Phân tích chuyên sâu Bitcoin on-chain – Các nhà đầu tư dài hạn có phản ứng gì với đà bán tháo tuần trước?

Phân tích chuyên sâu Bitcoin on-chain – Các nhà đầu tư dài hạn có phản ứng gì với đà bán tháo tuần trước?

17:59 14/09/2021

Trong báo cáo này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân của làn sóng đóng vị thế Long lạm dụng đòn bẩy khiến giá Bitcoin giảm mạnh tuần vừa qua, cũng như đào sâu vào những động thái quan sát được từ nguồn cung của Bitcoin thông qua phân tích on-chain, và tìm ra manh mối về sentiment của các Hodler ngắn hạn và dài hạn.

Bitcoin đã trải qua đợt bán tháo với biến động cao vào đầu tuần trước, sau khi chạm mốc cao nhất quanh $52.9k, đồng tiền điện từ bị  bán tháo và có lúc chạm mốc thấp nhất tại $44,196. Nguyên nhân chính của cú bán tháo có vẻ đến từ làn sóng thoát các trạng thái future sử dụng đòn bẩy quá mức.

Trong khi đó, tại các thị trường spot và on-chain, xu thế tích lũy và nắm giữ dài hạn của nhà đầu tư vẫn đang diễn ra và chưa bị ảnh hưởng. Mặc dù đã trải qua đợt bán tháo hơn 50% vào tháng 5, một đợt phục hồi mạnh mẽ từ vùng đáy $29k và giờ là một đợt bán tháo khác, các HODLer dường như vẫn đứng vững.

Trong báo cáo này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu làn sóng thoát vị thế sử dụng đòn bẩy khiến giá giảm mạnh vừa qua, cũng như đào sâu vào những động thái quan sát được từ nguồn cung của Bitcoin thông qua phân tích on-chain.

Thị trường phái sinh tạo ra cơn chấn động

Những tuần gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh số lượng hợp đồng mở cũng như funding rate của các hợp đồng tương lai vĩnh cửu của cả Bitcoin và Ethereum. Nói cách khác, các nhà giao dịch đang sử dụng ngày càng nhiều đòn bẩy để tham gia vào thị trường và niềm tin của họ đang rất lớn vào xu hướng tăng.

Điều này làm nổi bật rủi ro ngày càng tăng rằng việc lạm dụng đòn bẩy, với xu hướng dài hạn, có thể tạo ra áp lực cho giá. Vào thứ Ba tuần trước, cả BTC và ETH thực sự đã chứng kiến ​​một đợt bán tháo đáng kể, Bitcoin giảm hơn $10k chỉ trong một giờ. Sự kiện này đã giải phóng phần lớn đòn bẩy tích lũy, và thị trường gần như đi ngang trong suốt những ngày còn lại của tuần.

Từ mức đỉnh 13.4 tỷ đô la tổng trị giá hợp đồng mở Bitcoin trên thị trường tương lai, đã có tổng cộng 4 tỷ đô la (30%) được đóng và xóa trong vòng một giờ, sau đó đi ngang quanh 9.4 tỷ đô la trong thời gian còn lại.

30% tổng số hợp đồng mở bị đóng trong 1 giờ

Nếu sử dụng chỉ số đo lường hoạt động thanh lý vị thế Long (Long Liquidation Dominance metric), chúng ta có thể thấy rằng ngay trước đợt bán tháo này, thị trường tương lai đã thực sự trải qua một đóng trạng thái Short, khiến giá bị đẩy lên mức cao nhất 52.8 nghìn USD. Hoạt động thanh lý vị thế Short chiếm 80% tổng số vị thế được thanh lý trong thời gian này.

Ngay sau khi Bitcoin lên tới vùng đỉnh này, điều ngược lại đã xảy ra, với tỷ lệ thanh lý hợp đồng Long tăng vọt lên 68%, diễn ra khi giá BTC giảm hơn 10k USD từ đỉnh.

Làn sóng đóng vị thế Long tăng vọt và chiếm 68% dominance

Các thị trường quyền chọn cũng chứng kiến khối lượng gia tăng đột biến, khi các trader đổ xô đi phòng hộ cho tài sản cơ sở của họ. Đây đã trở thành hành vi khá điển hình trong năm nay khi thị trường quyền chọn liên tục chứng kiến hoạt động nhộn nhịp lúc xảy ra các đợt bán tháo.

Tổng khối lượng giao dịch trên thị trường quyền chọn tăng dần kể từ khi hoạt động tương đối tạm lắng từ tháng 5 đến tháng 7. Trong đợt bán tháo hôm thứ Ba tuần trước, khối lượng quyền chọn được giao dịch đã đạt mức cao nhất trong nhiều tháng là 1.3 tỷ đô la.

Tổng khối lượng giao dịch quyền chọn đạt 1.3 tỷ USD

Sau một thời gian rất ngắn funding rate chuyển sang âm trong thời gian bán tháo, hợp đồng tương lai Bitcoin vĩnh cửu đã quay trở lại với funding rate dương nhẹ, cho thấy rằng các nhà giao dịch vẫn đang kỳ vọng vào đà tăng giá. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng funding rate vẫn đang thấp hơn nhiều so với mức trước khi xảy ra cú bán tháo, điều này cho thấy rằng các trader đang giảm mức sử dụng đòn bẩy.

Funding rate phục hồi nhưng vẫn thấp so với mức đỉnh gần nhất

 

Phản ứng của thị trường spot và on-chain

Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét cách thị trường spot và thị trường on-chain phản ứng như thế nào với đợt bán tháo này. Chúng ta bắt đầu bằng cách xem xét chỉ số Average Coin Dormancy - độ tuổi trung bình của đồng coin được bán ra trong ngày hôm đó, được điều chỉnh trên mỗi đơn vị BTC bán ra:

Dormancy không tăng vọt trong thời gian xảy ra cú bán tháo, điều này cho thấy độ tuổi trung bình của đồng coin bán ra vào thời điểm đó tương đối trẻ, những đồng có thời gian nắm giữ lâu hơn vẫn chưa bị lung lay.

Dormancy tiếp tục giảm trong tuần, quay trở lại vùng đáy của năm 2020, trước chu kỳ tăng giá, cho thấy thị trường có xu hướng thích nắm giữ dài hạn nhiều hơn.

 

Dormancy quay trở lại vùng đáy của năm 2020, trước chu kỳ tăng giá

Revived supply là một dữ liệu cho chúng ta biết lượng BTC được bán ra với một độ tuổi cụ thể. Ta có thể sử dụng công cụ này để đánh giá xem liệu số coin được HODL trước đây có đang quay trở lại lưu thông hay chúng vẫn đang được HODL. Nếu chỉ số Revived supply tăng, nó có thể cho thấy sự thay đổi tiêu cực trong niềm tin của nhà đầu tư, nếu chỉ số này thấp, nó cho thấy niềm tin của các HODLer vẫn còn nguyên vẹn.

Trong tuần này, revived supply của các coin có độ tuổi từ 1 năm trở lên đã giảm xuống mức thấp đáng kể, trùng hợp với mức được thấy trong giai đoạn trước chu kỳ tăng giá năm 2020. Nếu sử dụng tham chiếu là median 7 ngày, thì có ít hơn 2.5 nghìn BTC tuổi từ 1 năm trở lên đang được bán ra mỗi ngày. Con số này thấp hơn 9 lần so với mức cao nhất của thị trường tăng giá năm, thời điểm đó có tới 22.5 nghìn BTC đã được đem ra giao dịch khi giá chạm ngưỡng 42 nghìn đô la lần đầu tiên.

Revived supply của các coin được nắm giữ trên 1 năm đang giảm đáng kể

 

Xu hướng tích lũy vĩ mô vẫn tiếp tục

HODLer thường được mô tả là những người cuối cùng mua Bitcoin, những người bước vào giai đoạn giảm giá đầy biến động và đặt lệnh mua của họ khi thị trường có vẻ tồi tệ nhất. Những người mua có niềm tin mãnh liệt này được đánh giá cao nhất trên thị trường on-chain, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ngưỡng 155 ngày là ngưỡng phù hợp để phân biệt giữa những người nắm giữ dài hạn và ngắn hạn.

Cách đây 155 ngày, vào giữa tháng 4, thị trường Bitcoin đang giao dịch ở mức 60 nghìn đô la, mức cao nhất mọi thời đại tại thời điểm đó. Do đó, bất kỳ đồng coin nào được mua sau ATH thường sẽ được phân loại là đồng coin của nhóm nắm giữ ngắn hạn (STH: Short-Term Holder).

Biểu đồ bên dưới cho thấy khi Bitcoin chạm đỉnh 52.8 nghìn đô la vào tuần trước, hơn 16.8% nguồn cung là thuộc sở hữu của các STH và đang có lãi. Đồ thị cũng phản ánh động thái tích lũy rất lớn đã diễn ra từ vùng 29k USD.

Chúng ta cũng có thể thấy rằng nguồn cung tới từ nhóm nắm giữ dài hạn đã chiếm 79.5% toàn bộ supply BTC trong tuần trước, tương đương với mốc đạt được vào tháng 10 năm ngoái, trước khi thị trường tăng giá bắt đầu. Trên thực tế, nhóm nắm giữ dài hạn hiện đang sở hữu nhiều tài sản nhất trong lịch sử: 12.97 triệu BTC. Nếu nhìn lại quá khứ, khi nguồn cung của nhóm dài hạn đạt đỉnh, chúng thường tương quan với giai đoạn kết thúc của thị trường giảm giá, sau đó sẽ là đợt siết chặt nguồn cung và bắt đầu chu kỳ tăng giá mới.

 

 

Supply của nhóm nắm giữ dài hạn (màu vàng) đạt đỉnh

Ngoài ra, khi đánh giá nguồn cung có độ thanh khoản cao trên phương diện vĩ mô, nhằm xác định giá đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ thị trường hiện tại, đã có sự mở rộng về khối lượng coin lưu hành tự do và được giao dịch thường xuyên trên chuỗi. Sau đợt bán tháo cuối cùng của thị trường gấu bắt đầu từ năm 2018, nguồn cung thanh khoản bắt đầu ổn định, một xu hướng vẫn tồn tại cho đến tháng 3 năm 2020.

Sau đợt bán tháo vào tháng 3/2020, đã xuất hiện sự gia tăng một cách có cấu trúc hiện tượng thanh khoản kém trên chuỗi khối, khi ngày càng nhiều coin được chuyển ra khỏi các sàn giao dịch và nằm trong ví lạnh của các nhà đầu tư dài hạn.

Sau khi dòng tiền được đổ trở lại với quy mô vừa phải vào tháng 5 năm 2021, xu hướng giảm của thanh khoản Bitcoin (thể hiện hành vi HODLing ngày càng tăng) đã tiếp tục, cho thấy niềm tin dài hạn vào việc nắm giữ BTC vẫn là là tâm lý thống trị trên thị trường. Có vẻ như bất chấp biến động lớn trong suốt năm 2021, các nhà đầu tư Bitcoin dài hạn vẫn tiếp tục tích lũy và giữ tiền trong ví lạnh.

 

Tính thanh khoản của Bitcoin tiếp tục giảm từ sau đợt bán tháo tháng 3/2020

Tùng Trịnh

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gió đã xoay chiều với Fed?
Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

Gió đã xoay chiều với Fed?

Các nhà giao dịch hợp đồng tương lai lãi suất của Fed đang định giá khoảng 2/3 cơ hội tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6, tăng từ mức khoảng 15% một tuần trước.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ