Kịch bản nào cho CPI Hoa Kỳ và hướng đi nào cho USD trung hạn?

Kịch bản nào cho CPI Hoa Kỳ và hướng đi nào cho USD trung hạn?

10:59 10/06/2021

Suốt từ đầu tuần đến nay, thị trường ngoại hối diễn ra khá trầm lắng và trải qua tình trạng tỷ giá dao động quanh biên độ hẹp. Nguyên nhân là bởi tất cả các bên đều đang “nín thở” chờ đợi số liệu CPI tháng Năm của Mỹ sẽ công bố vào thứ Năm này.

Dữ liệu lạm phát Mỹ vào đêm nay sẽ có thể diễn ra theo hướng nào?
Dữ liệu lạm phát Mỹ vào đêm nay sẽ có thể diễn ra theo hướng nào?

Lạm phát và Việc làm luôn là hai yếu tố để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đặt lên bàn cân để đánh giá tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nên việc thị trường luôn chờ đón 2 dữ liệu này là điều khó tránh khỏi.
Nhắc lại một chút về con số NFP vừa công bố tuần trước tạo ra sự bối rối cho nhà đầu tư. Trước khi tin ra, rất nhiều nhà đầu tư đã kỳ vọng vào một số liệu gây sốc là sẽ có khoảng 1 triệu việc làm được tạo mới trong tháng Năm vừa rồi, khi tình hình dịch bệnh đã gần như hoàn toàn được khống chế ở Mỹ và tiến trình tiêm vắc-xin khá ấn tượng của nước này. Do đó, khi con số 559k được công bố, thị trường bước đầu tỏ ra thất vọng vì con số quá thấp so với kỳ vọng. Tuy nhiên trên thực tế, nếu so với tháng trước thì con số đã tăng lên gấp đôi, và tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 5.8% (so với 6.1% của tháng Tư). Có thể thấy, thị trường việc làm có sự khởi sắc, mặc dù không mạnh mẽ như cái cách thị trường chờ đợi, nhưng hoàn toàn không mang sắc thái tiêu cực nào.
 
Khi xét đến số liệu CPI tháng trước, thị trường bị sốc khi con số CPI MoM cao vượt xa mọi dự báo, cho thấy Lạm phát đang nóng hơn bao giờ hết. Tuy rằng Fed liên tục trấn an thị trường thông qua những ngầm ý chưa vội ‘taper’ vào thời điểm này, nhưng liệu Fed có thể giữ vững lập trường đến lúc nào nếu CPI tăng vọt và thị trường việc làm sôi động trở lại?
 
Theo tôi, cũng như tháng trước thì điều thị trường chờ đợi hiện nay không phải CPI Y/Y mà là CPI M/M và do đó có 4 kịch bản CPI có thể diễn ra vào lúc này:

 

Kịch bản có thể xảy ra

Diễn giải

Tác động lên USD

Xác suất xảy ra

CPI M/M cao hơn dự báo thị trường (0.4%) và cao hơn CPI M/M tháng trước (0.8%)

Đây sẽ là con số kịch bản đáng lo ngại cho toàn thị trường bởi Lạm phát tăng quá nóng có thể tạo ra hệ quả khó kiểm soát

Áp lực lên Fed sẽ không hề nhỏ và có thể buộc các quan chức phải thay đổi quan điểm ngay trong cuộc họp tháng Sáu này.

Điều đó sẽ thúc đẩy USD tăng mạnh so với các đồng tiền khác

Nhỏ, vì mức tăng gần 1% so với tháng trước chưa từng xảy ra kể trong vòng 13 năm qua

CPI M/M cao hơn dự báo thị trường (0.4%) và thấp hơn CPI M/M tháng trước (0.8%)

Xu hướng tăng trưởng của Lạm phát bền vững và khá nóng. Đây là tín hiệu đáng chú ý nhưng cần quan sát thêm trong các kỳ CPI tiếp theo để đánh giá xu hướng trung hạn

Lạm phát tiếp tục tăng sẽ gây áp lực lên Fed và có thể khiến họ mở ra cánh cửa về tiến trình ‘taper’ vào quý III. USD có thể dần nhích lên trong giai đoạn cuối quý II.

50%, bởi thị trường việc làm sôi động trở lại và nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến thời gian vừa qua

CPI M/M thấp hơn dự báo (0.4%) nhưng trên mức 0%

Lạm phát tăng trưởng tốt nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên việc số liệu yếu hơn so hẳn so với tháng trước có thể củng cố quan điểm “Lạm phát tạm thời” mà Fed đang theo đuổi

Thị trường có thể phản ứng khó lường trong kịch bản này vì con số Lạm phát này có thể chưa đủ để tạo áp lực nhất thời lên quan điểm của Fed, nhưng vẫn đủ khiến họ phải bận tâm nếu CPI M/M duy trì cao trong trung hạn.

USD có thể biến động giật 2 chiều

Trên 70%

CPI M/M dưới 0%

Lạm phát tăng trưởng không bền vững, và con số của tháng Tư chỉ là cú sốc nhất thời. Tăng trưởng của Mỹ cho thấy nhiều bất ổn

Fed sẽ tự tin hơn trong việc duy trì chính sách hiện nay mà không cần phải quá lo lắng kiểm soát CPI trong ngắn hạn.

USD có thể rơi mạnh vì thị trường thất vọng với con số CPI này

Thấp, vì thị trường việc làm sôi động trở lại và nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến thời gian vừa qua

Tóm lại, số liệu CPI Mỹ ngày hôm nay là “bom tấn” đáng chờ đợi, bởi nó không chỉ thể hiện tốc độ phục hồi nền kinh tế lớn nhất thế giới, mà còn vẽ ra xu hướng trong trung hạn cho chính sách tiền tệ của Fed và mức độ biến động của USD. Vì vậy, mặc dù có niềm tin USD tăng trong trung hạn, tôi sẽ lựa chọn đứng ngoài vào thời điểm này và chờ đợi con số cuối cùng vào ngày mai trước khi mở các vị thế mới. 
Bên cạnh đó, cuộc họp ECB chiều nay cũng được chờ đón sẽ đem đến nhiều bất ngờ bởi nền kinh tế khu vực châu Âu đang bước vào giai đoạn mở cửa và phục hồi. Tuy nhiên, những dự liễu kinh tế gần đây của khu vực này chưa khả quan, và việc ECB thay đổi quan điểm chính sách của họ vẫn rất khó xảy ra ở thời điểm này.
Trong bối cảnh số liệu CPI Mỹ tích cực, USD có thể tăng tốt và đẩy tỷ giá EUR/USD về lại ngưỡng hỗ trợ quan trọng tại 1.2100/20, và GBP/USD tại 1.4080/1.41. Ngược lại, một con số xấu hơn kỳ vọng của thị trường có thể tạo áp lực lên USD trên diện rộng, và thúc đẩy EUR/USD quay trở lại kiểm tra mức kháng cự 1.2240/50, và GBP/USD tại vùng đỉnh 3 năm 1.4240/50. 

Giang Nguyễn

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gió đã xoay chiều với Fed?
Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

Gió đã xoay chiều với Fed?

Các nhà giao dịch hợp đồng tương lai lãi suất của Fed đang định giá khoảng 2/3 cơ hội tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6, tăng từ mức khoảng 15% một tuần trước.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ