Hướng dẫn sử dụng chỉ số PPI trong giao dịch Forex

Hướng dẫn sử dụng chỉ số PPI trong giao dịch Forex

Linh Đặng

Linh Đặng

Investment Analyst

15:00 31/10/2020

PPI viết tắt của Producer Price Index - chỉ số giá sản xuất, một phần quan trọng trong nhóm dữ liệu kinh tế. Dữ liệu PPI thường được công bố vào tuần thứ 2 mỗi tháng

Các FX trader có thể sử dụng PPI như một chỉ báo dẫn dắt (leading indicator) để dự báo lạm phát, thường được đo bằng CPI

PPI là một dữ liệu kinh tế quan trọng do khả năng dự báo lạm phát dự kiến trong tương lai. Các Trader theo dõi PPI trong giao dịch ngoại hối vì mối quan hệ thuận chiều giữa lạm phát và lãi suất, nhưng trên hết, các trader quan tâm tới việc lãi suất thay đổi sẽ có tác động thế nào tới các cặp tiền.

PPI là gì?

PPI hay còn gọi là Chỉ số giá sản xuất, đo lường sự thay đổi trong giá của hàng hóa và dịch vụ thành phẩm được bán bởi người sản xuất. Dữ liệu PPI đo lường sự thay đổi hàng tháng trong giá trung bình của giỏ hàng hóa mà các nhà sản xuất mua vào.

PPI được tính toán như thế nào?

PPI bao trùm 3 lĩnh vực sản xuất, bao gồm doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cơ cở, sản xuất công nghiệp và các công ty chế biến. Được công bố bởi Cục Thống kê, PPI được tạo ra bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập từ một cuộc khảo sát qua thư về các nhà bán lẻ được lựa chọn thông qua quá trình lấy mẫu có hệ thống của tất cả các công ty được liệt kê với Hệ thống Bảo hiểm Thất nghiệp.

Thay đổi trong PPI thường được biểu thị dưới dạng % so với năm trước hoặc tháng trước.

PPI và lạm phát

Một sự thay đổi tích cực trong chỉ số PPI ngụ ý rằng chi phí đang tăng lên và cuối cùng, việc tăng giá sẽ ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Nếu tác động này đủ lớn, thì số liệu CPI trong tương lai sẽ tăng lên để phản ánh mặt bằng chung của giá cả đã tăng lên.

Lạm phát và ảnh hưởng đến nền kinh tế

Mức giá chung tăng là dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế nhưng chỉ khi mức tăng này có kiểm soát. Khi nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng lên, các doanh nghiệp phải tăng chi tiêu vốn và thuê thêm nhân công để tăng sản lượng của mình nhằm đáp ứng nhu cầu cao hơn. Vấn đề nảy sinh khi giá cả tăng mạnh, dẫn đến giảm sức mua của đồng tiền một quốc gia. Ví dụ, 1 USD năm nay có thể mua được ít hàng hóa, dịch vụ hơn so với một năm trước.

Vào những năm 1950, giá xăng là 0.27 USD, trong khi tiền thuê căn hộ là 42 USD/tháng và vé xem phim là 0.48 USD. Những con số này không giống với mức giá hiện tại và điều này phản ánh lạm phát làm xói mòn giá trị của đồng nội tệ. Trong nỗ lực chống lại sự suy yếu của sức mua, các ngân hàng trung ương giảm lạm phát một cách hiệu quả bằng cách tăng lãi suất chuẩn.

PPI tác động tới các cặp tiền như thế nào?

Khi nhắc tới tiền, luôn có sự đánh đổi. Các cá nhân có thể tiết kiệm tiền và kiếm được lãi suất, hoặc họ có thể tiêu tiền ngay lập tức và từ bỏ các khoản lãi suất. 

Nếu PPI tăng, nó có thể làm lãi suất tăng. Khi lãi suất tăng, việc gửi tiết kiệm trông hấp dẫn hơn vì tiền lãi lớn hơn trước. Cái giá của việc tiêu tiền trở nên đắt đỏ hơn bởi người tiêu dùng sẽ phải từ bỏ khoản lãi suất lớn khi họ lựa chọn tiêu tiền thay vì tiết kiệm. Do đó PPI tăng có thể khiến tỷ giá tăng và đồng nội tệ mạnh hơn.

Lấy ví dụ về EUR, khi các FX trader biết rằng lãi suất cao hơn sẽ làm gia tăng dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn đổi tiền ra EUR để gửi tiết kiệm với lãi suất cao. Hiệu ứng này có xu hướng làm tăng giá trị của đồng Euro khi nhu cầu của đồng tiền này tăng lên.

Một chiến lược giao dịch nổi tiếng dựa trên chênh lệch lãi suất đó là "carry trade", trong đó các trader đi vay bằng đồng tiền có lãi suất thấp và mua một loại tiền tệ có lãi suất cao hơn.

PPI ảnh hưởng như thế nào tới đồng Đô la Mỹ 

Ban đầu, chỉ số PPI ít có ảnh hưởng tới USD. Điều này là do trong nền kinh tế thực, có một khoảng thời gian trễ nhất định giữa việc tăng giá từ các nhà sản xuất và kết quả cuối cùng là lạm phát cao hơn dẫn đến việc người tiêu dùng phải chi tiêu nhiều hơn.

Tuy nhiên, đừng để bị đánh lừa bởi "mức độ ưu tiên thấp" của dữ liệu này. Các Trader khôn ngoan có thể dự đoán các tác động trực tiếp mà PPI tạo ra với CPI và lãi suất, và giao dịch dựa trên đó. Do đó, hiệu ứng dự báo là thứ giá trị quan trọng nhất mà PPI cung cấp cho thị trường

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Quyền chọn không đảm bảo là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Quyền chọn không đảm bảo là gì?

Một quyền chọn không đảm bảo được tạo ra khi người viết quyền chọn (người bán) hiện không sở hữu bất kỳ hoặc đủ, chứng khoán cơ sở để đáp ứng nghĩa vụ của họ.
Chiến lược Long Butterfly là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Chiến lược Long Butterfly là gì?

Long Butterfly là một một chiến lược quyền chọn trung lập, rủi ro hạn chế, bao gồm mua một vị thế call/put spread và bán một vị thế call/put spread khác với cùng mức giá thực thi.
Covered Call là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Covered Call là gì?

Bài viết sau đây sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về chiến lược giao dịch Covered Call, một chiến lược rất phổ biến trên thị trường quyền chọn.
Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường khí đốt tự nhiên?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường khí đốt tự nhiên?

Khí đốt là một hàng hóa rất phổ biến với các trader ngắn hạn nhờ mức chênh lệch mua/bán hợp lý và thanh khoản cao. Ngoài ra, những nhà đầu tư dài hạn cũng có thể tận dụng tính tạo xu hướng lâu dài của khí đốt. Hơn nữa, đây cũng là một hàng hóa có thể biến động rất mạnh. Nhưng tin tốt là những biến động này thường liên quan đến tính thời vụ, và các trader có thể tận dụng điều này. Bài viết sau đây sẽ đi sâu thêm vào các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường khí đốt.
Rủi ro trong giao dịch là gì?
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Rủi ro trong giao dịch là gì?

Theo từ điển Oxford: “Rủi ro là một tình huống liên quan đến việc tiếp xúc với nguy hiểm. Rủi ro là làm cho (ai đó hoặc thứ gì đó có giá trị) gặp nguy hiểm, tổn hại hoặc mất mát”.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ