Khi thua lỗ trở thành vũ khí!

Khi thua lỗ trở thành vũ khí!

15:54 15/08/2020

Trader phải đối diện với thua lỗ như thế nào cho đúng?

Cũng giống như bạn, tôi là một trader đã từng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc của công việc giao dịch. Có lần tôi đã đốt cháy lợi nhuận của cả nửa tháng làm việc vất vả chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ ngắn ngủi. Thua lỗ là một phần của công việc này nhưng cảm xúc khi mất tiền dẫu sao cũng thật tệ hại.

Có một ngày cô bạn đồng nghiệp đã tò mò hỏi cách mà tôi giao dịch, tôi đã giải thích cho cô ấy cách mà tôi lên kế hoạch và tiếp cận thị trường trong từng giai đoạn, trong lúc tôi đang mải mê nói cô ấy ngắt lời tôi bằng một câu hỏi  “thế cậu phải làm thế nào nếu như ngay từ đầu tháng đã lỗ?”. Tôi chợt dừng lại và mạnh dạn trả lời “nếu như tớ thua lỗ thì nó đã phải nằm trong tính toán của tớ rồi”. Cô bạn đồng nghiệp ngạc nhiên và tiếp tục bị cuốn vào câu chuyện giao dịch không hồi kết của tôi.

Đúng vậy, vì từ lâu tôi đã ý thức được thua lỗ mang lại một cảm giác rất tệ, nên tôi đã quyết định đối xử với nó giống như tất cả các cảm xúc tiêu cực khác, đó chính là chủ động đối diện và chấp nhận chúng. Tôi xin chia sẻ với các bạn cách mà tôi thường làm, ở cả khía cạnh giao dịch và cảm xúc:

Một khoản lỗ có ý nghĩa:

Một khoản lỗ trên thị trường là có ý nghĩa khi chúng có tác dụng chứng minh được rằng quan điểm giao dịch tại thời điểm gần nhất của bạn là SAI (hay còn gọi là không mất tiền oan). Muốn các lệnh giao dịch của bạn làm được điều này, thì chúng phải là một lệnh HỢP LOGIC, tức là có ĐIỂM STOPLOSS ĐÚNG ĐẮN, giao dịch trên khung thời gian nào thì Stoploss phải đúng trên khung thời gian đó. Các bạn có thể giao dịch theo phong cách bất kỳ: thuận xu hướng hoặc ngược xu hướng,… nhưng chỉ có thể hiệu quả nếu như KHI điểm stoploss của bạn khi bị hit, bạn nhận được một thông điệp rõ ràng của thị trường rằng “bạn đã sai và hãy suy nghĩ lại về kế hoạch giao dịch gần nhất của mình”. Đó là cách chúng ta nhận ra được giới hạn của bản thân và cũng chính là giới hạn của kế hoạch giao dịch. Điểm Stoploss đặt trên các khung thời gian càng cao thì càng có ý nghĩa.

Một khoản lỗ có ý nghĩa là khi bạn “mất tiền” một cách hợp lý. Tức là nó nằm trong kế hoạch tài chính của bạn. Theo kinh nghiệm cá nhân tôi, một tài sản giao dịch trong một tháng chỉ có từ 1 tới 2 xu hướng chính. Tức là nếu bạn vào lệnh Buy/Sell ngược nhau với tần suất liên tục thì đó chắc chắn là một chiến lược sai lầm. Vì vậy, bạn có thể tham khảo cách tài trợ cho khoản đầu tư của mình theo tháng và tách ra từng món một, cố gắng giao dịch thuận theo 1 đến 2 xu hướng chính trong tháng đó. Và tất nhiên giao dịch với khoản tiền mà bạn thật sự thoải mái nếu bị mất 100%.

Ngoài ra bạn nên dành thời gian review lại chiến lược giao dịch của mình một cách thường xuyên. Một khoản lỗ có ý nghĩa giúp bạn rất nhiều trong việc xem xét mình sẽ làm gì tiếp theo với bức tranh thị trường đang vẽ ra hiện tại. Nếu trong trường hợp bạn không may bị hit Stoploss “oan” (điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong trường hợp có tin tức bất ngờ giá bị quét hoặc trong điều kiện thanh khoản thấp), bạn hãy ghi chép cẩn thận các dấu hiệu của việc này để cảnh giác cho các lần sau. Hạn chế vào lệnh trong các thời điểm vừa release tin tức, chủ động ghi nhớ lịch kinh tế liên quan đến tài sản giao dịch, thường xuyên lên Dubaotiente.com để cập nhật các thông tin.

Thất bại không đối lập với thành công bởi vì thất bại là một phần của thành công

Hãy dễ dàng với bản thân:

Thật lạ phải không nào? Nếu như hầu hết mọi tài liệu đều khuyên bạn rằng hãy thật nghiêm khắc, thật kỷ luật, thì tôi lại khuyên bạn rằng hãy dễ dàng với bản thân hơn một chút mỗi ngày thị trường mở cửa. Hãy luôn đối mặt với thị trường trong một tâm trạng thật tốt. Nói một cách công bằng thì trong giai đoạn đầu của công việc trading thì hầu hết các lệnh của chúng ta đều là sai. Nếu bạn luôn ý thức rằng đây là một “trò chơi” khó, thì việc bạn không chinh phục nó một sớm một chiều cũng là chuyện thường. Hãy để các khoản thua lỗ (đã được tính toán) của bạn trở thành trải nghiệm và bài học trên con đường trở nên ưu tú hơn.

Nếu bạn cảm thấy bạn đã tính toán rất kỹ, nhưng mà vẫn bị thua, hoặc bạn bị một chuỗi thua liên tiếp thì việc bạn cần làm đó chính là hãy tạm nghỉ ngơi, tách bản thân ra khỏi màn hình máy tính, khỏi biểu đồ giá một chút. Bởi vì lúc đó thật là khó để có thể có các quyết định đúng. Thị trường ngày mai, tuần sau, tháng sau vẫn còn ở đó, bạn chẳng cần vội vàng ép bản thân phải tạo ra lợi nhuận một cách cố chấp làm gì. Có thể hãy dành thời gian tĩnh lặng nhìn thị trường mà không cần giao dịch, thường xuyên động viên bản thân mới là cách gây dựng cảm hứng và gắn bó lâu dài với công việc đầy căng thẳng này.

Chúc các bạn một ngày giao dịch thật vui vẻ. Hy vọng bài viết này của tôi sẽ giúp ích cho bạn. Welcome bạn đưa ra các ý kiến góp ý và đừng quên đón đọc các bài viết về tâm lý giao dịch trên Dubaotiente.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cắt lỗ bao nhiêu % là đúng?
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Cắt lỗ bao nhiêu % là đúng?

Có hai loại tỷ lệ cắt lỗ, một là tỷ lệ phần trăm biến động của giá và loại khác là tỷ lệ phần trăm trên tổng vốn giao dịch.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ