Technical Analysis 101. Giao dịch với phân kỳ. PHẦN 1: BẠN BIẾT CÁCH 'ĐỌC' PHÂN KỲ CHƯA?

Technical Analysis 101. Giao dịch với phân kỳ. PHẦN 1: BẠN BIẾT CÁCH 'ĐỌC' PHÂN KỲ CHƯA?

Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

08:59 28/05/2020

Hướng dẫn giao dịch forex dựa vào các tín hiệu phân kỳ của chỉ báo kỹ thuật.

Có cách nào để giao dịch ít rủi ro với việc bán được gần ở đỉnh hoặc mua được gần ở đáy của một xu hướng không? Có cách nào giúp bạn khi đang có một lệnh có trạng thái và có thể phát hiện ra rằng đến thời điểm để thoát lệnh hiệu quả, tránh đảo chiều bất ngờ không? Có cách nào giúp bạn tin tưởng vào sự giảm điểm của thị trường nhưng và tìm được điểm vào lệnh bán ở mức giá tốt hoặc mức giá ít rủi ro không? Có một phương pháp hiệu quả mà tôi sẽ giới thiệu ngay sau đây. Nó được gọi là Giao dịch với phân kỳ. Nhìn chung, phân kỳ có thể được tìm thấy khi so biến động giá với chuyển động của chỉ báo kỹ thuật. Không cần quá quan tâm đến chỉ báo bạn dùng là gì. Bạn có thể dùng RSI, MACD, Stoch hay CCI….

Điều tuyệt vời của phân kỳ là bạn có thể dùng nó như 1 chỉ báo đi trước thị trường – leading indicator, và sau khi luyện tập thường xuyên, việc phát hiện ra phân kỳ sẽ không khó lắm. Nếu giao dịch đúng, bạn có thể kiếm được lợi nhuận đều đặn với phân kỳ. Điều tốt nhất về phân kỳ là bạn thường mua được gần đáy hoặc bán được gần đỉnh. Điều đó khiến rủi ro trong giao dịch của bạn sẽ rất nhỏ so với lợi nhuận kiếm được. Nghe có vẻ hấp dẫn, đúng không? Chúng ta cùng bắt đầu.

Đỉnh cao hơn và đáy thấp hơn

Bạn cần nhớ câu thần chú “Đỉnh cao hơn và đáy thấp hơn”. Giá và động lượng thường đi chung với nhau như kiểu Batman và Robin vậy. Nếu giá tạo những đỉnh cao hơn thì chỉ báo kỹ thuật cũng sẽ tạo những đỉnh cao hơn. Nếu giá tạo những đáy thấp hơn thì tương tự, chỉ báo kỹ thuật cũng tạo đáy thấp hơn. Nếu không phải như vậy thì có nghĩa giá và chỉ báo kỹ thuật đã bị chệch hướng với nhau. Đó là nguyên nhân của sự Phân kỳ. Giao dịch với phân kỳ là một công cụ tuyệt vời bạn cần có trong đồ nghề giao dịch của mình bởi vì tín hiệu phân kỳ cho thấy rằng sắp có “mùi tiền” và bạn cần chú ý chặt chẽ hơn. Sử dụng phân kỳ để giao dịch sẽ giúp phát hiện xu hướng yếu đi hoặc sự đảo chiều trong động lực. Đôi khi có thể dùng phân kỳ để thấy được xu hướng sẽ tiếp diễn.

Có 2 loại phân kỳ:

  • Phân kỳ thường – regular divergence.
  • Phân kỳ kín (ẩn) – hidden divergence.

Phân kỳ bình thường

Phân kỳ bình thường được dùng để xác định khả năng đảo chiều của một xu hướng Nếu giá tạo các đáy thấp hơn – lower lows (LL) – nhưng chỉ báo kỹ thuật lại tạo đáy cao hơn – higher lows (HL) thi đó được xem là 1 phân kỳ tăng bình thường - bullish regular divergence. Điều này thường xảy ra tại điểm kết thúc của một xu hướng giảm. Sau khi giá tạo đáy thứ 2, nếu chỉ báo không thể tạo đáy thấp hơn thì khả năng giá có thể tăng trở lại, vì giá và động lượng của nó thường đi chung với nhau. Xem hình bên dưới để thấy rõ hơn về phân kỳ tăng bình thường.

Phân kỳ tăng giá

Nếu giá đang tạo ra đỉnh cao mới – higher high (HH) – nhưng chỉ báo lại tạo ra đỉnh thấp mới – lower high (LH) thì bạn có một phân kỳ giảm bình thường – bearish regular divergence. Phân kỳ loại này thường được thấy trong một xu hướng tăng. Sau khi giá tạo đỉnh cao thứ 2, nếu chỉ báo tạo đỉnh thấp (không giống giá là tạo đỉnh cao), thì bạn có thể dự đoán rằng giá có thể đảo chiều và giảm điểm lại. Trong hình bên dưới, bạn có thể thấy giá đảo chiều sau khi tạo đỉnh thứ 2.

Phân kỳ giảm giá

Trong các hình phía trên, có thể thấy phân kỳ bình thường – regular divergence – sử dụng tốt nhất khi dùng để đoán đỉnh và đáy. Bạn có thể tìm thấy các vùng mà giá dừng lại và đảo chiều. Chỉ báo cho chúng ta tín hiệu rằng động lực trong giá bắt đầu thay đổi và ngay cả khi giá tạo đỉnh cao mới (hoặc đáy thấp mới) thì khả năng là đà tăng này cũng không giữ được.

Chúng ta sẽ còn gặp lại nhau trong những phần tiếp theo, để thảo luận về những ứng dụng hữu ích khi giao dịch với phân kỳ. Happy Trading !!

Broker listing

Cùng chuyên mục

Những điều thú vị về lịch sử phát triển của đồ thị

Những điều thú vị về lịch sử phát triển của đồ thị

Biểu đồ giá là công cụ cơ bản của các nhà phân tích kỹ thuật. Hiểu một cách đơn giản, biểu đồ giá hiển thị dữ liệu giá bằng hình ảnh. Đã có rất nhiều loại biểu đồ được phát triển qua nhiều thế kỷ, nguyên tắc cơ bản của nó đã trở thành nền tảng của phân tích kỹ thuật.
Mô hình giá nào hiệu quả nhất trong giao dịch?
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Mô hình giá nào hiệu quả nhất trong giao dịch?

Theo Thomas Bulkowski, các mẫu biểu đồ hoạt động tốt nhất và cũng có khả năng sinh lời cao nhất là: mô hình cờ tăng giá cao với biên độ hẹp (bullish flags) và mô hình vai-đầu-vai( bao gồm cả dạng cơ bản và phức tạp) với một breakout rõ rang bên dưới mức hỗ trợ. Các lựa chọn trên được dựa trên nghiên cứu và thống kê kỹ lưỡng về hành động giá.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ