Technical Analysis 101. Hướng dẫn toàn diện về các mô hình giá (Part 3)

Technical Analysis 101. Hướng dẫn toàn diện về các mô hình giá (Part 3)

Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

17:13 10/05/2020

Cùng tìm hiểu về mô hình Tam giác - Triangle và những ứng dụng hữu ích của nó.

Trong phần này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về một mô hình cũng rất phổ biến và có tính ứng dụng cao trong phân tích kỹ thuật: Mô hình Tam giác – Triangle. Có nhiều biến thể khác nhau của mô hình này mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tam giác cân – Symmetrical triangle

Mô hình tam giác cân là mô hình mà đường nối các đỉnh bên trên và đường nối các đáy bên dưới tụ lại với nhau, tạo thành hình dạng giống một tam giác cân. Điều xảy ra ở đây là thị trường đang tạo ra những đỉnh thấp hơn và đáy cao hơn, nghĩa là cả phe mua lẫn phe bán không phe nào đủ sức đẩy giá đi xa để tạo ra một xu hướng rõ ràng. Nếu đây là một trận chiến giữa phe mua và phe bán thì kết quả hiện đang hòa, giá có xu hướng tích lũy trong biên độ hẹp dần.

Mô hình tam giác cân

Trong biểu đồ bên trên, có thể thấy cả phe mua lẫn bán đều không thể đẩy giá đi theo chiều của họ muốn. Điều này thể hiện trên biểu đồ qua việc giá tạo các đỉnh thấp hơn và đáy cao hơn. Khi hai đường bên trên và dưới đến gần nhau hơn có nghĩa là khả năng phá vỡ sắp xảy ra. Chúng ta không biết giá sẽ đi theo chiều nào nhưng chúng ta có thể biết rằng thị trường sắp bùng nổ và giá sẽ đi về một phía. Vậy làm sao có thể giao dịch với mô hình này?

Chúng ta có thể đặt lệnh chờ bên trên cạnh trên và bên dưới cạnh dưới của tam giác. Vì chúng ta đã đoán được rằng giá sớm muộn gì cũng phá vỡ mô hình ở một phía nên chúng ta cứ chuẩn bị sẵn để đi theo hướng mà giá chọn.

Giao dịch với mô hình tam giác cân

Trong ví dụ trên, nếu chúng ta đặt lệnh chờ mua ở trên cạnh trên mô hình tam giác, chúng ta sẽ có lợi nhuận tốt. Nếu bạn có đặt lệnh chờ bán ở dưới cạnh dưới của tam giác thì có thể hủy lệnh ngay sau khi giá đã kích hoạt lệnh ở trên.

Tam giác tăng – Ascending triangle

Mô hình này xuất hiện bao gồm 1 cạnh ngang bên trên và 1 cạnh dốc lên bên dưới cho tam giác. Mô hình này diễn ra do giá đã gặp 1 vùng kháng cự mà phe mua không thể đẩy giá vượt qua đó. Tuy nhiên, họ dần dần đẩy giá lên cao hơn, thể hiện qua việc tạo ra những đáy cao hơn ở bên dưới.

Mô hình tam giác tăng

Trong biểu đồ bên trên, bạn có thể thấy rằng phe mua đang bắt đầu tăng thêm sức mạnh bởi vì họ luôn tạo ra những đáy cao mới. Phe mua tạo áp lực mạnh lên kháng cự ở bên trên và kết quả là sự phá vỡ xảy ra.

Câu hỏi được đặt ra sẽ là “Giá sẽ đi theo hướng nào? Phe mua sẽ phá được kháng cự hay kháng cự sẽ thắng?” Nhiều kiến thức sách vở cho rằng trong hầu hết trường hợp, phe mua sẽ thắng trận chiến và giá sẽ phá vỡ kháng cự. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi thì không phải lúc nào cũng như vậy. Đôi khi vùng kháng cự quá mạnh và phe mua không có đủ sức để phá vỡ vùng này.

Giá thường sẽ đi lên sau khi phá vỡ mô hình trong phần lớn trường hợp. Điều tôi muốn nói ở đây là bạn đừng quá ám ảnh vào việc giá sẽ đi bên nào, mà bạn hãy sẵn sàng cho việc nó đi bất cứ bên nào cũng được. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ đặt lệnh chờ mua phía trên đường kháng cự bên trên và lệnh chờ bán ở dưới cạnh dốc lên bên dưới.

Giao dịch với mô hình tam giác tăng

Trong trường hợp này, phe mua đã thua trong cuộc chiến và giá đã giảm điểm. Bạn có thể thấy mức độ giảm điểm xấp xỉ với chiều cao của mô hình tam giác. Chúng ta đã có lợi nhuận nếu đặt lệnh chờ bán phía dưới cạnh dưới của mô hình tam giác này.

Tam giác giảm – Descending Triangle

Đây là mô hình ngược lại với tam giác tăng bên trên. Mô hình tam giác giảm bao gồm một hỗ trợ nằm ngang ở dưới và một cạnh trên dốc xuống với các đỉnh thấp dần.

Mô hình tam giác giảm

Trong biểu đồ bên trên, bạn có thể thấy rằng giá dần dần tạo những đỉnh thấp hơn, ngụ ý rằng là phe bán đang thắng thế so với phe mua. Trong phần lớn trường hợp, giá sẽ phá vỡ đường hỗ trợ bên dưới và tiếp tục giảm điểm. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, khi mà hỗ trợ quá mạnh, giá sẽ bật lên trở lại và tạo thành hướng lên mạnh. Tin tốt ở đây là chúng ta không cần quan tâm đến việc giá sẽ đi đâu. Chúng ta chỉ cần biết rằng nó sẽ đi đâu đó và sẽ chuẩn bị sẵn kế hoạch giao dịch. Có thể đặt lệnh chờ bán phía dưới hỗ trợ và lệnh chờ mua phía trên cạnh trên của tam giác.

Giao dịch với mô hình tam giác giảm

Cảm ơn các bạn đã theo dõi và ủng hộ team dubaotiente.com nhé, hẹn gặp lại trong các phần tiếp theo của series. Happy Trading !!

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các sàn forex đang trục lợi trader bằng đòn bẩy cao?
Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

Các sàn forex đang trục lợi trader bằng đòn bẩy cao?

Tại sao các bên tạo lập cung cấp đòn bẩy cao? Với việc phần lớn (rất lớn) các trader forex thua lỗ, liệu các sàn giao dịch có đang lợi dụng rủi ro của họ? Hay họ chuyển lệnh sang hệ thống liên ngân hàng và ăn chênh lệch? Đây là một số câu trả lời.
Bạn là nhà đầu tư theo phong cách nào?
Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

Bạn là nhà đầu tư theo phong cách nào?

Trong việc đầu tư vào một loại tài sản hoặc giao dịch trên thị trường tài chính nói chung, nhà đầu tư sẽ phải bỏ thời gian và năng lượng cho thị trường tài sản đó, chưa nói đến các vấn đề về kiến thức thị trường và tâm lý đầu tư, quản trị tài chính. Vậy có những style đầu tư như thế nào trên thị trường? Điều này sẽ giúp bạn trang bị tư duy phù hợp cho việc ra quyết định.
Tất cả những gì bạn cần biết về Quỹ tương hỗ - Mutual Funds
Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

Tất cả những gì bạn cần biết về Quỹ tương hỗ - Mutual Funds

Quỹ tương hỗ là gì? Quỹ tương hỗ là một công ty tập hợp tiền từ nhiều nhà đầu tư và đầu tư tiền vào chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu và nợ ngắn hạn. Các khoản nắm giữ của quỹ tương hỗ được gọi là danh mục đầu tư của nó. Các nhà đầu tư mua cổ phần trong quỹ tương hỗ. Mỗi cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu một phần của nhà đầu tư trong quỹ và thu nhập mà nó tạo ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ