Tóm tắt báo cáo COT của CFTC (Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ), ghi nhận các giao dịch trên thị trường tương lai trong tuần từ 29/1 tới 4/2/2020:

Tóm tắt báo cáo COT của CFTC (Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ), ghi nhận các giao dịch trên thị trường tương lai trong tuần từ 29/1 tới 4/2/2020:

12:08 09/02/2020

Dữ liệu COT tuần này ghi nhận các giao dịch diễn ra khi thị trường bị chi phối bởi các diễn biến từ virus Corona, một biểu hiện “Risk Off” đặc trưng khi các vị thế mua ròng tài sản trú ẩn như CHF, JPY, USD của các quỹ đầu cơ tăng lên, trong khi các đồng tiền hàng hóa như AUD bị bán tháo.

USD: Phân tích vị thế tuần vừa rồi cho thấy các quỹ đầu cơ tiếp tục tăng nắm giữ USD tuần thứ 3 liên tiếp, khiến tổng vị thế ròng tăng từ 3.5 tỷ lên 8.5 tỷ USD. Dollar Mỹ trở thành một trong những tài sản trú ẩn được nắm giữ nhiều nhất tuần qua.

GBP: Không có nhiều sự thay đổi đáng kể trong vị thế của GBP, các quỹ đòn bẩy và assest manager chỉ tăng giảm dưới 1,500 hợp đồng, tuy nhiên có thể thấy vị thế mua ròng của nhóm đầu cơ nói chung không còn lớn như tháng 1, khi tổng vị thế mua ròng giảm từ 33,000 hợp đồng xuống chỉ còn khoảng 13,000 hợp đồng

EUR: Nhóm đầu cơ tiếp tục tăng mạnh bán ròng hơn 16,000 hợp đồng, nâng tổng vị thế bán ròng lên tới 75,080 hợp đồng, cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.

Tâm lý “Risk Off” cũng khiến vị thế bán ròng đồng JPY tạm thời giảm từ 21,800 xuống còn 15,700 hợp đồng, đặc biệt các quỹ đầu cơ tăng nắm giữ CHF lên gấp 3 lần, từ 1,400 lên 4,900 hợp đồng, cao nhất kể từ cuối 2016. Như vậy, đồng CHF đã được gia tăng nắm giữ liên tục kể từ cuối năm 2019 cho tới nay, đưa nhóm đầu cơ từ bán ròng mạnh CHF chuyển sang mua ròng.

Vàng: Sau khi đạt vị thế mua ròng lớn ở mức 338,000 hợp đồng, nhóm đầu cơ nói chung đã giảm đáng kể nắm giữ trong tuần này, đưa vị thế ròng về mức 299,000 hợp đồng, đặc biệt money manager giảm mua ròng 4 tuần liên tiếp. Ngược lại, các quỹ ETF vàng vẫn gia tăng nắm giữ trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương hạ lãi suất và thị trường bị chi phối bởi diễn biến virus Corona.

Bức tranh toàn cảnh của giá vàng đang bị “mixed” do sự phân kỳ về xu hướng vị thế ròng giữa money manager và quỹ ETF. Trên thực tế, lần phân kỳ gần nhất diễn ra cuối năm 2019 đã chứng kiến giá vàng sau khi tích luỹ trong vùng 1480-1515 đã giảm về vùng $1,446/oz (Money Manager đúng), trước khi tiếp tục xu hướng tăng mạnh tới nay - cùng chiều với ETF.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Những điểm cần chú ý: S&P 500, EUR/USD, GBP/USD, dự báo FED và Vàng
Võ Trí Mạnh

Võ Trí Mạnh

Junior Analyst

Những điểm cần chú ý: S&P 500, EUR/USD, GBP/USD, dự báo FED và Vàng

Mặc dù diễn biến chỉ số S&P 500 trong phiên vừa qua không mấy tích cực nhưng chỉ báo kỹ thuật đang cho thấy trong xu hướng giảm đã suy yếu. Trong tuần qua, đồng Dollar đã thu hút được sự chú ý của giới đầu tư khi đã bứt phá vào giữa tuần. Ngoài ra, số liệu tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan cũng sẽ được quan tâm, nhưng ảnh hưởng ra sao sẽ do mức quan tâm của thị trường quyết định.
Hợp đồng quyền chọn GBP cho thấy các nhà giao dịch kỳ vọng gì ở BOE trong năm nay?
Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

Hợp đồng quyền chọn GBP cho thấy các nhà giao dịch kỳ vọng gì ở BOE trong năm nay?

Định giá thị trường tiền tệ cho thấy kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương Anh sẽ tăng lãi suất trong thời gian 2 tuần tới. Nhà kinh tế trưởng mới Huw Pill cho biết quyết định có tăng lãi suất vào tháng tới hay không vẫn còn chưa ngã ngũ và “khá cân bằng”. Các nhà giao dịch quyền chọn có thể đang kỳ vọng kịch bản chủ đảo là tăng lãi suất với giọng điệu "bồ câu" (dovish hike).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ