Fed sẽ không nương tay với lãi suất dù chứng khoán chao đảo

Fed sẽ không nương tay với lãi suất dù chứng khoán chao đảo

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

10:21 25/01/2022

Đợt điều chỉnh hiện tại trên thị trường chứng khoán có thể đang khiến giới đầu tư hoảng sợ, tuy nhiên sẽ không ngăn Cục Dự trữ Liên bang thay đổi lập trường chính sách hiện tại.

Thậm chí, phố Wall còn tin rằng Fed sẽ còn cứng rắn hơn trong tuần này trước tình hình lạm phát.

Goldman Sachs và BofA đều cho biết họ tin Fed sẽ còn diều hâu hơn nữa, đồng nghĩa với việc có nhiều đợt tăng lãi suất hơn cùng với các biện pháp khác, kết thúc giai đoạn tiền rẻ tại Mỹ.

Tâm lý này đang lan rộng, khiến giới đầu tư định giá lại thị trường chứng khoán, vốn đã liên tục lập đỉnh, tuy nhiên đang rơi vào điều chỉnh trong năm 2022.

“Chỉ số S&P 500 đã giảm 10%, chưa đủ để Fed nương tay. Họ phải cho thấy niềm tin về lạm phát,” theo Peter Boockvar, giám đốc đầu tư tại Bleakley Advisory. “Phục tùng thị trường mà không đoái hoài gì đến lạm phát sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của họ.”

Hai tháng gần đây, giọng điệu của Fed về lạm phát đã thay đổi hoàn toàn.

Suốt phần lớn năm 2021, các quan chức Fed gọi lạm phát là “tạm thời” và cam kết giữ lãi suất gần 0 cho đến khi đạt được toàn dụng lao động. Tuy nhiên, khi lạm phát nóng và dai dẳng hơn dự kiến, Fed cho thấy họ sẽ bắt đầu tăng lãi suất từ tháng Ba.

Dù thị trường có thể tin Fed trong việc nới lỏng chính sách trong các đợt điều chỉnh trước, lần này, với một Fed tập trung vào lạm phát, điều đó sẽ khó xảy ra.

“Đó là bản chất của chính sách tiền tệ. Nó giúp tài sản phi mã, nhưng cũng khiến chúng rơi tự do. Sự khác biệt của lần này là lãi suất đang gần bằng 0 còn lạm phát ở mức 7%, và họ không còn cách nào khác ngoài hành động,” Boockvar cho biết.

So sánh với năm 2018

Fed vẫn thường được biết đến là hay quay đầu trước hỗn loạn thị trường.

Gần đây nhất, các nhà hoạch định chính sách đã kết thúc đợt tăng lãi suất năm 2018 trước nỗi sợ kinh tế toàn cầu chậm lại, dẫn tới Giáng Sinh buồn nhất trên thị trường chứng khoán năm đó. 2019 chứng kiến nhiều đợt giảm lãi suất để trấn an giới đầu tư.

Nhưng lần này, ngoài lạm phát, vẫn có một số khác biệt:

  • 2018: S&P 500 giảm 14.8%. 2022: S&P 500 giảm 8.3% (tính đến thứ Sáu)
  • 2018: Dow Jones giảm 14.7%. 2022: Dow Jones giảm 6.9%
  • 2018: VIX chạm đỉnh 36.1. 2022: VIX chạm đỉnh 28.9
  • Chênh lệch lợi suất trái phiếu đầu tư năm 2018 ở mức 159bp, 2022 ở mức 100bp
  • Chênh lệch lợi suất trái phiếu rác năm 2018 ở mức 533bp, 2022 ở mức 310bp

Theo Nick Colas, đồng sáng lập DataTrek, ta còn rất xa so với lúc Fed phải điều chỉnh chính sách để cứu vãn thị trường.

Nói cách khác, trừ khi tài sản rủi ro tiếp tục bị bán tháo mạnh, Fed sẽ không nghĩ tăng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán trong năm 2022 sẽ gây suy thoái.

Nhưng hành động giá phiên thứ Hai lại càng thêm ảm đạm.

Các chỉ số chính đều giảm hơn 2% giữa phiên, với các cổ phiếu công nghệ chịu nhiều sức ép nhất, giảm tới hơn 4%.

Nhà đầu tư kỳ cựu Art Cashin nói rằng ông nghĩ Fed có thể để ý tới đợt bán tháo gần đây và thay đổi kế hoạch thắt chặt nếu thị trường tiếp tục đổ máu.

“Fed đang rất lo về điều này. Đó có thể là lý do khiến họ từ từ hơn. Tôi không nghĩ họ muốn công khai vấn đề, nhưng họ sẽ cứu vớt thị trường nếu tình hình xấu thêm.”

Tuy vậy, các chiến lược gia BofA vẫn không nghĩ Fed sẽ nương tay.

“Mọi cuộc họp sẽ đều sống động”

BofA kỳ vọng chủ tịch Powell sẽ đưa tín hiệu rằng “mọi cuộc họp sẽ đều sống động” thứ Tư này, về vấn đề tăng lãi suất hay các biện pháp thắt chặt tăng cường. Thị trường đã định giá 4 lần tăng lãi suất trong năm nay, và Goldman Sachs nói rằng Fed có thể tăng lãi suất trong mọi cuộc họp sau tháng Ba nếu lạm phát không giảm.

Dù Fed có thể không chắc chắn về kế hoạch, cả BofA và Goldman Sachs đều tin rằng họ sẽ ngừng mua tài sản trong 1 hoặc 2 tháng tới và bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán từ giữa năm.

BofA nghĩ Fed có thể ngừng nới lỏng định lượng ngay trong tháng này hoặc tháng sau, đưa tín hiệu quan trọng về lãi suất.

“Điều này sẽ khiến thị trường bất ngờ và đưa tín hiệu hawkish hơn trước nhiều. Công bố kết thúc thắt chặt QE trong tuần này sẽ tăng khả năng nâng lãi suất 50bp trong cuộc họp tháng Ba và 50bp nữa trong tháng Năm.”

BofA nói thêm rằng thị trường lo về lạm phát có thể ép Fed tăng lãi suất thêm nhiều lần, và chủ tịch Powell sẽ không phản kháng được gì.

Boockvar cho biết tình hình hiện tại là kết quả của sự thất bại trong chính sách “mục tiêu lạm phát trung bình linh hoạt” mà Fed áp dụng từ năm 2020, ưu tiên việc làm hơn lạm phát.

“Họ không thể in thêm việc làm, nên họ sẽ không bắt các doanh nghiệp thuê thêm người. Ý tưởng này là để Fed gây ảnh hưởng lên thị trường lao động trong ngắn hạn. Có rất nhiều bài học từ những năm 1970.”

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhật Bản nỗ lực ngăn chặn sự suy yếu của đồng Yên
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Nhật Bản nỗ lực ngăn chặn sự suy yếu của đồng Yên

JPY ghi nhận sự suy giảm trong phiên giao dịch thứ tư liên tiếp vào thứ Ba, do sự chênh lệch lãi suất đáng kể giữa Nhật Bản và Mỹ, gây áp lực lên USDJPY. Thị trường đặt niềm tin vào kịch bản BoJ có thể tăng lãi suất sớm hơn dự kiến trước bối cảnh này.
Cập nhật thị trường phiên Á 21.05: Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong bối cảnh giá hàng hoá tăng vọt
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cập nhật thị trường phiên Á 21.05: Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong bối cảnh giá hàng hoá tăng vọt

Chứng khoán châu Á đã chững lại vào thứ Ba sau bảy phiên tăng và khi thước đo hàng hóa đạt mức đỉnh trong 15 tháng. Sự chú ý của giới đầu tư đã chuyển sang báo cáo kết quả kinh doanh của nhà sản xuất chip hàng đầu Nvidia vào cuối tuần.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ