Giới thiệu về phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính!

Giới thiệu về phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính!

10:30 12/09/2020

Phân tích kỹ thuật (PTKT) là một phương pháp vô cùng quan trọng và phổ biến để giúp các Traders có thể phân tích cũng như dự đoán xu hướng tương lai của thị trường. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu về PTKT một cách rõ ràng nhất

Giới thiệu về phân tích kỹ thuật:

Phân tích kỹ thuật đang trở thành một phương pháp giao dịch ngày càng phổ biến, một phần nhờ vào sự tiến bộ trong các tính năng của biểu đồ và nền tảng giao dịch.

Tuy nhiên, đối với một nhà giao dịch mới vào nghề, việc hiểu đúng phân tích kỹ thuật và cách ứng dụng nó trong việc dự đoán xu hướng trên thị trường sẽ không hề đơn giản.

Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu chuyển động giá trên thị trường, theo đó các nhà giao dịch sử dụng các mô hình giá trong lịch sử và các chỉ báo để dự đoán xu hướng trong tương lai. Chuyển động của giá trên biểu đồ là sự trình bày trực quan về hoạt động của thị trường trong quá khứ cũng như hiện tại và cho phép các nhà giao dịch sử dụng thông tin này dưới dạng hành động giá (price action), các chỉ báo (indicator) và mô hình (patterns) để tìm ra các xu hướng trong tương lai trước khi vào lệnh giao dịch.

Bài hướng dẫn này dành cho những người mới bắt đầu với phân tích kỹ thuật và sẽ giới thiệu cho bạn những điều cơ bản về phương pháp giao dịch này và cách nó có thể được sử dụng để giao dịch trong thị trường tài chính.

Hiểu về phân tích kỹ thuật:

Phân tích kỹ thuật là việc diễn giải các mô hình giá từ biểu đồ. Nhà giao dịch sẽ tận dụng dữ liệu lịch sử, chủ yếu dựa trên giá và khối lượng rồi sử dụng các thông tin này để xác định cơ hội giao dịch dựa trên những mô hình giá phổ biến trên thị trường. Các chỉ báo khác nhau cũng được áp dụng lên biểu đồ để xác định các điểm vào, ra cho các nhà giao dịch, nhằm tối đa hóa tiềm năng giao dịch với tỷ lệ R:R (rủi ro/lợi nhuận) tốt.

Biểu đồ dưới đây là một ví dụ về việc sử dụng chỉ báo MACD và RSI:

Biểu đồ sử dụng chỉ báo MACD và RSI.

Trong khi những người ủng hộ phân tích cơ bản (PTCB) tin rằng các yếu tố kinh tế là động lực chính khiến giá di chuyển thì các nhà giao dịch phân tích kỹ thuật (PTKT) lại cho rằng các xu hướng trong quá khứ có thể giúp dự đoán biến động giá trong tương lai. Mặc dù các phong cách giao dịch này có thể khác nhau, nhưng hiểu được sự khác biệt giữa PTCB và PTKT cùng cách kết hợp chúng với nhau có thể sẽ là lợi thế rất lớn cho nhà giao dịch!

Phân tích kỹ thuật giúp gì cho nhà giao dịch?

Nhiều nhà giao dịch nhận thấy PTKT là một công cụ hữu ích để quản lý rủi ro, đây có thể là một trở ngại chính. Một khi nhà giao dịch hiểu các khái niệm và nguyên tắc của phân tích kỹ thuật, nó có thể được áp dụng cho bất kỳ thị trường nào và trở thành một công cụ phân tích linh hoạt. Trong đó, PTCB nhằm xác định giá trị nội tại trên thị trường, PTKT sẽ xác định các xu hướng được gây ra bởi yếu tố cơ bản.

Các lợi ích của việc sử dụng PTKT:

  • Có thể áp dụng cho mọi thị trường và mọi khung thời gian.
  • PTKT có thể được sử dụng như một phương pháp độc lập.
  • Cho phép các nhà giao dịch xác định các xu hướng trên thị trường.

Sử dụng biểu đồ trong PTKT:

Biểu đồ nến nhật cho cặp tiền EUR/USD.

Biểu đồ là chìa khóa chính để PTKT. Bởi vì giá là công cụ quan trọng nhất để đánh giá hoạt động của thị trường trong quá khứ và hiện tại, đây luôn là điểm khởi đầu khi đi sâu vào phân tích tiềm năng của một giao dịch. Hành động giá (Price Action) được thể hiện trên biểu đồ là chỉ báo rõ ràng nhất về những gì giá đang thể hiện.

Biểu đồ hỗ trợ cho nhà giao dịch xác định được xu hướng tổng thể, cho dù có xu hướng tăng hay giảm, trong dài hạn hay ngắn hạn hoặc để xác định các biên độ giao động ngang. Các loại biểu đồ PTKT phổ biến nhất là biểu đồ đường thẳng (Line Chart), biểu đồ thanh (Bar Chart) và biểu đồ nến nhật (Candlestick Chart).

Khi sử dụng biểu đồ thanh hoặc biểu đồ nến nhật, mỗi khoảng thời gian sẽ cung cấp cho nhà phân tích mọi thông tin về giá từ mức mở cửa, mức cao hoặc thấp của khoảng thời gian đó cũng như mức giá đóng cửa. Phân tích biểu đồ nến Nhật đặc biệt hữu ích vì các mô hình nến và mối quan hệ bên trong chúng có thể hỗ trợ việc đưa ra dự báo về xu hướng của giá trong tương lai.

Một khi nhà giao dịch đã nắm vững các kiến ​​thức cơ bản về biểu đồ, họ có thể sử dụng các chỉ báo để hỗ trợ cho việc xác định xu hướng.

Phân tích kỹ thuật sử dụng chỉ báo:

Các chỉ báo được các nhà giao dịch PTKT sử dụng khi tìm kiếm cơ hội mua, bán trên thị trường. Mặc dù có rất nhiều loại chỉ báo, nhưng các nhà giao dịch thường sử dụng các chỉ báo dựa trên khối lượng và giá cả. Công cụ này giúp xác định đâu là mức hỗ trợ và kháng cự, tần suất chúng được duy trì hoặc bị phá vỡ cũng như xác định độ dài của xu hướng.

Nhà giao dịch có thể xem giá hoặc bất kỳ chỉ báo nào khác bằng cách sử dụng phân tích đa khung thời gian, từ khung một giây cho đến một tháng, qua đó giúp nhà giao dịch có nhiều góc nhìn hơn về hành động giá.

Các chỉ báo phổ biến được dùng trong phân tích kỹ thuật:

  • Moving Averages - Đường trung bình
  • Relative strength index (RSI) - Chỉ số sức mạnh tương đối
  • Moving average convergence divergence (MACD)

Đồ thị EUR/USD dưới đây cho thấy cách sử dụng các chỉ báo khác nhau:

Biểu đồ EUR/USD sử dụng các chỉ báo khác nhau.

Đường trung bình động và MACD thường được sử dụng để xác định các xu hướng trên thị trường trong khi RSI thường được sử dụng để xác định động lượng thị trường và các ngưỡng quá mua/quá bán. Các chỉ báo hỗ trợ rất nhiều cho các nhà giao dịch khi phân tích thị trường, xác nhận các cơ hội giao dịch, điểm vào lệnh (entry), điểm chốt lời (take profit), điểm cắt lỗ (cut loss) và điểm thoát lệnh (exit).

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Các trader FX sử dụng dữ liệu ISM như thế nào?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Các trader FX sử dụng dữ liệu ISM như thế nào?

Chỉ số sản xuất ISM đóng một vai trò quan trọng trong giao dịch ngoại hối, trong đó, dữ liệu ISM ảnh hưởng đến giá tiền tệ trên toàn cầu. Có thể nói, các chỉ số sản xuất, xây dựng và dịch vụ của ISM có thể mang lại đặc quyền cho các nhà giao dịch ngoại hối, điều này khiến cho việc hiểu dữ liệu này (và cách chuẩn bị cho sự kiện phát hành hàng tháng của nó) trở nên cần thiết.
Giao dịch ăn chênh lệch lãi suất tiền tệ là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Giao dịch ăn chênh lệch lãi suất tiền tệ là gì?

Giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ liên quan đến việc vay một đồng tiền có lợi suất thấp để mua một đồng tiền có lợi suất cao hơn nhằm ăn phần chênh lệch lãi suất. Trader sử dụng chiến lược này với hy vọng thu được các khoản thanh toán lãi hàng ngày hơn là từ đồng tiền tăng giá.
Giao dịch theo tin tức trên thị trường Forex: Hai chiến lược không nên bỏ qua cho các trader!
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Giao dịch theo tin tức trên thị trường Forex: Hai chiến lược không nên bỏ qua cho các trader!

Giao dịch forex dựa trên tin tức đòi hỏi rất nhiều sự điềm tĩnh, chuẩn bị kỹ càng và một chiến lược rõ ràng. Nếu không có những phẩm chất này, trader có thể dễ bị cuốn vào sự phấn khích của thị trường chuyển động nhanh và gây bất lợi cho họ. Bài viết này cung cấp các chiến lược giao dịch FX trước tin tức quan trọng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ