Hướng dẫn sử dụng chỉ báo Stochastic Oscillator

Hướng dẫn sử dụng chỉ báo Stochastic Oscillator

Linh Đặng

Linh Đặng

Investment Analyst

17:29 12/11/2020

Chỉ báo báo dao động ngẫu nhiên Stochastic Oscillator là một chỉ báo hữu ích khi đánh giá động lượng (momentum) hoặc sức mạnh xu hướng. Stochastic Oscillator và các bộ chỉ báo dao động nói chung, khá dễ hiểu với các tín hiệu mua và bán rõ ràng. Tuy nhiên, nếu quá tin tưởng vào những tín hiệu này, mà không hiểu sâu hơn có thể đem lại những kết quả đáng thất vọng. Để tránh những kết quả đáng tiếc, các trader mới tham gia thị trường phải hiểu biết vững chắc về Stochastic Oscillator.

Stochastic Oscillator là gì?

Stochastic Oscillator là một chỉ báo động lượng tính toán xem giá của một chứng khoán quá mua hay quá bán khi so sánh với biến động giá trong một khoảng thời gian xác định. Stochastic Oscillator về cơ bản đo mức giá dưới dạng phần trăm của range (giá cao nhất - giá thấp nhất) trong một khoảng thời gian xác định.

Stochastic Oscillator

Stochastic Oscillator hoạt động như thế nào?

Stochastic Oscillator gồm hai đường 'dao động' giữa hai đường ngang. Đường liền nét màu đen trong hình ảnh dưới đây được gọi là %K và được xác định bằng một công thức cụ thể (sẽ giải thích ở phần sau của bài viết), trong khi đường chấm màu đỏ là đường trung bình động 3 kỳ của đường %K.

Giá được cho là ‘quá mua’ khi hai đường phá vỡ đường nằm ngang phía trên (thường là ngưỡng 80) và ‘quá bán’ khi chúng phá vỡ đường nằm ngang phía dưới (thường là ngưỡng 20).

Thời điểm vào lệnh (Timing entries)

Stochastic Oscillator cung cấp cái nhìn sâu sắc khi xác định thời điểm vào lệnh. Khi cả hai đường nằm trên ngưỡng 'quá mua' (80) và đường %K cắt xuống dưới đường %D có chấm, đây được xem là một tín hiệu vào lệnh short và ngược lại khi đường %K cắt lên trên đường %D khi cả hai đường nằm dưới ngưỡng quá bán (20).

Timing entries

Ngoài ra, các trader không nên giao dịch một cách mù quáng chỉ dựa trên các ngưỡng quá mua/quá bán. Trader cần phải hiểu xu hướng tổng thể và lọc các giao dịch phù hợp.

Ví dụ: khi nhìn vào biểu đồ USD/SGD dưới đây, vì xu hướng chung là giảm, các nhà giao dịch chỉ nên tìm kiếm các tín hiệu vào lệnh short ở ngưỡng quá mua. Chỉ khi xu hướng đảo ngược hoặc vùng giao dịch được thiết lập, các trader mới nên tìm kiếm các điểm vào lệnh long trong điều kiện quá bán.

Timing entries

Công thức Stochastic Oscillator

Công thức dưới đây được tính toán cho một chỉ báo ngẫu nhiên (14 kỳ), khoảng thời gian có thể được điều chỉnh cho phù hợp với khung thời gian mong muốn.

Cách tính %K:

%K = [(C - L14) / (H14 -L14)] x 100

Trong đó:

C = Giá đóng cửa ngày gần nhất

L14 = Giá thấp nhất trong khoảng thời gian

H14 = Giá cao nhất trong khoảng thời gian

Cách tính %D:

% D = Trung bình động đơn giản của %K (phố biến nhất là trung bình động 3 kỳ)

Ưu và nhược điểm của Stochastic Oscillators

Các trader cần hiểu được những ưu và nhược điểm của Stochastic Oscillator , để tận dụng tối đa công dụng của chỉ báo này.

Ưu điểm của Stochastic Oscillator có thể được kể đến như: Dễ hiểu để nắm bắt và sử dụng; Tín hiệu vào/ra rõ ràng; Các tín hiệu xuất hiện thường xuyên (tùy thuộc vào cài đặt thời gian đã chọn); Có sẵn trên hầu hết các công cụ phân tích kỹ thuật

Mặc dù vậy, Stochastic Oscillator vẫn có thể tạo ra tín hiệu sai khi sử dụng không đúng cách

Tóm tắt

Stochastic Oscillator là một công cụ tuyệt vời để xác định các ngưỡng quá mua và quá bán trong một khoảng thời gian cụ thể. Stochastic Oscillator được nhiều trader ưa thích khi giá đang 'dao động' trong range, dẫn đến các tín hiệu đáng tin cậy. Tuy nhiên, các trader cần tránh short một cách mù quáng ở ngưỡng quá mua khi thị trường có xu hướng tăng; hoặc long khi thị trường có xu hướng giảm.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Những điều thú vị về lịch sử phát triển của đồ thị

Những điều thú vị về lịch sử phát triển của đồ thị

Biểu đồ giá là công cụ cơ bản của các nhà phân tích kỹ thuật. Hiểu một cách đơn giản, biểu đồ giá hiển thị dữ liệu giá bằng hình ảnh. Đã có rất nhiều loại biểu đồ được phát triển qua nhiều thế kỷ, nguyên tắc cơ bản của nó đã trở thành nền tảng của phân tích kỹ thuật.
Mô hình giá nào hiệu quả nhất trong giao dịch?
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Mô hình giá nào hiệu quả nhất trong giao dịch?

Theo Thomas Bulkowski, các mẫu biểu đồ hoạt động tốt nhất và cũng có khả năng sinh lời cao nhất là: mô hình cờ tăng giá cao với biên độ hẹp (bullish flags) và mô hình vai-đầu-vai( bao gồm cả dạng cơ bản và phức tạp) với một breakout rõ rang bên dưới mức hỗ trợ. Các lựa chọn trên được dựa trên nghiên cứu và thống kê kỹ lưỡng về hành động giá.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ