Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 04.12.2020: Xu hướng USD suy yếu tiếp diễn, cơ hội cho các đồng high beta.

Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 04.12.2020: Xu hướng USD suy yếu tiếp diễn, cơ hội cho các đồng high beta.

16:00 04/12/2020

Giữ Long EUR/USD và gia tăng vị thế tại 1.2100 hoặc 1.2030/50. Giao dịch linh hoạt với GBP và cẩn trọng khi thời hạn Brexit đến gần. Ưu tiên short USD tương ứng trong tỷ giá USD/CAD, AUD/USD, và NZD/USD. Giữ quan điểm Short USD/JPY và USD/CHF.

EUR – Simon Spearing

Price action tương tự như 2 ngày trước đó, khi đồng Euro giảm trong phiên giao dịch châu Âu, trước khi tạo mức đỉnh mới vào buổi tối. EUR/USD dần tạo đỉnh ở vùng 1.2150/70 mà tôi đã đề cập ngày hôm qua và những người đọc thường xuyên sẽ biết rằng tôi đã chốt lời một phần, (sau nhịp tăng 2% từ mức đóng cửa ngày thứ Hai, khá đáng kể đối với EUR/USD), nhưng cho đến nay nhịp điều chỉnh vẫn rất yếu, điều này cho thấy nhu cầu đối với đồng Euro vẫn ở mức mạnh. Dữ liệu từ các chi nhánh ủng hộ quan điểm này, với các quỹ tiền thật và quỹ phòng hộ đều mua ròng vào ngày hôm qua. Một lần nữa, tôi sẽ thận trọng về việc mua đuổi ở đây, đặc biệt là vì sẽ không ngạc nhiên khi EUR biến động do bình luận từ các thành viên ECB, nhưng tôi vẫn tiếp tục ủng hộ vị thế chủ đạo Long EUR vào thời điểm này và sẽ sẽ gia tăng vị thế ở 1.2100 và vùng 1.2030/50. Chỉ khi EUR/USD giảm xuống bên dưới 1.20 mới khiến chúng tôi đánh giá lại quan điểm này.

GBP – Matthew Pheasant

Mức cao mới cho GBP/USD vào ngày hôm qua sau các tin tức lạc quan xung quanh Brexit với Telegraph viết rằng Barnier đã thỏa hiệp trong việc đánh bắt thủy sản và tin tức tích cực về Covid-19 khi các phê duyệt cho vắc xin Pfizer có thể hoàn thiện sớm nhất vào tuần tới. Tuy nhiên, sáng nay tin tức trở nên tiêu cực khi Anh cáo buộc Pháp đưa ra các yêu cầu mới vào phút chót, trong đó Macron đang cố gắng duy trì một hạn mức quyền đánh bắt thủy sản cao hơn so với yêu cầu ban đầu. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi vẫn còn nguyên vẹn rằng 2 bên sẽ đạt được một thỏa thuận Brexit vào ngày 10-11/12, tuy nhiên sẽ tiếp tục có sự qua lại giữa hai bên với khả năng xảy ra một số hậu quả cũng như diễn biến tiêu cực hơn nữa, và rất có thể cần đến sự can thiệp chính trị để vượt qua rào cản cuối cùng. Trong khi chúng ta tiến gần tới mức kháng cự lớn ở 1.35, tỷ lệ Risk-Reward không còn tốt để Long GBP, vì vậy chúng tôi vẫn giao dịch chiến thuật ở hiện tại. Hôm qua, chúng tôi ghi nhận một lượng nhỏ bán ròng GBP từ các quỹ phòng hộ và quỹ tiền thật, tuy nhiên nhìn chung dòng tiền vẫn khá ảm đạm.

AUD, NZD, CAD – James Clark

Hôm qua là một ngày tuyệt vời cho cho các cặp tiền beta cao khi chúng ta tiếp tục thấy các quỹ tiền thật và phòng hộ Short USD. Lực bán đến từ các quỹ đã đóng vị thế trước cuộc bầu cử Hoa Kỳ, do đó, có vẻ như thị trường đang ở chế độ xây dựng lại vị thế. Tôi hơi lo ngại về tốc độ Short USD của các quỹ phòng hộ vì điều đó không bền vững, nhưng tôi cảm thấy tích cực vì các quỹ tiền thật cũng đang xây dựng lại vị thế Short USD, vì vậy tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ tìm thấy lực bán USD trong bất kỳ nhịp điều chỉnh tăng nào. 1.30, 0.7340 và 0.70 là các mức mà tôi kỳ vọng sẽ tìm thấy lực bán USD tương ứng với USD/CAD, AUD/USD, NZD/USD. CAD có vẻ như là một trong những đồng tiền được ưu tiên và tôi nghĩ điều đó rất hợp lý. USD/CAD đang phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ và thiết lập kỹ thuật đang rất “bearish”.

JPY – James Clark

JPY trở thành tâm điểm ngày hôm qua, dẫn dắt cho xu hướng giảm của USD trong nhóm G10. Một ngày tâm lý rủi ro tích cực được lan tỏa và price action đã “đánh thức” nhiều nhà đầu tư trước cơ hội mà chúng tôi đã nhắc đến rất nhiều trong những ngày qua rằng JPY đã đánh mất vị trí “trung tâm” vào tay các tài sản rủi ro khác. Tôi đã nhắc đến hôm qua rằng USD/JPY có “thói quen” kỳ quái là đi ngược với thị trường trong thời gian qua, trong đó cặp chéo XXX/JPY tăng mạnh trước khi nhà đầu tư từ bỏ việc Short do ưa thích giao dịch các đồng tiền high beta, để rồi các cặp chéo trên “trở lại mặt đất” khi USD vẫn là nhấn tố ảnh hưởng thị trường nhất. Trên thực tế USD/JPY là tỷ giá chúng tôi lựa chọn để Short USD, đặc biệt trong nhóm G10, cũng như liên quan đến lợi suất thực, thặng dư tài khoản vãng lai, và lợi suất TPCP thiếu hấp dẫn của các quốc gia phát triển khác. Nhịp tăng lên 104.40/50 có thể đón nhận lực Short. Giữ quan điểm với vị thế Short USD/JPY và gia tăng thêm nếu ngưỡng 103.65/75 bị phá vỡ.

CHF – Matthew Pheasant

Tỷ giá USD/CHF tiếp tục không thay đổi gì khi vẫn dưới vùng 0.9000 và với thặng dư cán cân vãng lai của nước này, chúng tôi thích Long CHF so với USD (tức short USD/CHF). Ghi nhận nhu cầu nắm giữ CHF đáng kể từ phía quỹ tiền thật trong hôm qua đã giúp tái củng cố quan điểm của chúng tôi, và ngưỡng hỗ trợ tiếp theo có thể quanh 0.8800.

 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ