5 điều cần chú ý về thị trường trong tuần từ 11/7 - 15/7: Mùa báo cáo CPI và báo cáo kết quả kinh doanh

5 điều cần chú ý về thị trường trong tuần từ 11/7 - 15/7: Mùa báo cáo CPI và báo cáo kết quả kinh doanh

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

10:58 11/07/2022

Tuần đầu tiên của tháng 7 diễn ra với khối lượng thông tin thưa thớt nhưng tỷ giá đã liên tục diễn biến với biên độ rộng. Liệu dữ liệu CPI của Mỹ và báo cáo kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp niêm yết trên S&P 500 có giúp tâm lý lạc quan lan tỏa trên thị trường hay không?

Những điều bạn cần biết để bắt đầu một tuần giao dịch mới
Những điều bạn cần biết để bắt đầu một tuần giao dịch mới

Sau một khởi đầu với lượng thông tin thưa thớt vào tuần đầu tháng 7 với sự phục hồi của S&P 500 và các chỉ số chứng khoán khác, trong tuần này sẽ có nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố cùng với báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết. Câu chuyện trong tuần sẽ là tập hợp các báo cáo CPI tháng Sáu của Mỹ, các nhà phân tích kỳ vọng rằng việc CPI tăng sẽ giúp ngăn cản các hành động làm tình hình kinh tế tồi tệ hơn từ Fed. Mùa báo cáo thu nhập quý 2 đã bắt đầu, mở đầu với các ngân hàng và một vài doanh nghiệp tiêu biểu trong S&P 500. Tình trạng bất ổn toàn cầu gây ra bởi áp lực lạm phát cũng gia tăng, khiến chúng ta phải trải qua thêm một tuần hè căng thẳng nữa.

Dưới đây là những điều bạn cần biết để bắt đầu một tuần giao dịch mới:

1. Báo cáo CPI

Thông tin lạm phát tháng 6 sẽ được công bố trong tuần này, với hầu hết các quốc gia công bố dữ liệu vào thứ Tư. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ dự kiến ​​sẽ tăng 8.8% YoY và tăng 1.1% MoM - những con số cao hơn so với tháng trước. Giá khí đốt và chi phí năng lượng dự kiến ​​sẽ là động lực chính, vì giá dầu thô trung bình trong tháng 6 cao hơn 3.6% so với tháng 5. CPI lõi dự kiến ​​sẽ ở mức 5.8% YoY, giảm nhẹ so với tháng Năm.

CPI của Pháp, Đức và Tây Ban Nha đều được dự báo sẽ giữ ở mức hoặc gần mức kỷ lục, trong khi chỉ số giá sản xuất của Mỹ cũng được kỳ vọng duy trì ở mức cao 10.7% YoY hoặc 0.8% MoM.

Tính tới thời điểm hiện tại, việc tăng lãi suất và thắt chặt định lượng dường như đã được bàn xong xuôi. Đồng thời, báo cáo việc làm ra vào tuần trước, với số lượng việc làm tăng cao càng củng cố cho khả năng chính sách tiền tệ sẽ bị thắt chặt hơn. Tuy báo cáo CPI sẽ khá lỗi thời vào thời điểm Fed họp vào cuối tháng, nó vẫn có thể tạo ra sự khác biệt.

2. Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý II chuẩn bị khởi động

Báo cáo thu nhập quý 2 sẽ được công bố đầy đủ trong tuần này, với sự mở màn từ các ngân hàng hàng đầu như JPMorgan Chase (NYSE: JPM), Morgan Stanley (NYSE: MS), Wells Fargo (NYSE: WFC), Citigroup (NYSE: C). Các ngân hàng thường công bố báo cáo thu nhập dựa trên cái nhìn toàn cầu của họ về hoạt động kinh tế. Họ cũng đang thu hút nhiều sự chú ý trong năm nay do xu hướng tăng cao của lãi suất. Một mặt, lãi suất tăng thường có lợi cho các công ty tài chính. Mặt khác, nó cũng là mối đe dọa tiềm tàng cho một cuộc suy thoái và điều này chắc chắn có ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp hoạt động theo chu kỳ như công ty tài chính.

Một số công ty hàng tiêu dùng hoặc công nghiệp tiêu biểu cũng đã có lịch công bố báo cáo. Báo cáo của Delta Air Lines (NYSE: DAL) sẽ nhận được nhiều sự quan tâm xem liệu những lo lắng về suy thoái, lạm phát hoặc việc ngày càng có nhiều chuyến bay bị delay có làm ảnh hưởng tới sự phục hồi du lịch sau đại dịch hay không. Báo cáo thu nhập của Taiwan Semiconductor (NYSE: TSM) ra sau khi doanh nghiệp vừa cập nhật doanh thu tháng Sáu tăng mạnh, nhưng trong bối cảnh lo ngại rằng chu kỳ giảm giá chất bán dẫn đã bắt đầu. PepsiCo (NASDAQ: PEP) sẽ ra báo cáo vào sáng thứ Ba; với tư cách là công ty hàng đầu về đồ ăn nhẹ và đồ uống trên toàn cầu, nó có thể cung cấp những thông tin đáng chú ý về cách lạm phát đang và ảnh hưởng đến người tiêu dùng như thế nào.

Có nhiều suy đoán cho rằng quý 2 có thể là thời điểm chúng ta thấy doanh thu của các công ty đi xuống và doanh nghiệp sẽ đồng loạt ra tin xấu trong bối cảnh thị trường giá xuống. Các nhà phân tích vẫn chưa đưa ra quan điểm rõ ràng về việc này, vì vậy đây được coi là thời điểm căng thẳng chính trong quý 2.

3. Ngành bán lẻ

Dữ liệu về doanh thu bán lẻ của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào thứ Sáu, giúp các nhà đầu tư nắm bắt rõ hơn về cách người tiêu dùng phản ứng với những biến động kinh tế hiện tại. Doanh số bán hàng dự kiến ​​sẽ tăng 0.8% MoM, mặc dù con số đó không được điều chỉnh theo lạm phát. Điểm thú vị ở đây là sức mạnh của người tiêu dùng sẽ vừa là động lực cho lạm phát, vừa là dấu hiệu dẫn dắt phe bull trước các dữ liệu tổng hợp.

Trong khi đó, Amazon (NASDAQ: AMZN) có hẳn ngày công bố chính thức hàng năm vào thứ Ba và thứ Tư tuần này, trong bối cảnh nhiều nhà bán lẻ đã phải dọn hàng tồn kho và trong khi công ty hiện vẫn phải duy trì mức tăng cổ phiếu trong thời gian đại dịch của mình, thậm chí kể cả khi nó đã giao dịch gần với mức thấp nhất trong 52 tuần.

4. Bất ổn chính trị toàn cầu

Tổng thống Sri Lanka, Gotabaya Rajapaksa, được cho là đã từ chức sau khi một cuộc biểu tình tấn công Dinh Tổng thống tại Colombo.

Điều này xảy ra sau nhiều năm quản lý tài chính yếu kém, tình hình trở nên trầm trọng hơn do sự bùng phát của đại dịch Covid-19 và bị đẩy lên cao bởi lạm phát hàng hóa gần đây. Trong khi tình hình của Sri Lanka có nhiều khía cạnh đặc biệt, nó cũng là một lời nhắc nhở về tác động thực tế của môi trường lạm phát hiện tại tới các thị trường mới nổi - những nơi thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nga tiếp tục tiến hành chiến tranh với Ukraine mà không có dấu hiệu tìm kiếm sự thỏa hiệp hay đàm phán, dẫn tới khả năng xảy ra xung đột kéo dài khiến áp lực lạm phát gia tăng. Việc Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức mở ra cánh cửa dẫn đến nhiều bất ổn hơn ở Vương quốc Anh, khi cuộc chiến tranh giành vị trí của ông bắt đầu.

Tất cả những điều trên đều như một lời nhắc nhở rằng rủi ro địa chính trị vẫn còn cao trong bối cảnh thị trường hiện tại.

5. Bê bối thương vụ giữa Elon Musk và Twitter vẫn bước sang trang mới

Tin tức tối thứ 6 cho hay, Elon Musk đã nộp đơn 13d/A thông báo ý định chấm dứt thỏa thuận mua Twitter (NYSE: TWTR) với giá 54.20 USD/cổ phiếu. Bức thư được đính kèm với biểu mẫu trích dẫn "sự vi phạm trầm trọng trong nhiều điều khoản" của thỏa thuận sáp nhập, cũng như khả năng xảy ra "Hiệu ứng bất lợi nghiêm trọng". Musk cũng bày tỏ lo ngại về việc Twitter đang cắt giảm số lượng tài khoản spam hoặc bot trên nền tảng, cũng như quyết định sa thải hai thành viên ban quản lý khi đã thỏa thuận hoàn tất của Twitter.

Chủ tịch của Twitter, Bret Taylor, trả lời rằng công ty đã có kế hoạch theo đuổi vụ kiện, với Tòa án Thủ hiến Delaware là nơi hầu tòa tiếp theo. Các nhà phân tích cho rằng Twitter có lợi thế hơn về mặt pháp lý, nhưng việc định giá cổ phiếu Twitter trên thị trường (35 USD vào cuối phiên giao dịch sau giờ thứ Sáu) ngụ ý rằng thị trường nói chung tin rằng Musk có thể giành được một mức giá thấp hơn hoặc rời khỏi công ty mà không phải trả một cái giá quá lớn.

Mặc dù không rõ các động thái tiếp theo sẽ diễn ra như thế nào, nhưng ba tháng hoặc lâu hơn trước đó kể từ khi Musk công bố số cổ phần ban đầu của mình, nhiều điều thú vị đã xảy ra. Nếu bạn không rõ về điều này, hãy nhìn vào các hoạt động mua bán và sáp nhập diễn ra, cũng như trạng thái của thị trường hiện tại. Vậy nên, các diễn biến tiếp theo sẽ rất đáng mong chờ!

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ