ECB lo ngại căng thẳng địa chính trị là rủi ro lớn nhất đối với triển vọng lãi suất

ECB lo ngại căng thẳng địa chính trị là rủi ro lớn nhất đối với triển vọng lãi suất

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

17:07 16/04/2024

Theo Olli Rehn, thành viên Hội đồng Thống đốc, lạm phát giảm mở đường cho ECB bắt đầu giảm lãi suất vào mùa hè tới. Tuy nhiên, các yếu tố địa chính trị vẫn có thể khiến kế hoạch này bị hủy bỏ.

Trong cuộc họp chính sách vào tháng 6, lãi suất có thể được cắt giảm nếu các cập nhật về triển vọng lạm phát, áp lực cơ bản và sức mạnh truyền dẫn của chính sách tiền tệ củng cố niềm tin rằng mục tiêu lạm phát 2% của ECB sẽ đạt được một cách bền vững, ông Rehn cho biết hôm thứ Ba tại Helsinki.

Tuy nhiên, bước đi như vậy cũng phụ thuộc vào việc tình hình ở Ukraine và Trung Đông có căng thẳng hơn hay không. Ông cho biết: "Điều này giả định sẽ không có những trở ngại nào nữa - chẳng hạn như tình hình địa chính trị và giá năng lượng tăng cao."

ECB đã giữ nguyên lãi suất tiền gửi ở mức kỷ lục 4% trong cuộc họp thứ năm tuần trước, đồng thời báo hiệu rằng lạm phát giảm dần sẽ sớm cho phép họ bắt đầu cắt giảm - ý tưởng được thành viên Hội đồng Thống đốc Gabriel Makhlouf ủng hộ vào thứ Ba.

Quan chức ECB Litva Gediminas Simkus cho biết một ngày trước đó rằng có thể có hơn ba lần giảm lãi suất trong năm nay, mặc dù một số đồng nghiệp của ông thận trọng hơn.

Trong cuộc họp báo diễn ra vào chiều thứ Ba, Olli Rehn, thành viên Hội đồng Thống đốc của ECB, cho biết hướng đi của chính sách tiền tệ của ECB có thể khác biệt so với Fed. Lý do cho sự khác biệt này là tình hình kinh tế của hai châu lục đang diễn biến không giống nhau.

“Hiện tại chu kỳ kinh tế và sự phát triển giữa các nền kinh tế Mỹ và châu Âu đang có sự phân kỳ”. Điều này “có nghĩa là theo thông lệ, chúng tôi có thể đưa ra các quyết định khác nhau trong thời gian tới”, theo Olli Rehn.

Tuy nhiên, ông Rehn cũng thừa nhận rằng Mỹ có tác động đáng kể đến nền kinh tế thực tế và thị trường tài chính. Do đó, ECB không thể đưa ra các quyết định một cách tách biệt hoàn toàn.

Ông Rehn cũng kêu gọi thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện năng suất của khu vực Eurozone, lưu ý đến những tác động đối với lạm phát và lãi suất thực trong trung hạn.

Ông nói: "Cải thiện năng suất không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Điều này đòi hỏi chính sách kinh tế dài hạn hỗ trợ đầu tư và củng cố khả năng tăng trưởng của các doanh nghiệp."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc giảm trong tháng 3, làm dấy lên nghi ngờ về sự phục hồi kinh tế
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc giảm trong tháng 3, làm dấy lên nghi ngờ về sự phục hồi kinh tế

Dữ liệu chính thức được công bố hôm thứ Bảy cho thấy lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc giảm trong tháng 3 và ghi nhận mức tăng trong quý chậm lại so với hai tháng đầu năm, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
Đồng Yên lao dốc: Liệu Nhật Bản có hành động?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Yên lao dốc: Liệu Nhật Bản có hành động?

Đồng Yên Nhật đã giảm mạnh vượt qua mức được coi là giới hạn của Nhật Bản và với tốc độ khiến các nhà giao dịch đặt câu hỏi liệu chính phủ có bắt đầu mua đồng Yên để hỗ trợ đồng tiền của mình hay không - và tại sao họ chưa làm như vậy.
Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng

Giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Sáu, khi các nhà đầu tư chú ý đến nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Mỹ rằng tăng trưởng kinh tế của Mỹ có thể mạnh hơn so với dữ liệu quý 1 được công bố, cùng với lo ngại về nguồn cung khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ