Trung Quốc: Thương mại đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng

Trung Quốc: Thương mại đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng

10:07 20/07/2023

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ Tư cho biết các yếu tố phi kinh tế đang gia tăng và cản trở hoạt động thương mại quốc tế, vốn đang phải đối mặt với tình trạng cực kỳ nghiêm trọng trong nửa cuối năm nay.

Li Xingqian, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương Bộ Thương mại, cho biết: “Việc một số quốc gia thúc đẩy mạnh mẽ việc tách rời, cắt đứt chuỗi cung ứng và hạn chế ảnh hưởng là những trở ngại ngăn chặn thương mại.”

Xuất khẩu của Trung Quốc, một yếu tố đóng góp đáng kể cho tăng trưởng trong nước, đã sụt giảm trong những tháng gần đây khi tăng trưởng toàn cầu chậm lại.

Vào thứ Tư, ông Li ghi nhận sự chậm lại trên diện rộng. Ông cũng nói rằng do thương mại đã tăng trong ba năm xảy ra đại dịch Covid-19, năm nay có một cơ sở so sánh cao hơn.

Ông Li cũng trực tiếp đề cập đến các lời kêu gọi đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Ông nói: “Các công ty cho biết việc chính trị hóa thương mại của một số quốc gia đã khiến các đơn đặt hàng và hoạt động sản xuất không được chấp thuận, gây tổn hại đến lợi ích kinh tế của cả nhà cung cấp và người mua. Tuy nhiên, Bộ sẽ giúp các doanh nghiệp đối phó với những hạn chế thương mại vô lý”.

Bộ Thương mại đã không đề cập đến bất cứ điều gì về các biện pháp kiểm soát xuất khẩu được công bố gần đây, sẽ có hiệu lực vào ngày 1/8 đối với hai kim loại chủ chốt.

Hoa Kỳ đang sử dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của riêng mình với nỗ lực hạn chế sự phát triển công nghệ cao của Trung Quốc. Căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã leo thang trong vài năm qua, khiến các quốc gia khác cũng phải hành động.

Trong khi đó, Trung Quốc đang tìm cách giữ chân và thu hút đầu tư nước ngoài. CEO Apple Tim Cook, CEO Tesla Elon Musk cùng nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khác đã tới Trung Quốc kể từ khi nước này nới lỏng các hạn chế biên giới.

Bộ Thương mại cho biết hôm thứ Tư rằng Bộ trưởng Wang Wentao đã gặp gỡ hơn 20 giám đốc điều hành của các công ty nước ngoài trong năm nay. Bộ nhắc lại nỗ lực thiết lập các hội nghị hợp tác thường xuyên với các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc và giải quyết các thách thức trong hoạt động.

Trong số các kế hoạch khác, Bộ cho biết họ sẽ thực hiện các thay đổi để cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tăng quy mô đầu tư chiến lược của họ vào các công ty niêm yết.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

“Dự luật to đẹp” của Donald Trump mang lại nguồn tài trợ khổng lồ cho chiến dịch trấn áp nhập cư của Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

“Dự luật to đẹp” của Donald Trump mang lại nguồn tài trợ khổng lồ cho chiến dịch trấn áp nhập cư của Mỹ

Dự luật ngân sách được Tổng thống Donald Trump ca ngợi là “to đẹp” vừa được Quốc hội Mỹ thông qua đã khiến dư luận dậy sóng khi phân bổ một khoản tiền lớn cho các cơ quan thực thi nhập cư. Dự luật mở đường cho cuộc trục xuất người nhập cư không giấy tờ quy mô lớn, kéo theo hàng loạt chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền, giáo hội và giới phân tích, cho rằng nó không chỉ làm gia tăng lạm quyền mà còn gieo rắc bất ổn trong cộng đồng người nhập cư khắp nước Mỹ.
Nhật Bản: Tiêu dùng khởi sắc, lạm phát hạ nhiệt nhưng rủi ro từ Mỹ vẫn là ẩn số

Nhật Bản: Tiêu dùng khởi sắc, lạm phát hạ nhiệt nhưng rủi ro từ Mỹ vẫn là ẩn số

Chi tiêu hộ gia đình tại Nhật Bản tăng vượt kỳ vọng trong tháng 5, đạt mức cao nhất trong gần ba năm, cho thấy tín hiệu tiêu dùng đang hồi phục. Tuy nhiên, các rủi ro từ chính sách thuế quan của Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh chưa có thỏa thuận thương mại rõ ràng, vẫn phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng và thu nhập. Ngân hàng Trung ương Nhật tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến này để điều chỉnh chính sách phù hợp.
RBA đối mặt áp lực nới lỏng mạnh hơn khi lạm phát giảm và tăng trưởng chậm lại

RBA đối mặt áp lực nới lỏng mạnh hơn khi lạm phát giảm và tăng trưởng chậm lại

Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh chu kỳ cắt giảm lãi suất do lạm phát hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến và tăng trưởng kinh tế chững lại. Đa số nhà kinh tế dự báo RBA sẽ hạ lãi suất 25 bps xuống 3.60% trong tháng 7, với khả năng tiếp tục nới lỏng vào tháng 8. Bất chấp lãi suất giảm, đồng AUD vẫn tăng giá nhờ đồng USD suy yếu, trong khi triển vọng tiêu dùng yếu và rủi ro thương mại toàn cầu khiến lộ trình chính sách tiền tệ tiếp theo vẫn còn nhiều bất định.
Thỏa thuận Mỹ - Việt: Cơ hội thương mại lớn nhưng lực cản đến từ năng lượng và tiêu dùng

Thỏa thuận Mỹ - Việt: Cơ hội thương mại lớn nhưng lực cản đến từ năng lượng và tiêu dùng

Thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ và Việt Nam mở ra kỳ vọng xuất khẩu cao hơn cho xe SUV và khí LNG từ Mỹ, song thực tế tại Việt Nam vẫn nghiêng về xe máy và điện than giá rẻ. Cơ cấu hạ tầng, ưu tiên năng lượng tái tạo và nhu cầu giữ chi phí thấp trong sản xuất có thể hạn chế tiềm năng tiêu thụ các mặt hàng giá trị cao từ Mỹ trong ngắn hạn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ