo chiều giảm. Ngược lại, nếu nó xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, nó cho tín hiệu đảo chiều tăng. VAI - ĐẦU - VAI có thể tạo phá vỡ giả và tạo cơ hội tốt để giao dịch ngược phá vỡ giả. Phá vỡ sai/giả rất phổ biến với mô hình này bởi vì nhiều người giao dịch có thể nhận diện được mô hình này và họ thường đặt điểm dừng lỗ của họ gần đường cổ (neck-line).

Vai Đầu Vai ngược

Khi mô hình tạo phá vỡ sai, giá thường sẽ bật lại. Người giao dịch nào đã bán vì dự đoán giá phá vỡ xuống dưới hoặc mua vì dự đoán giá phá vỡ lên trên sẽ bị chạm dừng lỗ khi giá đi ngược lại với nhận định. Điều này thường gây ra bởi các tổ chức giao dịch lớn khi muốn kiếm tiền từ các người giao dịch nhỏ lẻ.

Phá vỡ thất bại

Trong mô hình VAI - ĐẦU - VAI, bạn nên lưu ý rằng cú phá vỡ đầu tiên thường là sai. Bạn có thể giao dịch ngược phá vỡ sai với một lệnh chờ ở phía ngược lại của đường cổ và đặt dừng lỗ phía trên của cây nến phá vỡ sai.

Mô hình 2 đỉnh và 2 đáy.

Các trader rất thích mô hình này,  vì nó tương đối dễ nhận diện. Khi giá phá xuống đường cổ, đó là tín hiệu xu hướng đảo chiều. Bởi vì vậy, nhiều người giao dịch đặt lệnh ở vùng gần đường cổ để đề phòng đảo chiều.

Mô hình 2 đỉnh

Vấn đề là nhiều người giao dịch cũng nhận thấy mô hình đó và đặt lệnh tương tự. Điều này giúp các cá mập kiếm tiền.

Phá vỡ thất bại

Tương tự như mô hình VAI - ĐẦU - VAI, bạn có thể đặt lệnh một khi giá quay trở lại để bắt cú bật lên của giá. Bạn đặt dừng lỗ ở dưới cây nến phá vỡ sai.

Vậy loại thị trường nào thì có thể giao dịch theo phá vỡ sai? Câu trả lời tốt nhất là thị trường sideway, tuy nhiên bạn không nên bỏ qua market sentiment, các sự kiện và tin tức cơ bản quan trọng khác.

Chúng ta kết thúc series về giao dịch với break out tại đây, hãy thực hành và cho chúng tôi biết kết quả bạn đã đạt được. Hẹn gặp lại !!

Broker listing

Cùng chuyên mục

Quyền chọn không đảm bảo là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Quyền chọn không đảm bảo là gì?

Một quyền chọn không đảm bảo được tạo ra khi người viết quyền chọn (người bán) hiện không sở hữu bất kỳ hoặc đủ, chứng khoán cơ sở để đáp ứng nghĩa vụ của họ.
Chiến lược Long Butterfly là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Chiến lược Long Butterfly là gì?

Long Butterfly là một một chiến lược quyền chọn trung lập, rủi ro hạn chế, bao gồm mua một vị thế call/put spread và bán một vị thế call/put spread khác với cùng mức giá thực thi.
Covered Call là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Covered Call là gì?

Bài viết sau đây sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về chiến lược giao dịch Covered Call, một chiến lược rất phổ biến trên thị trường quyền chọn.
Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường khí đốt tự nhiên?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường khí đốt tự nhiên?

Khí đốt là một hàng hóa rất phổ biến với các trader ngắn hạn nhờ mức chênh lệch mua/bán hợp lý và thanh khoản cao. Ngoài ra, những nhà đầu tư dài hạn cũng có thể tận dụng tính tạo xu hướng lâu dài của khí đốt. Hơn nữa, đây cũng là một hàng hóa có thể biến động rất mạnh. Nhưng tin tốt là những biến động này thường liên quan đến tính thời vụ, và các trader có thể tận dụng điều này. Bài viết sau đây sẽ đi sâu thêm vào các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường khí đốt.
Rủi ro trong giao dịch là gì?
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Rủi ro trong giao dịch là gì?

Theo từ điển Oxford: “Rủi ro là một tình huống liên quan đến việc tiếp xúc với nguy hiểm. Rủi ro là làm cho (ai đó hoặc thứ gì đó có giá trị) gặp nguy hiểm, tổn hại hoặc mất mát”.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ