Trung Quốc – GDP Quý 1 tăng vọt nhờ mở cửa kinh tế

Trung Quốc – GDP Quý 1 tăng vọt nhờ mở cửa kinh tế

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

09:42 19/04/2023

GDP quý 1 của Trung Quốc tăng 4.5% so với cùng kỳ năm ngoái và 2.2% so với quý trước, nhờ mở cửa trở lại nền kinh tế. Chúng tôi kỳ vọng đà tăng trưởng sẽ duy trì mạnh mẽ trong quý 2 khi quá trình bình thường hóa tiếp tục. Ngoài ra, sự phục hồi trong nửa sau 2023 cũng phụ thuộc vào việc niềm tin của khu vực tư nhân có cải thiện hay không.

Trung Quốc – GDP Q1 tăng vọt nhờ mở cửa kinh tế
Trung Quốc – GDP Q1 tăng vọt nhờ mở cửa kinh tế

GDP trong Q1 tăng 4.5% yoy (dự báo: 4.0%), sau khi giảm xuống chỉ còn 2.9% trong Q4 năm ngoái. GDP qoq điều chỉnh yếu tố mùa vụ tăng 2.2%. Điều này phản ánh nhu cầu bị dồn nén khi Trung Quốc mở cửa trở lại, sau khi chính quyền nước này dỡ bỏ chính sách Zero Covid vào tháng 12 năm ngoái.

Tiêu dùng và dịch vụ phục hồi...

Về phía nguồn cung, chỉ số giá trị công nghiệp tăng thêm 3.9% yoy trong tháng 3, trong khi cả tháng 1 và 2 cộng lại chỉ tăng 2.4%. Dữ liệu trong hai tháng đầu tiên thường được kết hợp để tránh bị hiểu nhầm do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Các con số sản xuất công nghiệp đồng nhất các chỉ số PMI gần đây cho thấy sự phục hồi trong lĩnh vực sản xuất vẫn khiêm tốn so với thời điểm trước đại dịch.

Về phía cầu, doanh số bán lẻ tăng 10.6% yoy trong tháng 3 sau khi tăng 3.5% yoy trong tháng 1-tháng 2 và giảm 2.7% trong quý 4 năm ngoái. Điều này cho thấy rằng tiêu dùng và dịch vụ là động lực chính đằng sau sự phục hồi tăng trưởng trong Q1, được thúc đẩy bởi nhu cầu bị dồn nén sau khi mở cửa trở lại. Điều này cũng phù hợp với các chỉ số PMI Caixin ấn tượng vào tháng Hai và tháng Ba. Trong khi đó, đầu tư tài sản dài hạn quý 1 tăng trưởng 5.1%yoy, được hỗ trợ bởi chính sách kích thích.

Từ dữ liệu tuần trước, xuất khẩu tính theo USD bất ngờ tăng 14.8% yoy trong tháng 3 sau khi giảm 6.8% trong tháng 1-tháng 2. Sự phục hồi có thể được thúc đẩy bởi việc bình thường hóa chuỗi cung ứng và sản xuất sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do nhu cầu toàn cầu vẫn yếu, chúng tôi cho rằng sự phục hồi chỉ là tạm thời.

Nhập khẩu giảm 1.4% yoy trong tháng 3 từ -10.2% trong tháng 1-tháng 2. Cụ thể, nhập khẩu hàng gia công (được sử dụng để xuất khẩu) giảm 21.3%, trong khi nhập khẩu “thông thường” (chủ yếu phục vụ nội địa) tăng 2.9%. Theo chúng tôi, giá nhập khẩu có thể đã giảm hơn 5% so với cùng kỳ, nhưng trên thực tế, giá nhập khẩu để sử dụng trong nước có thể tăng khoảng 8%. Cơ cấu theo sản phẩm cho thấy khối lượng tổng thể tăng là do nhập khẩu các mặt hàng năng lượng, trong khi khối lượng máy móc và sản phẩm điện tử nhập khẩu giảm. Điều này đặt ra nghi ngờ về việc liệu sự phục hồi trong lĩnh vực sản xuất, vốn khá khiêm tốn, có bền vững hay không.

...nhưng tăng trưởng “không bền vững”

Mặc dù dữ liệu trước đó cho thấy tăng trưởng tín dụng và đầu tư dài hạn trong tháng 3 rất mạnh, nhưng tăng trưởng kinh tế hiện tại vẫn tụt hậu so với tăng trưởng tín dụng và những bất ổn lớn vẫn tồn tại.

Dư nợ tổng tài trợ toàn xã hội (TSF), thước đo tổng tín dụng cộng với vốn hóa, đã tăng 10.3% yoy trong tháng 3, tăng từ mức 9.6% trong tháng 12 năm ngoái. Sự cải thiện chủ yếu được hỗ trợ bởi các khoản vay ngân hàng đã tăng mạnh trong ba tháng liên tiếp tính đến tháng Ba.

Tăng trưởng cho vay mạnh là một dấu hiệu ban đầu cho thấy tăng trưởng kinh tế sẽ cải thiện rõ rệt trong năm nay. Tăng trưởng cho vay trong Q1 chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu vay trung và dài hạn từ các doanh nghiệp, nhiều khả năng là để sử dụng vốn đầu tư. Các khoản cho vay tiêu dùng ngắn hạn (thường được sử dụng cho các giao dịch mua lớn như ô tô) và các khoản cho vay dài hạn (đại diện cho các khoản thế chấp) cũng tăng một cách khiêm tốn trong tháng Ba.

Tuy nhiên, cả CPI tiêu đề và lạm phát lõi vẫn giảm ở mức 0.7% yoy trong tháng Ba. Trong khi đà tiêu dùng và dịch vụ tăng lên, lạm phát yếu cho thấy nền kinh tế vẫn ở dưới mức tiềm năng và sẽ cần thời gian để nhu cầu tiêu dùng mạnh hơn, kéo lạm phát CPI lên cao hơn.

Có thể sẽ cần nhiều gói kích thích hơn

Tại cuộc họp của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc vào tháng 3, chính phủ TQ đã đưa ra thông điệp rằng việc nới lỏng chính sách sẽ vừa phải hơn trong năm nay. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế còn yếu và các nhà hoạch định chính sách cần phải linh hoạt để đảm bảo có đủ kích thích nhằm củng cố niềm tin của cả người tiêu dùng lẫn nhà đầu tư.

Ngân hàng trung ương (PBoC) cho biết trong một tuyên bố gần đây rằng mặc dù nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng các yếu tố nền tảng vẫn “chưa vững chắc”. Ngân hàng trung ương tuyên bố sẽ duy trì tăng trưởng tín dụng hợp lý với tốc độ ổn định bằng cách sử dụng cả các công cụ chính sách tiền tệ toàn diện và riêng lẻ. Đây có thể được coi là một tín hiệu từ PBoC rằng họ đang chuẩn bị cho việc nới lỏng tiền tệ trên diện rộng hơn, chẳng hạn như cắt giảm lãi suất trong cơ sở cho vay trung hạn (MLF) hoặc một lần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc RRR khác (sau lần tháng 3) trong tương lai.

Chính phủ cũng cần thực hiện các bước cụ thể hơn để hỗ trợ khu vực tư nhân, chẳng hạn như cho phép nhiều công ty tư nhân niêm yết cổ phiếu trong và ngoài nước hơn - đây thường được coi là tín hiệu hỗ trợ khu vực tư nhân. Chìa khóa để sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc bền vững là niềm tin của khu vực tư nhân, điều này có thể sẽ mất thời gian để phục hồi sau dịch Covid và những thắt chặt của quy định trong lĩnh vực công nghệ.

Commerzbank

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng

Giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Sáu, khi các nhà đầu tư chú ý đến nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Mỹ rằng tăng trưởng kinh tế của Mỹ có thể mạnh hơn so với dữ liệu quý 1 được công bố, cùng với lo ngại về nguồn cung khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ