Triển vọng thị trường dưới góc nhìn J.P. Morgan - Vẫn còn lý do để tiếp tục lạc quan vào năm 2022

Triển vọng thị trường dưới góc nhìn J.P. Morgan - Vẫn còn lý do để tiếp tục lạc quan vào năm 2022

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

23:07 05/01/2022

Các chuyên gia từ ngân hàng J.P. Morgan kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp đà tăng trưởng trong năm 2022. Thị trường chứng khoán và hàng hóa được dự báo sẽ tiếp tục hưởng lợi.

Ngân hàng J.P. Morgan lạc quan về triển vọng kinh tế 2022
Ngân hàng J.P. Morgan lạc quan về triển vọng kinh tế 2022

Triển vọng chung

Quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu đã phải đối mặt với một thử thách thực sự vào giai đoạn cuối của năm 2021. Sự đứt gãy chuỗi cung ứng và tình trạng thắt cổ chai nguồn cung đã khiến cho nhu cầu bị dồn nén và tiết kiệm trở nên dư thừa. Bất chấp điều này, J.P. Morgan vẫn tiếp tục tin tưởng vào động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong giai đoạn cuối của năm 2021 cũng như trong cả năm 2022.

Khi các vấn đề khó lường liên quan tới đại dịch dần được giải quyết, khu vực tư nhân có thể sẽ có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng vượt kỳ vọng. Các hộ gia đình và doanh nghiệp đã tích lũy một lượng tiền tiết kiệm dồi dào, và tình hình tín dụng cũng đã hạ nhiệt hơn rất nhiều. Cùng với đó, nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu cũng đang ngày một gia tăng. Sự kết hợp của các yếu tố thuận lợi này và những chính sách hỗ trợ tăng trưởng của các chính phủ hứa hẹn sẽ đưa kinh tế toàn cầu bước vào một giai đoạn tái lạm phát trở lại. Các chính phủ đang dần thu lại các chương trình hỗ trợ đại dịch trong khi đó chính sách tiền tệ được kỳ vọng sẽ duy trì tương đối nới lỏng. Mặt bằng lãi suất điều hành toàn cầu vào cuối năm 2022 được kỳ vọng sẽ chỉ cao hơn khoảng 68 điểm so với mức hồi đại dịch và sẽ tập trung chính ở các thị trường mới nổi.

Trong khi tăng trưởng tại Châu Âu vẫn còn ì ạch, kinh tế Châu Á có thể sẽ chứng kiến sự phục hồi ấn tượng khi các hoạt động di chuyển bình thường trở lại. Nguồn cung từ khu vực Châu Á được cải thiện cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất trên toàn cầu. Nhật Bản là quốc gia được kỳ vọng có thể sẽ bổ sung thêm các gói kích thích tài khóa trong thời gian tới.

So sánh tốc độ phục hồi hiện tại so với các cuộc khủng hoảng gần nhất trước đó

Tại nước Mỹ, J.P. Morgan dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống dưới mức 4% trong nửa đầu năm 2022. Nhìn chung, chênh lệch sản lượng GDP kỳ vọng và thực tế của nhóm các nước phát triển dự kiến sẽ được lấp đầy vào cuối năm 2022. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến quá trình này phải kéo dài tới khoảng 8 năm.

Dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022

Thị trường chứng khoán

Nhìn sang năm 2022, J.P. Morgan kỳ vọng vào kịch bản tăng giá của thị trường chứng khoán dù cho tốc độ có thể sẽ chậm lại. Bất chấp kế hoạch thu hẹp nới lỏng của Fed, chính sách tiền tệ nhìn chung vẫn là khá nới lỏng khi bảng cân đối của các NHTW phát triển dự kiến sẽ mở rộng thêm khoảng 1.1 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2022. Khả năng thanh khoản tích cực của các doanh nghiệp và các yếu tố cơ bản vững chắc có thể sẽ tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư.

Rủi ro chính yếu đối với kịch bản trên đó là khả năng dịch chuyển theo hướng thắt chặt của chính sách tiền tệ, đặc biệt nếu như các vấn đề về chuỗi cung ứng hiện tại trở nên dai dẳng hơn dự kiến. Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ của J.P. Morgan, Dubravko Lakos-Bujas, kỳ vọng chỉ số S&P 500 sẽ đạt mốc 5050 trong năm 2022 với sự hỗ trợ từ sự tăng trưởng vững chắc của lợi nhuận khi thị trường lao động dần phục hồi, người tiêu dùng tăng cường chi tiêu và các vấn đề về nguồn cung được giải quyết. Thị trường hiện tại cũng đã phản ánh gần hết kỳ vọng về việc Fed dần thu hẹp nới lỏng. Quan điểm tương tự cũng được đưa ra đối với các thị trường chứng khoán bên ngoài nước Mỹ như Châu Âu hay các thị trường mới nổi.

Thị trường hàng hóa

Bất chấp những điều chỉnh vào cuối tháng 11/2021, thị trường hàng hóa được dự đoán sẽ tiếp tục có một năm tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022. Động lực chính cho đà tăng của giá hàng hóa vẫn sẽ đến từ cân đối cung cầu khi nguồn cung vẫn đang gặp nhiều khó khăn để đáp ứng cho nhu cầu tăng đột biến sau đại dịch. Đi vào cụ thể, chuyên gia từ J.P. Morgan cho rằng dầu mỏ sẽ là hàng hóa được hưởng lợi chính từ quá trình mở cửa nền kinh tế toàn cầu trong năm 2022. Giá dầu Brent được dự báo sẽ vượt mức 90 USD/thùng vào Q3/2022. Trong khi đó, giá vàng dự kiến sẽ giảm về mức trung bình 1,520 USD/Oz trong 1 năm tới.

Lãi suất và tiền tệ

Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed đã bắt đầu triển khai kế hoạch dần thu hẹp chính sách nới lỏng của mình. Dự kiến cơ quan này sẽ kết thúc việc mua vào tài sản vào giữa năm 2022 và bắt đầu tăng 25 điểm lãi suất mỗi quý kể từ tháng 9. J.P. Morgan cũng kỳ vọng lợi suất TPCP Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong năm nay, đặc biệt là các kỳ hạn 2-10 năm. Lợi suất kỳ hạn 2 năm được dự báo sẽ tăng vừa phải lên mức 0.7% vào Quý 2 trước khi tăng tốc lên 1.2% cho tới cuối năm. Lợi suất kỳ hạn 10 năm dự báo tăng lên mức 2% vào giữa năm và chạm mốc 2.25% vào cuối năm 2022. Trong khi đó, ECB nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì tốc độ mua tài sản hiện tại và sẽ chưa xem xét nâng lãi suất điều hành trở lại trong năm 2022.

J.P. Morgan dự báo chỉ số USD index sẽ tăng thêm 1.6% trong năm 2022, trong khi đồng EUR, Yên Nhật, Nhân dân Tệ và Peso Mexico dự báo sẽ suy yếu. Các đồng tiền hàng hóa được dự báo tiếp tục hưởng lợi trong năm 2022.

Bộ phận nghiên cứu ngân hàng J.P. Morgan

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ