Tổng hợp thị trường ngày 04/03: FED bất ngờ cắt giảm lãi suất 0.5% với lo ngại dịch cúm nCoV tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu

Tổng hợp thị trường ngày 04/03: FED bất ngờ cắt giảm lãi suất 0.5% với lo ngại dịch cúm nCoV tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu

Quỳnh Nguyễn

Quỳnh Nguyễn

Currency Analyst

17:45 04/03/2020

Trong phiên ngày 03/03/2020 rất lâu rồi FED mới thực hiện một lần điều chỉnh chính sách tiền tệ bất ngờ và mạnh tay khi cắt giảm lãi suất tới 0.5%.

Động thái như thế này chỉ diễn ra khi FED nhận thấy rủi ro thật sự với nền kinh tế, và đặc biệt trong giai đoạn này kinh tế toàn cầu đang suy yếu, cùng với đó là những mối lo về suy thoái kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng của dịch cúm nCoV.

Chủ tịch Fed Jerome Powell lưu ý rằng ngân hàng trung ương không sẵn sàng sử dụng bất kỳ công cụ bổ sung nào để kích thích nền kinh tế ngoài việc cắt giảm lãi suất. Điều này có thể đã làm thất vọng các nhà đầu tư phố Wall.

Nguồn: FED

Thống kê FED đã thực hiện cắt giảm lãi suất trên 25 điểm cơ bản trong 6 lần trước đây:

9/2007 cắt 0.5%,
22/1/2008 cắt 0.75%,
30/01/2008 cắt 0.5%,
18/03/2008 cắt 0.75%,
08/10/2008 cắt 0.5%,
16/12/2008 cắt 0.75%.
Diễn biến thị trường Chứng khoán Mỹ giai đoạn FED liên tục cắt giảm lãi suất từ 2007-2008.

Các lần cắt giảm lãi suất trên 0.5% của FED đều có tác động tạm thời với tâm lý thị trường, tuy nhiên phản ứng sau đó cho thấy tâm lý thị trường trở nên lo ngại rủi ro với suy thoái kinh tế càng cao hơn khi FED phản ứng mạnh tay trong thời gian ngắn. Hành động cắt giảm lãi suất khẩn cấp chứng tỏ FED đã nhận ra được các rủi ro suy thoái kinh tế trên toàn cầu.

Chart: S&P 500 - Tradingview

Đối chiếu với thời điểm hiện tại khi suy thoái kinh tế đang hiện rõ hơn: tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu, kinh tế Trung Quốc (TQ) suy giảm mạnh sau nhiều đòn trừng phạt thuế quan của Mỹ và tác động từ dịch cúm Coronavirus. Trong khi đó các nền kinh tế phát triển khác cũng đã có các động thái cắt giảm lãi suất trong năm 2018, 2019 và có thể tình hình diễn biến phức tạp và lây lan nhanh chóng của nCoV sẽ buộc các ngân hàng trung ương phải nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa.

Biểu đồ so sánh sự suy giảm lợi suất trái phiếu Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác đang cho thấy xu hướng dịch chuyển dòng tiền về trái phiếu tăng cao kỷ lục, thể hiện tâm lý thị trường đang rất lo ngại về cuộc khủng hoảng kinh tế đang đến gần.

Lợi suất trái phiếu hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đều giảm mạnh, riêng lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đã giảm qua mức thấp nhất kể từ 2008. Trong khi đó lãi suất thực tế hiện tại của FED trước khi cut 0.5% đang ở mức 1.75%, tương đối cao so với mức lãi suất trái phiếu hiện tại (US10Y = 0.975%).

Chart: Lợi suất trái phiếu chính phủ - Tradingview

Đường cong lợi suất trái phiếu Mỹ đang có dấu hiệu đảo chiều khi lợi suất trái phiếu ngắn hạn đều tăng cao hơn và hiện tại đã cao hơn lợi suất trái phiếu 5 năm và 10 năm

Chart: Chênh lệch đường cong lợi suất 10 năm - 1 năm

Thị trường chứng khoán Mỹ có tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ 2008 là một trong những nguyên nhân khiến FED hành động cắt giảm lãi suất bất ngờ. Mặc dù các lần cắt giảm lãi suất trước đó của FED, thị trường chứng khoán Mỹ đều phản ứng tích cực, tuy nhiên trong lần cắt giảm lần này thị trường đã phản ứng khác và có thể nhà đầu tư đã bắt đầu thấy lo lắng và rút dần khỏi các kênh đầu tư mạo hiểm. Chỉ số SPX giảm 2.81%, chỉ số Dow Jones giảm 2.94% sau khi FED cắt lãi suất bất ngờ.

Chart: Tradingview

Có một mối lo ngại về việc FED cắt giảm lãi suất liên tục có thể sẽ khiến thị trường hoảng loạn hơn, bởi khi lãi suất đã được hạ xuống quá thấp sẽ không còn dư địa cho những lần cắt giảm tiếp theo, có nghĩa là FED sẽ phải thực hiện các chính sách nới lỏng khác nếu lãi suất không phát huy tác dụng sau khi đã cắt giảm xuống mức gần 0.

Phản ứng của đồng USD sau khi FED cắt lãi suất vừa qua không quá mạnh, cho thấy thị trường đã thật sự phản ánh việc này từ trước đó. Phân tích diễn biến tâm lý thị trường theo thời gian tới tác động đến đồng USD sau khi FED hạ lãi suất: thị trường sẽ kỳ vọng các nền kinh tế khác cũng sẽ hạ lãi suất theo. Tuy nhiên, tốc độ hạ lãi suất của FED đang được đánh giá mạnh hơn do chênh lệch lãi suất thực tế của FED so với các Ngân hàng Trung ương khác là khá cao.

Chart: DXY - Tradingview

Phân tích kỹ thuật: DXY đang kiểm tra lại mức hỗ trợ tại vùng 97.0 hiện tại. MACD đã tạo dấu hiệu đảo chiều mạnh cùng với đó giá đã đóng cửa Daily dưới vùng mây Ichimoku hiện tại. Dự báo đồng USD sẽ tiếp tục breakout vùng hỗ trợ trên hình và giảm về mức 96.00

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gió đã xoay chiều với Fed?
Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

Gió đã xoay chiều với Fed?

Các nhà giao dịch hợp đồng tương lai lãi suất của Fed đang định giá khoảng 2/3 cơ hội tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6, tăng từ mức khoảng 15% một tuần trước.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ