Phân tích cơ bản một cặp tỷ giá như thế nào?

Phân tích cơ bản một cặp tỷ giá như thế nào?

12:43 16/02/2020

Trong bài viết này, tôi sẽ tiến hành hướng dẫn các bạn phân tích cơ bản trực tiếp cho một cặp tỷ giá, lấy ví dụ điển hình là cặp USD/JPY, bao gồm cách thức thực hiện và cách diễn giải phân tích. Dữ liệu sử dụng là trong giai đoạn sáu tháng từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2018, vì vậy bạn có thể tự đứng ở thời điểm hiện tại để đánh giá ngược lại xem kết quả dự báo thực sự hữu ích như thế nào.

Chúng ta bắt đầu với bước đầu tiên:

Bước 1: Thu thập dữ liệu

Bước đầu tiên là tạo một bảng excel ghi lại các dữ liệu kinh tế quan trọng nhất bằng cách đối chiếu các dữ liệu liên quan từ giai đoạn gần thời điểm đánh giá. Trong ví dụ này (cặp USD/JPY tại thời điểm tháng 9/2018), tôi đang xem xét dữ liệu kinh tế của 6 tháng gần nhất, chúng ta cần kiểm tra và so sánh cả dữ liệu thực tế (actual) so với dự báo (forecast).

Bốn loại dữ liệu chúng ta sẽ xem xét bao gồm: GDP, lạm phát, lãi suất và quan điểm chính sách của Ngân hàng Trung ương (NHTW). Ba loại đầu tiên chỉ đơn giản là những con số, vì vậy việc phân tích là khá dễ dàng. Quan điểm của NHTW sẽ khó khăn hơn để định lượng, vì chúng ta cần tóm tắt và tổng hợp thông tin thông qua “giọng điệu” các bài phát biểu của NHTW hàng tháng là “bồ câu” hay “diều hâu”, tôi sẽ nói kỹ hơn về điều này ở phần sau.

Bảng excel ghi thông tin của chúng ta sẽ trông như thế này:

Hãy bắt đầu điền các dữ liệu vào từng cột, bắt đầu với đồng USD, chỉ cần điền các dữ liệu GDP, lạm phát và lãi suất của 6 tháng gần nhất, bao gồm cả dữ liệu thực tế và dự báo. Highlight xanh là tích cực hơn dự báo, trong khi màu đỏ là tiêu cực hơn dự báo.

Nguồn dữ liệu tôi thường dùng là https://www.forexfactory.com/calendar.php.

Tất cả những việc còn lại bây giờ là điền vào cột dữ liệu của NHTW. Điều này đòi hỏi một chút nghiên cứu và sự thận trọng. Bạn có thể tìm một nhà phân tích mà bạn tin tưởng, người xem xét từng tuyên bố chính sách và cuộc họp báo từ FOMC, trừ khi bạn cảm thấy bạn có chuyên môn và thời gian để tự kiểm tra tất cả các kịch bản có thể xảy ra. Tin vui là Dubaotiente.com và một số nguồn tin uy tín khác luôn có những chuyên gia sẵn sàng giúp bạn làm việc đó. Để đơn giản hóa, chúng ta đánh giá biên bản họp Fed mỗi kỳ và xác định xem chúng theo hướng nới lỏng hay thắt chặt tiền tệ, và liệu có sự khác biệt nào so với dự báo hay không. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là xem xét các phiếu bầu từ mỗi thành viên FOMC về việc có nên tăng, giảm hay giữ nguyên lãi suất - khi số phiếu thay đổi, bạn có thể lưu ý xu hướng của sự thay đổi đó để xác định xu hướng của chính sách. Lưu ý rằng chỉ có 8 phiên họp của FOMC trong năm (tương ứng 8 biên bản họp được công bố), vì vậy các hàng dữ liệu cho tháng 6 và tháng 3 vẫn bỏ trống.

Bảng kết quả cuối cùng sẽ như sau:

Bước 2: Phân tích dữ liệu

Hãy bắt đầu bằng cách xem xét số liệu GDP như là một chỉ số tăng trưởng kinh tế cơ bản. GDP rõ ràng đã có một quỹ đạo đi lên trong 6 tháng qua. Rất hiếm khi một nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ cho thấy sự gia tăng GDP với tỷ lệ cao tới mức 4.2%. Chúng ta cũng có thể thấy rằng hầu hết các số liệu thực tế đều đạt hoặc vượt dự báo. Vì vậy, chúng ta có những dấu hiệu rõ ràng về một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ vượt mong đợi và điều đó về cơ bản là tốt cho giá trị của đồng USD.

Tiếp theo, hãy để nhìn vào số liệu lạm phát, hiện tại đang rất thấp và không có xu hướng tăng. Điều này có thể được hiểu là một dấu hiệu bullish, vì nền kinh tế không cho thấy dấu hiệu tăng trưởng quá nóng. Mặt khác, lạm phát thấp sẽ không làm lãi suất tăng mạnh và điều này có thể ngăn đồng USD tăng giá một cách nhanh chóng.

Chuyển qua cột tiếp theo, chúng ta thấy lãi suất đã tăng đều đặn trong giai đoạn này, đó là một dấu hiệu tăng giá của USD, vì các loại tiền tệ có xu hướng tăng giá khi lãi suất tăng trong ngắn hạn. Chúng ta cũng có lưu ý rằng, không có sự tăng hoặc giảm lãi suất nào khác biệt so với kỳ vọng, cho thấy rằng ngân hàng trung ương đã không bị buộc phải thực hiện bất kỳ biện pháp cấp bách nào. Nhìn chung, chỉ số này có vẻ khá lạc quan.

Cuối cùng, hãy kiểm tra quan điểm chính sách của NHTW. FOMC đã báo hiệu cho việc tăng lãi suất cả năm. Thị trường đã mong đợi một đợt tăng lãi suất trong những tháng tiếp theo, lên tới 2.25%, nhưng dường như điều này ngày càng khó xảy ra. Đây là một chỉ số ôn hòa.

Như vậy, những phân tích cơ bản kể trên cho chúng ta biết thêm điều gì về đồng USD? Chúng ta thấy một nền kinh tế với sự tăng trưởng lành mạnh và không có dấu hiệu của lạm phát cao. Do đó, có thể sẽ không có một đợt tăng lãi suất nào lớn ở thời điểm hiện tại. Điều này cho thấy rằng có thể có một số động lực giảm giá ngắn hạn đối với USD vì các vị thế mua ròng (long) USD có thể bị cắt giảm khi xác suất của việc tăng lãi suất giảm đi. Tuy nhiên, nền kinh tế có vẻ mạnh mẽ, vì vậy có vẻ không khôn ngoan khi giữ vị thế short với đồng USD. Tôi sẽ tóm tắt phân tích này bằng cách kết luận tổng thể là tăng giá hoặc đi ngang đối với đồng USD, có nghĩa là tôi sẽ không Short USD ở điều kiện hiện tại.

Phân tích cơ bản tương tự đối với đồng JPY

Sau khi hoàn thành một phân tích cơ bản về USD, bây giờ tôi sẽ làm tương tự cho một đồng tiền lớn khác: Yên Nhật. Sử dụng cùng một bảng tính giống như tôi đã sử dụng cho USD, đây là những gì chúng ta nhận được sau khi nhập những dữ liệu kinh tế liên quan:

Điều đầu tiên cần lưu ý là nền kinh tế Nhật về cơ bản là yếu, vì tăng trưởng GDP có xu hướng giảm trong suốt cả năm nay. Trong phần lớn thời gian của năm, dữ liệu GDP thực tế nằm dưới mức dự báo. Hiện tại có một chút tích cực trong 2 tháng gần đây, nhưng về cơ bản xu hướng chung vẫn là giảm. Lạm phát vẫn ở mức thấp khiến cho lãi suất duy trì ở mức âm, và thực tế có nhiều nhà phân tích dự báo một chính sách tiền tệ thậm chí còn nới lỏng hơn. NHTW Nhật Bản theo đuổi mục tiêu lạm phát 2%, và mặc dù gần tình hình có vẻ tốt hơn, câu chuyện của năm nay là lạm phát vẫn ở mức thấp. Đây là những tín hiệu bearish cho đồng Yên Nhật. Cuối cùng, nhìn vào các tuyên bố của Ngân hàng Trung ương, điều ngạc nhiên duy nhất chúng ta thấy là một sự ôn hòa (dovish) hơn một chút so với quan điểm chính sách của các cuộc họp trước.

Nhìn chung, mặc dù có một chút hy vọng rằng bức tranh nền kinh tế có thể trở nên khởi sắc hơn cho Nhật Bản, nhưng vẫn là đáng thất vọng xét trên các số liệu cơ bản. Điều này củng cố cho quan điểm giảm giá đối với Yên Nhật từ mức hiện tại.

Kết luận

Phân tích cơ bản của tôi về cặp tỷ giá USD/JPY đưa ra xu hướng tổng thể là tăng, dựa trên quan điểm giảm giá đối với Yên Nhật và tăng hoặc trung lập với đồng USD. Cặp tiền tệ USD/JPY trên thực tế đã di chuyển theo hướng này trong những tháng gần đây, mặc dù ở tốc độ chậm. Theo phân tích cơ bản phía trên, xu hướng này có nhiều khả năng sẽ tiếp tục trong tương lai gần.

Lời cảnh báo: Tôi tin rằng phân tích cơ bản nên được sử dụng như một bộ lọc cho các giao dịch, chứ không phải là một tín hiệu giao dịch theo một hướng nhất định. Điều này có nghĩa rằng, phân thích của tôi trong bài này là một trong những lý do để có niềm tin nhiều hơn vào xu hướng tăng của cặp tỷ giá USD/JPY tại thời điểm viết, miễn là nó tiếp tục được duy trì.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các sàn forex đang trục lợi trader bằng đòn bẩy cao?
Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

Các sàn forex đang trục lợi trader bằng đòn bẩy cao?

Tại sao các bên tạo lập cung cấp đòn bẩy cao? Với việc phần lớn (rất lớn) các trader forex thua lỗ, liệu các sàn giao dịch có đang lợi dụng rủi ro của họ? Hay họ chuyển lệnh sang hệ thống liên ngân hàng và ăn chênh lệch? Đây là một số câu trả lời.
Bạn là nhà đầu tư theo phong cách nào?
Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

Bạn là nhà đầu tư theo phong cách nào?

Trong việc đầu tư vào một loại tài sản hoặc giao dịch trên thị trường tài chính nói chung, nhà đầu tư sẽ phải bỏ thời gian và năng lượng cho thị trường tài sản đó, chưa nói đến các vấn đề về kiến thức thị trường và tâm lý đầu tư, quản trị tài chính. Vậy có những style đầu tư như thế nào trên thị trường? Điều này sẽ giúp bạn trang bị tư duy phù hợp cho việc ra quyết định.
Tất cả những gì bạn cần biết về Quỹ tương hỗ - Mutual Funds
Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

Tất cả những gì bạn cần biết về Quỹ tương hỗ - Mutual Funds

Quỹ tương hỗ là gì? Quỹ tương hỗ là một công ty tập hợp tiền từ nhiều nhà đầu tư và đầu tư tiền vào chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu và nợ ngắn hạn. Các khoản nắm giữ của quỹ tương hỗ được gọi là danh mục đầu tư của nó. Các nhà đầu tư mua cổ phần trong quỹ tương hỗ. Mỗi cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu một phần của nhà đầu tư trong quỹ và thu nhập mà nó tạo ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ