Biên bản cuộc họp tháng 9 của FOMC vừa công bố có gì đáng chú ý?

Biên bản cuộc họp tháng 9 của FOMC vừa công bố có gì đáng chú ý?

08:34 08/10/2020

Những điểm mấu chốt rút ra từ biên bản cuộc họp tháng 9 của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang.

  • Một số người tham gia "lưu ý rằng trong các cuộc họp trong tương lai, sẽ là phù hợp để đánh giá thêm và thông báo cách chương trình mua tài sản của Ủy ban có thể hỗ trợ tốt nhất các mục tiêu về nhiệm vụ kép của Fed", ngụ ý rằng có thể xem xét việc tăng quy mô mua trái phiếu hoặc giữ QE trong thời gian dài hơn.
  • Các nhà hoạch định chính sách tại cuộc họp đã đồng ý giữ lãi suất gần bằng 0 cho đến khi thị trường lao động đạt mức việc làm tối đa và lạm phát đạt 2% - và đang trên đà vượt mức mục tiêu đó một cách vừa phải. Các dự báo cũng được công bố vào ngày 16/9 cho thấy các quan chức không hy vọng nền kinh tế sẽ đạt được các mục tiêu đó cho đến năm 2023 hoặc 2024, vì nền kinh tế sẽ hồi phục một cách dần dần sau cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. Các quan chức Fed cũng đồng ý tiếp tục mua trái phiếu Kho bạc và trái phiếu được bảo đảm bằng thế chấp với quy mô khoảng 120 tỷ đô la một tháng.
  • Đó là một cuộc họp gây tranh cãi cách đây ba tuần, với hai người bất đồng về hướng dẫn mới về lãi suất, đáng chú ý là quan điểm bất đồng của chủ tịch Fed Dallas, Robert Kaplan, người muốn nhiều sự linh hoạt hơn cho chính sách lãi suất của Fed.
  • FOMC dường như khá thống nhất trong việc kêu gọi sự hỗ trợ bổ sung của chính sách tài khóa. Các quan chức Fed vẫn lo ngại về khả năng bùng phát virus tiếp theo có thể làm suy yếu sự phục hồi. Thông tin này có trước khi triển vọng về đàm phán kích thích tài khoá trở nên mờ nhạt hơn trong tuần này.
  • FOMC lo lắng về số lượng nhân công bị sa thải vĩnh viễn ngày càng tăng trong bối cảnh thị trường việc làm chậm lại. Lạm phát được coi là tiếp tục giảm. Đã có một cuộc tranh luận về triển vọng trong lĩnh vực dịch vụ, vốn đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch ngay cả khi tỷ lệ tiết kiệm vẫn duy trì tốt.
  • Đã có một cuộc tranh luận thú vị về việc người Mỹ có bao nhiêu “nguồn lực” dưới hình thức tiết kiệm để duy trì tăng trưởng chi tiêu trong tương lai. “Một số ít” người tham gia nghĩ rằng việc giải phóng khoản tiền tiết kiệm lớn của hộ gia đình tích lũy trong đại dịch có thể tạo ra động lực lớn hơn cho tiêu dùng trong tương lai, nhưng một số người tham gia khác đánh giá rằng nếu khoản tiết kiệm này phản ánh việc giảm chi tiêu cho các dịch vụ trực tiếp của người tiêu dùng có thu nhập cao, thì nó không có khả năng tạo ra nhiều động lực cho tiêu dùng trong tương lai. Cuộc tranh luận này có thể giúp giải thích lý do tại sao Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã hơi thận trọng khi nói về tiết kiệm. Ông đã phát biểu vài lần trong tháng trước rằng vào một thời điểm nào đó, nếu không được hỗ trợ thêm về tài khoá, nhiều người Mỹ sẽ không còn nguồn tiền tiết kiệm và sẽ có tác động đến chi tiêu và nền kinh tế. Nhưng ông không nói cụ thể về thời điểm Fed nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra một cách nghiêm trọng.
  • Các thành viên của FOMC cảm thấy rằng những dự đoán của họ về lãi suất chính sách (cho thấy sẽ ở mức quanh 0 cho đến năm 2023) “có nhiều khả năng nhất quán” với các mục tiêu của Fed. Nhưng đây không phải là “cam kết vô điều kiện”, họ nói. “Lộ trình lãi suất thích hợp sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của triển vọng kinh tế."

Broker listing

Cùng chuyên mục

Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất của Fed có ảnh hưởng như nào với Mỹ và thế giới?
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất của Fed có ảnh hưởng như nào với Mỹ và thế giới?

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và người theo dõi toàn cầu đã từng nghĩ rằng năm 2024 là thời điểm tuyệt vời để cắt giảm lãi suất. Nhưng với tình trạng lạm phát ngày càng nghiêm trọng hơn nhiều so với dự đoán của hầu hết mọi người, những kỳ vọng đó đang dần biến mất.
Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Giá dầu tăng khi quan chức Mỹ xoa dịu thị trường sau công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 đáng thất vọng

Giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Sáu, khi các nhà đầu tư chú ý đến nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Mỹ rằng tăng trưởng kinh tế của Mỹ có thể mạnh hơn so với dữ liệu quý 1 được công bố, cùng với lo ngại về nguồn cung khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ