Tổng thống Putin muốn tăng ngân sách quốc phòng thêm 43%, sẵn sàng chiến đấu lâu dài tại Ukraine

Tổng thống Putin muốn tăng ngân sách quốc phòng thêm 43%, sẵn sàng chiến đấu lâu dài tại Ukraine

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

17:27 23/09/2022

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang cân nhắc tăng mạnh chi tiêu ngân sách cho quốc phòng trong 2 năm tới khi Nga chuẩn bị cho chiến dịch kéo dài tại Ukraine.

Chi tiêu quốc phòng năm tới được dự báo sẽ tăng 43% so với trước đó, trong khi các chi tiêu liên quan đến an ninh cũng sẽ tăng 40%, theo kế hoạch tài khóa 3 năm.

Chính sách tài khóa đang tập trung thêm vào lực lượng vũ trang thay vì bảo vệ môi trường. Hiện tại, ở mức 5 nghìn tỷ RUB (84 tỷ USD) con số này chỉ thấp hơn chi tiêu cho các chương trình xã hội, và chiếm 3.3% GDP. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ước tính “quốc phòng” chiếm tới 3/4 chi tiêu quân sự, bao gồm cả các chiến dịch và trang thiết bị. Ngược lại, chi tiêu cho giáo dịch và văn hóa không tăng nhiều trong năm 2023. Chi tiêu cho môi trường sẽ chỉ còn chiếm 0.2% GDP so với dự báo trước. Kế hoạch ban đầu dự báo chi tiêu cho an ninh giảm xuống 2.4% GDP từ mức 3.2% trong năm 2022 và 2.6% trong năm trước.

Sự dịch chuyển trong chi tiêu này cho thấy Nga cam kết thế nào với cuộc chiến tại Ukraine, vốn đã gây ra rất nhiều tổn thất cho đôi bên. Những bước lùi trên chiến trường đã buộc ông Putin phải leo thang nỗ lực lấy lại vị thế, khi công bố lệnh huy động quân đội một phần, tuyển thêm 300 nghìn binh lính dự bị sẵn sàng cho chiến tranh. Chi phí cho việc này có thể lên tới 16 tỷ RUB trong năm 2023 và 16.5 tỷ RUB trong năm 2024 và 2025. Các chi tiết khác không được công bố và chỉ các con số chung chung được công bố công khai. Nga nằm trong 5 quốc gia chi nhiều tiền nhất cho khí tài. SIPRI ước tính Nga đã tăng chi tiêu quân sự năm 2021 lên 2.9% lên 65.9 tỷ USD, sau khi giảm trong giai đoạn 2016-2019.

“Đợt huy động quân này sẽ tác động tới tổng sản lượng, theo chúng tôi sẽ giảm khoảng 3.75%, do mất lực lượng lao động, gây chảy máu chất xám tới các quốc gia an toàn hơn, như trong tháng 2,” chuyên gia kinh tế Nga Alexander Isakov cho biết.

Chính phủ Nga đã thông qua kế hoạch chi tiêu này, và sắp tới sẽ đưa lên thượng viện và hạ viện, sau đó là tổng thống để chính thức hóa. Có thể sẽ có thay đổi, nhưng nhiều khả năng sẽ không có. Theo dự báo, thâm hụt ngân sách sẽ tăng từ 0.9% lên 2% GDP trong năm 2022. Chính phủ sẽ cung cấp tiền cho sự thâm hụt bằng vay nợ và dự trữ. Kế hoạch này cũng sẽ cần vay khoảng 1 tỷ USD tiền tệ nước ngoài mỗi năm. Nga vỡ nợ trái phiếu nước ngoài vào năm ngoái sau khi bị cấm vận trước cuộc chiến tại Nga. Việc chuyển nhân lực sang quân sự có thể gây áp lực suy thoái, do nhân khẩu học vốn đã rất kém và thất nghiệp đang ở gần mức thấp nhất trong lịch sử. Vấn đề tài chính công cũng trở thành tâm điểm. Khi căng thẳng năng lượng tiếp tục leo thang giữa Nga và châu Âu.

Theo kế hoạch, xuất khẩu khí đốt được dự báo sẽ giảm 40% trong năm 2023-2025, còn xuất khẩu dầu sẽ tăng nhẹ. Bảng cân đối kế toán của chính phủ vẫn tương đối tốt do thu nhập siêu ngạch từ giá hàng hóa cao. Tuy nhiên, tiền mất từ các quỹ đầu tư cũng đồng nghĩa với việc bảng cân đối kế toán của Nga sẽ giảm 3 nghìn tỷ RUB trong 2 năm. Chính phủ cũng sẽ phải bù lại chi phí cao bằng việc tăng thuế.

Dự báo tài khóa cho thấy Nga vẫn chưa có kế hoạch khi kết thúc chiến tranh. So với dự báo trước, chi phí quốc phòng sẽ tăng 30% trong năm 2023, nhưng vẫn không thay đổi trong năm 2025. Ngoài ra, chi tiêu cũng sẽ tập trung hơn vào “giáo dục ái quốc.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng

Giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Sáu, khi các nhà đầu tư chú ý đến nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Mỹ rằng tăng trưởng kinh tế của Mỹ có thể mạnh hơn so với dữ liệu quý 1 được công bố, cùng với lo ngại về nguồn cung khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ