22 quy tắc sử dụng Bollinger Band của tác giả John Bollinger

22 quy tắc sử dụng Bollinger Band của tác giả John Bollinger

Anh Tùng, CFA

Anh Tùng, CFA

Senior Analyst

16:10 09/09/2020

Sử dụng chỉ báo Bollinger Band như thế nào cho chính xác?

Dưới đây là kinh nghiệm của John Bollinger cùng các cộng sự được rút ra từ 30 năm kinh nghiệm sử dụng chỉ báo này. Bạn có thể sử dụng Bollinger Band theo nhiều cách khác nhau, nhưng các quy tắc này vẫn có thể được áp dụng một cách hiệu quả.

1. Bollinger Band cung cấp định nghĩa tương đối về các mức giá cao và thấp. Theo đó, khi giá chạm band trên, chúng có vẻ như đang quá cao và ngược lại, giá tỏ ra quá thấp khi chúng chạm band dưới.

2. Định nghĩa tương đối đó có thể được sử dụng để so sánh hành động giá và chỉ báo để đi đến quyết định mua và bán một cách nghiêm ngặt.

3. Các chỉ báo phù hợp có thể được xây dựng dựa trên động lượng, khối lượng, vị thế thị trường, khối lượng mở (OI), dữ liệu liên thị trường,…

4. Nếu bạn sử dụng nhiều hơn một chỉ báo, thì các chỉ báo không nên liên quan trực tiếp với nhau. Ví dụ: một chỉ báo động lượng có thể được sử dụng cùng với một chỉ báo khối lượng, nhưng hai chỉ báo động lượng khác nhau đôi khi sẽ không tốt hơn một chỉ báo.

5. Dải Bollinger Bands có thể được sử dụng trong nhận dạng mô hình để xác định hay làm rõ các mô hình giá thuần túy như mô hình chữ M và chữ W.

6. Các tín hiệu giá vượt ra ngoài phạm vi của dải Bollinger không phải là tín hiệu giao dịch. Giá vượt qua band trên không phải là tín hiệu bán, giá vượt mức band dưới không phải là tín hiệu mua.

7. Trong thị trường có xu hướng, giá có thể bám band trên hoặc band dưới.

8. Khi giá đóng cửa bên ngoài Dải Bollinger, trong ngắn hạn sẽ là một tín hiệu giá sẽ tiếp tục đi theo xu hướng, không phải là tín hiệu đảo chiều. (Đây là cơ sở cho nhiều hệ thống giao dịch breakout thành công.)

9. Các tham số mặc định của chỉ báo như đường MA 20 và 2 lần độ lệch chuẩn cho độ rộng của các dải chỉ là mặc định. Các thông số thực tế cần thiết cho các thị trường khác nhau có thể khác nhau.

10. Đường MA nằm giữa dải Bollinger không cho tín hiệu giao dịch khi giá giao cắt. Thay vào đó, nó mang tính mô tả xu hướng trung hạn.

11. Nếu đường trung bình được mở rộng phạm vi, độ rộng của dải BB cần được tăng lên: từ 2 lên 2.1 lần độ lệch chuẩn nếu bạn thay đổi đường MA 20 thành MA 50. Tương tự như vậy, khi rút ngắn đường MA 20 xuống MA 10, độ rộng của BB nên được điều chỉnh còn 1.9 lần độ lệch chuẩn.

12. Dải Bollinger truyền thống được xây dựng dựa trên một đường SMA (mà không phải EMA). Điều này là do giá trị trung bình đơn giản trong việc xây dựng SMA cũng được sử dụng trong phép tính độ lệch chuẩn và chúng tôi muốn nhất quán về mặt logic.

13. Dải Bollinger dựa trên đường EMA sẽ loại bỏ những thay đổi đột ngột về độ rộng của dải gây ra bởi những biến động giá lớn. Khi đó, bạn cần tính toán độ lệch chuẩn dựa theo trung bình lũy thừa, không phải theo trung bình đơn giản.

14. Không đưa ra các giả định thống kê dựa trên việc sử dụng phép tính độ lệch chuẩn trong việc xây dựng dải Bollinger. Việc giá chứng khoán phân phối không tuân theo phân phối chuẩn và kích thước mẫu trong hầu hết các dữ liệu của Bollinger Bands là quá nhỏ so với ý nghĩa thống kê. (Trong thực tế, 90% dữ liệu giá nằm giữa hai đường ngoài cùng của Bollinger Band).

15. Đại lượng %B cho ta biết tương quan vị trí của giá hiện tại đối với hai đường band của dải Bollinger, theo như công thức dưới đây:

Trong đó: C là giá hiện tại, LB là giá trị band dưới, UB là giá trị band trên.

16. %B có nhiều công dụng; một trong số đó là xác định sự phân kỳ, nhận dạng mô hình và mã hóa hệ thống giao dịch sử dụng Dải Bollinger.

17. Các chỉ báo khác cũng có thể được chuẩn hóa với %B, bằng cách xây dựng dải Bollinger cho chính chỉ báo đó, sau đó tính ra giá trị %B của chỉ báo.

18. Chỉ báo BandWidth cho chúng ta biết độ rộng của Bollinger Bands. Sử dụng các tham số mặc định, BandWidth chính xác là bốn lần độ lệch chuẩn.

19. BandWidth có nhiều công dụng. Công dụng phổ biến nhất của nó là xác định những lần dải BB bó hẹp lại, nhưng cũng hữu ích trong việc xác định các thay đổi trong xu hướng

20. Dải Bollinger có thể được sử dụng trên hầu hết các sản phẩm giao dịch, bao gồm chứng khoán, chỉ số, ngoại hối, hàng hóa, hợp đồng tương lai, quyền chọn và trái phiếu.

21. Dải Bollinger có thể được sử dụng trên nhiều đồ thị giá khác nhau như M5, H1, D1, thậm chí đồ thị tuần. Điều quan trọng là các dữ liệu giá này phải đủ lớn để đưa ra bức tranh rõ ràng hơn về cơ chế hình thành giá.

22. Dải Bollinger không đưa ra tín hiệu liên tục; thay vào đó, chúng giúp xác định các thiết lập vào lệnh có lợi cho bạn.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Những điều thú vị về lịch sử phát triển của đồ thị

Những điều thú vị về lịch sử phát triển của đồ thị

Biểu đồ giá là công cụ cơ bản của các nhà phân tích kỹ thuật. Hiểu một cách đơn giản, biểu đồ giá hiển thị dữ liệu giá bằng hình ảnh. Đã có rất nhiều loại biểu đồ được phát triển qua nhiều thế kỷ, nguyên tắc cơ bản của nó đã trở thành nền tảng của phân tích kỹ thuật.
Mô hình giá nào hiệu quả nhất trong giao dịch?
Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

Mô hình giá nào hiệu quả nhất trong giao dịch?

Theo Thomas Bulkowski, các mẫu biểu đồ hoạt động tốt nhất và cũng có khả năng sinh lời cao nhất là: mô hình cờ tăng giá cao với biên độ hẹp (bullish flags) và mô hình vai-đầu-vai( bao gồm cả dạng cơ bản và phức tạp) với một breakout rõ rang bên dưới mức hỗ trợ. Các lựa chọn trên được dựa trên nghiên cứu và thống kê kỹ lưỡng về hành động giá.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ