Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 13.11.2020: Thị trường ảm đạm, đâu là phương hướng cho traders?

Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 13.11.2020: Thị trường ảm đạm, đâu là phương hướng cho traders?

15:44 13/11/2020

Trong ngắn hạn, bức tranh chung đang không rõ nét, do đó sự ảm đạm đang bao trùm thị trường. Chờ Long AUD/USD và NZD/USD tại mức hỗ trợ, và Short USD/CAD tại kháng cự. Xem xét Short USD/JPY nhưng cẩn trọng với diễn biến lợi suất Kho bạc Mỹ.

EUR – Simon Spearing

Trong bức tranh lớn hơn, EUR/USD vẫn giao dịch trong vùng 1.16/1.19, điều đã duy trì trong 2.5 tháng qua. Xu hướng trong ngày khá tùy hứng vào lúc này, mặc dù bạn có thể cho rằng lợi suất TPCP Mỹ đang tác động lên USD, do đó EUR/USD lẽ ra phải tăng (khi lợi suất giảm), tuy vậy mức độ tin cậy là không nhiều. Quỹ tiền thật vẫn đứng ngoài, trong khi quỹ phòng hộ thay đổi chiều từ ngày này qua ngày khác. Trong trung hạn chúng tôi vẫn tin rằng USD suy yếu và EUR tăng, mặc dù vậy như đã nói ở trên, tình hình ngắn hạn không rõ ràng. Đây có thể là một tuần trầm lắng của thị trường sau sóng gió mà tuần trước đem lại.

GBP – Charlie Cass

Một ngày khó khăn đối với đồng Bảng Anh. Hôm qua chúng tôi đã đề cập đến việc vị thế thị trường tiếp tục gia tăng mà không có bất kỳ tin tức nào về Brexit, trong khi sự lạc quan về vắc-xin mờ dần, nhường chỗ cho những lo ngại ngắn hạn về tình hình Covid-19 ngày càng tồi tệ. Động thái của EUR/GBP là rõ ràng nhất khi cặp này quay trở lại phía trên 0.90 sau khi giữ vững mức hỗ trợ 0.8860 vào ngày hôm trước (mức đáy 0.8861). Tin tức qua đêm tập trung vào sự ra đi của Dominic Cummings, gợi ý rằng một thỏa thuận có thể sẽ sắp xảy ra. Với price action ngày hôm qua, không có gì ngạc nhiên khi dòng tiền mua bán qua chi nhánh của chúng tôi chứng kiến cả các quỹ phòng hộ và quỹ tiền thật phá vỡ chuỗi ngày mua ròng gần đây của họ, mặc dù lượng bán ra là khá khiêm tốn. Tốc độ đàm phán dường như đã chậm lại khi chúng ta đang ở những chủ đề quan trọng, có lẽ cần phải có sự đồng thuận hơn của cả hai bên về hạn chót đàm phán, nhằm tạo động lực cho một thỏa thuận cuối cùng (có thể từ các nhà lãnh đạo chính trị). Vấn đề là châu Âu cần thêm thời gian để phê chuẩn thỏa thuận nên các quan điểm của 2 bên hiện đang giữ có phần lệch lạc. Chúng tôi vẫn tin rằng cuối cùng một thỏa thuận sẽ trở thành hiện thực, nhưng đà tăng sẽ tương đối hạn chế. Hỗ trợ đầu tiên là 1.3110/20 với 1.3050/55 bên dưới (0.8945/50, 0.8860 với EUR/GBP) trong khi 1.3200 là mức kháng cự với 1.3320 ở trên (0.8995/00, 0.9055/60 với EUR/GBP).

AUD, NZD, CAD – James Clark

Các đồng high beta đang khá chật vật khi TTCK chững lại, hy vọng về gói kích thích tài khóa trong giai đoạn chuyển giao quyền lực Tổng thống Mỹ đang gặp trở ngại, và căng thẳng Mỹ-Trung đang nóng trở lại. Yếu tố cuối cùng có thể là tác động khiến các đồng Antipodean rơi sáng nay. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn vài tháng nữa mới nhìn thấy Chính phủ mới, do đó tôi không chắc căng thẳng gia tăng có thể ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối bao lâu, và chúng ta có thể ghi nhận đà phục hồi hôm nay khi lợi suất TPCP Mỹ giảm lại. Đến cuối cùng, lợi suất vẫn là thứ dẫn dắt thị trường FX. Chúng tôi ghi nhận một lượng tiền đáng kể đang đứng ngoài, chờ đợi được mở vị thế, và tôi nghi ngờ yếu tố thúc đẩy điều đó sẽ là khi Fed tỏ ra dovish, thể hiện sự không hài lòng với đường cong lợi suất dốc lên gần đây, kéo dài thời gian chương trình nới lỏng tiền tệ (hoặc gia tăng quy mô hơn nữa), nhưng chúng tôi vẫn phải chờ đến kỳ họp tháng 12. Cho đến lúc ấy, tôi tiếp tục đứng ngoài. CAD là đồng bị bán tháo khi nhà đầu tư từng mở vị thế Long CAD ở dưới 1.30 bị siết trạng thái suốt những ngày qua. Tôi nghi ngờ họ stop loss ở phía trên 1.31 vào hôm qua. Việc RBNZ tránh đề cập đến lãi suất âm có vẻ là sự thật, không phải là hiểu lầm. Ngưỡng hỗ trợ của AUD/USD tại 0.72, NZD/USD tại 0.68, và kháng cự của USD/CAD là tại 1.3200/50. Tôi nghĩ có thể xây dựng vị thế Short USD tại 1.3300 (USD/CAD), Long AUD/USD tại 0.7150 và NZD/USD tại 0.6750.

JPY – Charlie Cass

Tài sản rủi ro giảm giá sau phiên London hôm qua với việc số ca nhiễm mới tại Mỹ tăng, khiến khả năng phong toả tại địa phương dần tăng lên, trong khi một gói kích thích tài khoá sẽ khó có thể xảy ra và vấn đề lớn hơn cả là tin tức tiêu cực về Trump và Trung Quốc. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm đang giảm 10 điểm cơ bản so với đỉnh hôm trước và điều này cho thấy thị trường nghi ngờ về tin vaccine, điều khiến JPY chịu áp lực và trong khi chúng ta thấy USD/JPY giảm xuống dưới 105 thì tôi hơi bất ngờ là tỷ giá đã không thể giảm sâu hơn. Vị thế của quỹ phòng hộ tiếp tục giảm đi khi họ bán JPY cả tuần nay, trong khi đó dòng tiền phiên hôm qua bị lấn át bởi quỹ tiền thật ngoại còn quỹ nội địa không có động thái mạnh. Chúng tôi tiếp tục giữ quan điểm Short USD/JPY tuy nhiên lưu ý lợi suất TPCP Mỹ, trong khi đà tăng lên 105.75/80 sẽ khiến tôi phải đánh giá lại chiến lược trong ngày. 104.80/85, 104.50 là các mức hỗ trợ trong khi 105.75/80 và 106.10/15 là kháng cự. Chỉ số PPI của Mỹ sẽ được thông báo tối nay.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ