Lâu dài và đau đớn: Đây sẽ là cuộc suy thoái tiếp theo của Mỹ

Lâu dài và đau đớn: Đây sẽ là cuộc suy thoái tiếp theo của Mỹ

Đoàn Thu Hà

Đoàn Thu Hà

Junior Analyst

15:10 04/07/2022

Suy thoái cũng như một gia đình không hạnh phúc, đều gây đau đớn bằng những cách riêng của nó.

Cuộc suy thoái tiếp theo - điều mà các nhà kinh tế học nhận thấy ngày càng có khả năng xảy ra vào cuối năm, sẽ xác nhận điều này. Suy thoái tại Mỹ có thể vừa phải nhưng cũng có thể kéo dài.

Nhiều nhà quan sát kỳ vọng rằng đợt suy thoái này sẽ không tồi tệ hơn so với cuộc Đại khủng hoảng Tài chính 2007-2009 và các cuộc suy thoái liên tiếp trong những năm 1980, thời điểm lạm phát cao như hiện tại.

Những cuộc suy thoái sau thế chiến thứ II của Mỹ

Mặc dù cuộc suy thoái có thể ở mức vừa phải nhưng nó có thể diễn ra lâu hơn so với như vào năm 1990-91 và 2001. Điều này có thể do lạm phát tăng cao khiến Fed không vội vàng nới lỏng trở lại.

Nhà kinh tế học của Nomura Securities, Robert Dent cho biết: "Tin tốt là có một giới hạn được đặt ra với mức độ nghiêm trọng của cuộc suy thoái, tin xấu là nó sẽ kéo dài." Ông cho rằng kinh tế sẽ thu hẹp 2% vào quý IV năm nay và kéo dài đến hết năm sau.

Một điều chắc chắn rằng là sẽ có rất nhiều tổn thất. Trong hàng chục cuộc suy thoái kể từ thế chiến II, nền kinh tế đã thu hẹp trung bình 2.5%, tỷ lệ thất nghiệp tăng 3.8% và lợi nhuận doanh nghiệp giảm khoảng 15% trong khoảng thời gian trung bình 10 tháng.

Ít nhất hàng trăm nghìn người Mỹ có thể bị mất việc làm ngay cả khi cuộc suy thoái đã giảm bớt. Thị trường chứng khoán có thể phải chịu thêm áp lực do thu nhập doanh nghiệp giảm. Và điều này có thể khiến kết quả xếp hạng cuộc thăm dò của Tổng thống Joe Biden ngày càng kém hơn.

Scott Sperling - nhà đầu tư quỹ đầu tư tư nhân kỳ cựu nhận định: "Kể từ khi tôi bắt đầu công việc này, đây có thể là cuộc suy thoái thứ sáu hoặc thứ bảy. Mỗi cái đều khác nhau nhưng đều cảm thấy đau đớn như nhau."

Các dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế đang gia tăng, trước hết chi tiêu cá nhân giảm vào tháng Năm năm nay, và chỉ số sản xuất của Mỹ tháng 6 chạm mức thấp nhất trong hai năm gần đây. Giám đốc kinh tế của JPMorgan Chase & Co., Michael Feroli đã phản ứng với dữ liệu mới nhất bằng cách cắt giảm dự báo tăng trưởng giữa năm của mình gần với một cuộc suy thoái.

Mức độ và thời gian của cuộc suy thoái sẽ được xác định bởi sự dai dẳng của lạm phát và Fed dám làm đến đâu để hạ lạm phát xuống mức chấp nhận được.

Trưởng ban cố vấn kinh tế của Allianz SE, ông Mohamed El-Erian nói rằng ông lo lắng về một viễn cảnh như những năm 1970 khi Fed nới lỏng chính sách quá sớm trước sự suy yếu của nền kinh tế, khi chưa kịp kìm hãm lạm phát.

Ông nói rằng một chiến lược như vậy sẽ tạo tiền đề cho sự suy giảm kinh tế mạnh hơn, thậm chí gây ra sự bất bình đẳng. Năm ngoái, El-Erian cảnh báo Fed đã mắc sau lầm lớn khi đánh giá thấp mối đe doạ lạm phát.

Về phần mình, chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng mặc dù có nguy cơ xảy ra suy thoái, nền kinh tế vẫn đủ khoẻ để chịu các đợt tăng lãi suất của Fed và hạ cánh mềm.

Tuy nhiên, ngày càng nhiều nhà kinh tế không bị thuyết phục bởi ông. Lindsey Piegza, giám đốc kinh tế của Stifel Nicolaus & Co., cho biết: "Nền kinh tế suy thoái là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề ở đây chỉ là chúng ta cần xem xét cuộc suy thoái này sẽ xảy ra ở mức độ nào và trong khoảng thời gian là bao lâu".

Giống như 40 năm trước, GDP thu hẹp sẽ do Ngân hàng Trung ương quyết tâm kìm chế giá tiêu dùng tăng cao. Công cụ đo lạm phát chính của Fed, chỉ số PCE lõi, cao gấp ba lần so với mục tiêu 2% đề ra trước đó.

Nhưng có những lý do chính đáng để tin rằng mọi thứ sẽ không tồi tệ như đầu những năm 1980 hay cuộc khủng hoảng 2007-2009 - những giai đoạn mà tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên mức hai con số.

Giám đốc kinh tế của Goldman Sachs Group Inc., Jan Hatzius cho rằng lạm phát không ảnh hưởng mạnh vào nền kinh tế hay tâm lý của người Mỹ như thời chủ tịch Paul Volcker năm 1979, sau một thập kỷ liên tục chịu áp lực giá mạnh. Do đó, Fed của ngày hôm nay sẽ không mất nhiều thời gian như vậy để đưa lạm phát xuống mức có thể chấp nhận được.

Nhà kinh tế học Robert Gordon cho rằng nhiệm vụ của Fed chỉ cần khoảng một nửa sự giảm phát mà Volcker cần.

Nguyên chủ tịch Fed Paul Volcker

Hơn nữa, người tiêu dùng, ngân hàng và thị trường bất động sản đều có điều kiện tốt hơn để chống chọi với sự bất ổn kinh tế so với cuộc suy thoái 2007-2009 trước đó.

Matthew Luzzetti, giám đốc kinh tế của Deutsche Bank Securities Inc., cho biết: "Bảng cân đối kế toán của khu vực tư nhân đang ở tình trạng tốt."

Theo Fed, các khoản tài trợ khổng lồ của Chính phủ đã thúc đẩy tiết kiệm, giúp nợ của các hộ gia đình chỉ chiếm 9.5% thu nhập cá nhân khả dụng trong quý đầu tiên. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mức 13.2% được ghi nhận vào cuối năm 2007.

Về phía các ngân hàng, gần đây họ đã vượt qua bài kiểm tra của Fed, chứng minh rằng họ có đủ khả năng để chống chọi với sự kết hợp của tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, giá bất động sản sụt giảm và cổ phiếu lao dốc.

Thị trường nhà ở

Mặc dù thị trường nhà ở đã bị đạp mạnh bởi việc lãi suất thế chấp tăng, nó cũng đang ở một vị thế tốt hơn những năm 2006-2007, khi nguồn cung dư thừa do bùng nổ hoạt động đầu cơ.

Giám đốc kinh tế Fannie Mae, Doug Duncan cho biết hiện nay còn thiếu khoảng 2 triệu đơn vị nhà ở tại Mỹ so với hồ sơ nhân khẩu học. Điều này đặt ra một mức sàn cho mức độ của cuộc suy thoái kinh tế.

Kịch bản cơ sở của Duncan là giá nhà giảm mạnh, nhưng không giảm hoàn toàn.

Trên thị trường việc làm, tình trạng nghỉ hưu và giảm nhập cư gây ra sự thiếu hụt lao động, khiến các công ty thận trọng hơn về việc cắt giảm nhân lực trong thời kỳ suy thoái, đặc biệt nếu đó chỉ là một cuộc suy thoái nhẹ.

Jay Bryson, giám đốc kinh tế mảng ngân hàng đầu tư & doanh nghiệp của Wells Fargo nhận định: "Hai năm vừa qua là câu chuyện khó khăn trong việc tìm kiếm nhân công của các doanh nghiệp. Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ có những đợt sa thải hàng loạt".

Một số nhà kinh tế cho rằng cuộc suy thoái tiếp theo sẽ xảy ra trong thời gian dài nếu Fed không tiếp tục hành động cứu nền kinh tế trong tình trạng lạm phát tăng cao.

Tuần trước, Powell đã phát biểu tại một hội nghị Ngân hàng Trung ương rằng sự bất ổn định giá cả sẽ nghiêm trọng hơn so với việc đẩy Mỹ vào suy thoái.

Nếu Đảng Cộng hoà giành lại quyền lực tại Quốc hội - điều có thể xảy ra trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 - chính sách tài khoá cũng sẽ bị cản trở và cũng có thể phản tác dụng. Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa có thể sử dụng giới hạn nợ để thúc đẩy cắt giảm chi tiêu của Chính phủ.

Ông Feroli từ JPMorgan nhận xét rằng một cuộc suy thoái có thể kéo dài nếu nó xảy ra. Điều này đặc biệt đúng nếu Fed không thể trợ giúp nền kinh tế do không thể giảm lãi suất xuống dưới 0.

"Chúng tôi không nghĩ đây sẽ là một sự kiện nghiêm trọng nhưng có thể nó sẽ diễn ra trong một thời gian dài".

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng

Giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Sáu, khi các nhà đầu tư chú ý đến nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Mỹ rằng tăng trưởng kinh tế của Mỹ có thể mạnh hơn so với dữ liệu quý 1 được công bố, cùng với lo ngại về nguồn cung khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ