Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 21.05.2021: Khác biệt trong chính sách giữa các NHTW ngày càng lộ rõ?

Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 21.05.2021: Khác biệt trong chính sách giữa các NHTW ngày càng lộ rõ?

15:04 21/05/2021

Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.

RBNZ và BoC đang đi lựa chọn hướng đi khác với những đồng nghiệp còn lại trong nhóm G7?
RBNZ và BoC đang đi lựa chọn hướng đi khác với những đồng nghiệp còn lại trong nhóm G7?

EUR – Kelvin Hebburn

Đồng Euro phục hồi, sau khi suy yếu sau biên bản cuộc họp của Fed. EUR có thể điều chỉnh mạnh do rất nhiều vị thế Long phía trên 1.22 được mở trong tuần này. Nếu tỷ giá về dưới 1.2170, tôi nghĩ rằng thị trường có thể sẽ cắt giảm vị thế trước thời điểm cuối tuần, và trên 1.2250 sẽ mở ra khả năng kiểm tra đỉnh quý I gần 1.2350.

GBP – Matthew Pheasant

USD không thể giữ mình vào hôm qua khi TTCK và TPCP tăng trong suốt phiên (dù rằng lợi suất thật vẫn cao). Điều này gây nhiễu cho các kỳ vọng (bao gồm của tôi) về cú washout ngắn hạn đối với vị thế USD vừa chớm hình thành gần đây. Dữ liệu Bán lẻ tại Vương quốc Anh khá ấn tượng ngay đầu phiên London nhưng GBP cơ bản không di chuyển. Hẳn là mọi người vẫn thấy ổn, nhưng thị trường thực ra khá “khó chịu” vào lúc này, có lẽ phải sau khi số liệu Flash PMI công bố thì tín hiệu tăng sẽ rõ ràng hơn, và dường như mọi người đang trông chờ vào cuộc họp của ECB vào tháng sau. Xu hướng biến động hai chiều thiếu định hướng rõ ràng có thể tiếp tục. Tôi không có quan điểm cụ thể đối với Sterling lúc này, nhưng đáng chú ý là quỹ tiền thật đã bán GBP phiên thứ 4 liên tiếp. Ngưỡng hỗ trợ là tại 1.4135/45 và 1.4070/80 (EUR/GBP: 0.8580/90, 0.8535/45). Kháng cự là tại 1.4200 và 1.4240/50 (EUR/GBP: 0.8640/45, 0.8715/20).

AUD, NZD – James Clark

Số liệu PMI châu Âu sẽ định hướng cho xu hướng giá của USD hôm nay. AUD/USD và NZD/USD có vẻ thiếu sức sống trong những ngày qua, và tôi không tự tin rằng những cặp này sẽ “nóng” trở lại nếu thiếu vắng yếu tố thúc đẩy từ trong nước. RBNZ sẽ họp vào tuần tới, với rủi ro hiện hữu đang nghiêng về phía NZD mạnh lên nếu NHTW này thừa nhận những hạn chế của chương trình QE của họ, dù rằng tôi không cho rằng đây là kịch bản chính. Về mặt con số, có vẻ họ sẽ không chạm trần của chương trình QE (bởi “trần 60% của thị trường trái phiếu mà RBNZ có thể sở hữu” là con số tự NHTW này đặt ra). Số liệu ngân sách hôm qua cho thấy xu hướng phát hành được giữ ổn định trong năm 2022 đã tạo thêm tính hấp dẫn cho chương trình QE, và điều đó có nghĩa RBNZ không cần thiết phải thừa nhận bất cừ điều gì trong cuộc họp tới. Dù tôi không nghĩ thĩ trường sẽ trông chờ RBNZ “tạo sóng” gì trong cuộc họp này, nhưng sự hạn chế của họ vẫn là điều cộng đồng vĩ mô biết đến, do đó việc long Kiwi không hẳn không có rủi ro. Tôi chờ đợi AUD/NZD tăng lên quanh 1.0800/20 để mở vị thế Short trên cặp chéo này.

CAD – Simon Spearing

Một lần nữa, CAD là đồng có màn trình diễn vượt trội, dù giá dầu vẫn giảm trong suốt phiên, nhưng lại nhận được sự hỗ trợ nhờ TTCK phục hồi. Quỹ tiền thật đã bán CAD hơm qua như động thái chốt lời, và mặc dù tôi đang mong chờ giá di chuyển lên 1.2200 để có thể mở lệnh trở lại, nhưng hôm qua tôi đã nắm bắt cơ hội mua vào một ít CAD/JPY. Tôi vẫn chờ đợi Loonie thoát được chỉ báo động lượng quá mua, thì việc Long CAD/JPY so với Long USD/JPY (cặp tỷ giá nhận được hỗ trợ nhờ đà tăng gần đây của lợi suất thực) sẽ giúp chúng tôi phần nào tránh được tác động của câu chuyện TPCP (dù rằng không có vẻ gì USD đi đúng “sách vở” vào hôm qua). Phát biểu của ông Macklem cũng có phần nào đó “hawkish”. Dù thể hiện những lo lắng về thị trường nhà đất, ông này cũng nhận định rằng “Nếu chúng ta bắt đầu chứng kiến kỳ vọng lạm phát mất kiểm soát, chúng ta cần phải có hành động mạnh mẽ”. Tuy ông này có phản biện sau đó rằng kỳ vọng lạm phát hiện nay vẫn được neo giữ tốt, nhưng Macklem dường như hơi lo lắng về lạm phát, và điều này ủng hộ quan điểm rằng BoC sẽ ‘taper’. Do đó, khi có bước tiếp theo của phục hồi, lãi suất sẽ tăng, và củng cố thêm nữa cho sự khác biệt trong lãi suất giữa các NHTW. Chỉ số bán lẻ của Canada sẽ là tâm điểm hôm nay, cùng với đó là dữ liệu PMI của Mỹ.

JPY – Charlie Cass

Tỷ giá USD/JPY đã gây thất vọng vào ngày hôm qua, giảm xuống khi EUR/USD đi lên. Các “chú bò” USD/JPY có nhiều yếu tố ủng hộ vì lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ sẽ vẫn được hỗ trợ tốt với bối cảnh lạm phát này, vị thế khá gọn gàng hơn một chút so với đầu tuần, các quỹ nội địa dường như vẫn quan tâm đến việc buy on dip và chúng ta có thể mong đợi một số lực bán JPY cuối thàng liên quan đến thị trường cổ phiếu. 108.50/60 là một khu vực hỗ trợ tốt với mức đáy từ sự kiện bán tháo trên thị trường tiền điện tử trong tuần này và một đường xu hướng từ đầu năm, và sau đó là một loạt các mức thấp xung quanh 108.35. Chờ buy on dip ở những vùng này.

CHF – Matthew Pheasant

PMIs là tiêu điểm ngày hôm nay và dữ liệu tích cực là cần thiết để giữ cho châu Âu trên đà phục hồi. Sau khi bứt phá ngưỡng 1.10 trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, EUR/CHF đã phải vật lộn để giữ mức tăng khi USD/CHF quay trở lại xuống dưới mức 0.9000, với dòng vốn từ các quỹ phòng hộ vào đồng Franc tiếp diễn với tốc độ chậm hơn. Hỗ trợ EUR/CHF hiện ở mức 1.0915/25, tiếp theo là 1.0850/80

JP Morgan

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ