Tại sao bạn cần có một chiến lược giao dịch?

Tại sao bạn cần có một chiến lược giao dịch?

Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

16:57 23/03/2020

Là một Forex Trader, bạn chắc chắn đã bắt gặp nhiều khuyến nghị giao dịch đi theo một “chiến lược” nào đó. Tuy nhiên, chi tiết của lời khuyên này thường có vẻ khá mơ hồ. Trong bài viết này, tôi sẽ tập trung nói về những điều quan trọng nhất bạn cần biết về chiến lược giao dịch Forex, hi vọng rằng chúng sẽ hữu ích cho bạn.

Về bản chất, chiến lược giao dịch là một bộ quy tắc để vào và ra thị trường. Với một chiến lược tốt, bạn sẽ có một kế hoạch hành động sẵn sàng để sử dụng. Bạn cần kiểm tra xem tình hình thị trường có phù hợp với các điều kiện được nêu trong chiến lược hay không, và khi điều đó xảy ra, hãy mở một trạng thái giao dịch.

Lợi ích khi có một chiến lược giao dịch

Có lẽ không cần nói nhiều về lợi ích của tính kỷ luật và việc tuân thủ theo các nguyên tắc trong giao dịch.

Thứ nhất, chúng giúp loại bỏ những cảm xúc có hại (tham lam, sợ hãi, bất an,…) ra khỏi danh sách các nguyên nhân mắc lỗi hàng ngày của bạn. Thứ hai, với môt chiến lược rõ ràng, bạn chắc chắn sẽ giảm được khối lượng công việc khi giao dịch do vùng phân tích được giới hạn đáng kể. Tất nhiên, không có chiến lược giao dịch nào là “chén thánh” cho người lười biếng, mỗi chiến lược bạn tìm thấy trên mạng hay được chia sẻ từ các trader khác đều đòi hỏi nỗ lực nghiên cứu và có những điểm hạn chế nhất định.

Thế nào là một chiến lược giao dịch tốt?

Chúng ta thống nhất với nhau rằng không có chiến lược giao dịch nào là tốt nhất. Một chiến lược giao dịch đủ tốt sẽ: (1) Phù hợp với tính cách của bạn, và (2) Có một tỷ lệ chiến thắng đủ cao, điều này cần được kiểm chứng qua dữ liệu giao dịch và đòi hỏi nhiều nỗ lực nghiên cứu từ chính bạn.

Một vấn đề nữa là thị trường có bản chất giống như một sinh vật sống, nó thay đổi và phát triển theo thời gian. Vì vậy, một chiến lược hiệu quả trong hiện tại không cho phép bạn ngủ quên trên chiến thắng, theo dõi hiệu suất của chiến lược và điểu chỉnh nó thường xuyên là công việc nên làm của trader.

Các bước để xây dựng một chiến lược giao dịch

Bước 1. Đưa ra câu trả lời trung thực cho những câu hỏi sau: bạn sẵn sàng dành bao nhiêu thời gian của mình cho giao dịch? Bạn có thói quen giữ một giao dịch trong bao lâu (nghĩa là bạn là một trader giao dịch trong ngày, trung hạn hay dài hạn)? Tại thời điểm này, bạn nên bắt đầu phát triển sự hiểu biết về các khung thời gian giao dịch bạn sẽ sử dụng.

Bước 2. Xác định điều kiện giao dịch lý tưởng của bạn và các công cụ giao dịch hiệu quả cho điều kiện thị trường đó. Bạn sẽ là một trader theo xu hướng cổ điển? Bạn thích giao dịch ngược xu hướng hoặc giao dịch trong sideway? Bạn muốn nghiên cứu một bộ công cụ cho giao dịch breakout? Một chiến lược giao dịch tốt cho giao dịch theo xu hướng có thể cho kết quả kém khi thị trường sideway, vì vậy bạn sẽ cần phải lựa chọn linh hoạt giữa các loại công cụ và chỉ báo khác nhau để ra quyết định.

Bước 3. Chọn bộ công cụ của bạn. Mỗi chỉ báo kỹ thuật có tính năng riêng của nó. Sẽ không tốt khi sử dụng các chỉ báo sai mục đích hoặc kết hợp hai loại chỉ báo có chức năng tương tự nhau trong cùng một chiến lược. Ngoài ra, không có chỉ số nào là hoàn hảo nên mục tiêu của sự kết hợp là triệt tiêu tối đa điểm yếu của chúng khi sử dụng riêng rẽ và tìm cách lọc các tín hiệu mua bán có chất lượng. Bạn sẽ cần phải biết làm thế nào các chỉ báo hoạt động, cũng như những điều kiện thị trường cụ thế để chiến lược giao dịch của bạn hoạt động. Ví dụ về một sự kết hợp tốt giữa chỉ báo Stochastic và các đường EMA hoặc Heiken Ashi. Bạn cũng cần nghiên cứu về hành vi giá (price action): nó cũng tạo ra các tín hiệu và gợi ý đáng tin cậy.

Bước 4. Hãy suy nghĩ xem bạn có kết hợp các nguyên tắc của phân tích cơ bản trong chiến lược của mình hay không và nếu có thì theo cách nào.

Bước 5. Xác định điều kiện thị trường (điều kiện cần) và quy tắc vào lệnh (điều kiện đủ) của chiến lược của bạn. Nói tóm lại, điều kiện cần chính là điều kiện thị trường hiện tại bạn đang giao dịch. Nó có thể bao gồm một hoặc nhiều bộ lọc cho bạn biết rằng xu hướng và độ biến động của thị trường hiện tại trở nên thuận lợi với việc giao dịch theo hệ thống của bạn. Một điều kiện đủ là một tín hiệu vào lệnh cụ thể.

Bước 6. Xác định một bộ tham số quản lý rủi ro nghiêm ngặt: tỷ lệ rủi ro / lợi nhuận (SL/TP) và khối lượng vào lệnh. Tỷ lệ chung hợp lý giữa SL/TP là 1: 3, với mức rủi ro không quá 1-2% tài khoản giao dịch. Tiếp theo, chọn các quy tắc thoát lệnh - tạo quy tắc xác đỉnh điểm cắt lỗ và chốt lời cho giao dịch. Một điểm thoát lệnh tốt cũng quan trọng như một điểm vào lệnh tốt.

Bước 7. Viết ra các quy tắc trong chiến lược giao dịch của bạn ra giấy. Ngay cả khi bạn chắc chắn rằng bạn nhớ tất cả các bước trong chiến lược của mình, bạn vẫn sẽ cần chúng nhắc nhở mỗi khi thị trường biến động mạnh và làm tâm trí bạn bị xao lãng.

Bước 8. Backtest chiến lược của bạn trên một tài khoản demo trong tối thiểu 6 tháng. Nếu có sai lầm, bạn sẽ có thể sửa chúng mà không bị mất tiền.

Bước 9. Bắt đầu sử dụng chiến lược của bạn trên tài khoản thật: đừng đi xa khỏi các quy tắc của bạn mà hãy tiếp tục học hỏi, suy nghĩ về cách làm cho chiến lược của bạn trở nên tốt hơn.

Chúc bạn may mắn với chiến lược giao dịch của riêng mình. Happy trading !!

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các sàn forex đang trục lợi trader bằng đòn bẩy cao?
Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

Các sàn forex đang trục lợi trader bằng đòn bẩy cao?

Tại sao các bên tạo lập cung cấp đòn bẩy cao? Với việc phần lớn (rất lớn) các trader forex thua lỗ, liệu các sàn giao dịch có đang lợi dụng rủi ro của họ? Hay họ chuyển lệnh sang hệ thống liên ngân hàng và ăn chênh lệch? Đây là một số câu trả lời.
Bạn là nhà đầu tư theo phong cách nào?
Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

Bạn là nhà đầu tư theo phong cách nào?

Trong việc đầu tư vào một loại tài sản hoặc giao dịch trên thị trường tài chính nói chung, nhà đầu tư sẽ phải bỏ thời gian và năng lượng cho thị trường tài sản đó, chưa nói đến các vấn đề về kiến thức thị trường và tâm lý đầu tư, quản trị tài chính. Vậy có những style đầu tư như thế nào trên thị trường? Điều này sẽ giúp bạn trang bị tư duy phù hợp cho việc ra quyết định.
Tất cả những gì bạn cần biết về Quỹ tương hỗ - Mutual Funds
Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

Tất cả những gì bạn cần biết về Quỹ tương hỗ - Mutual Funds

Quỹ tương hỗ là gì? Quỹ tương hỗ là một công ty tập hợp tiền từ nhiều nhà đầu tư và đầu tư tiền vào chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu và nợ ngắn hạn. Các khoản nắm giữ của quỹ tương hỗ được gọi là danh mục đầu tư của nó. Các nhà đầu tư mua cổ phần trong quỹ tương hỗ. Mỗi cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu một phần của nhà đầu tư trong quỹ và thu nhập mà nó tạo ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ