Một nhà phân tích kỹ thuật phân tích cơ bản như thế nào?

Một nhà phân tích kỹ thuật phân tích cơ bản như thế nào?

Uông Quang

Uông Quang

Manager, Technical Analyst

00:09 05/03/2020

Bạn có thể là một nhà giao dịch theo Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis), nhưng bạn đã bao giờ nghĩ rằng bạn cũng có thể phân tích các xu hướng của những số liệu cơ bản theo cách “kỹ thuật” chưa? Suy cho cùng, một biểu đồ vẫn là một biểu đồ.

Cũng giống như đa số các bạn, tôi là một trader theo trường phái Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis). Tôi thường dựa vào các biểu đồ kỹ thuật như một cách chủ yếu để đưa ra quyết định giao dịch. Biểu đồ giúp ta nhận biết xu hướng của các cặp tỷ giá, những mức hỗ trợ và kháng cự và giúp xác định rủi ro của chúng ta khi giao dịch. Phân tích biểu đồ cũng cho tôi thấy được những gì người khác có thể nghĩ - một cách logic, từ những gì cả họ và tôi đang cùng nhìn thấy.

Bạn có thể là một nhà giao dịch theo Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis), nhưng bạn đã bao giờ nghĩ rằng bạn cũng có thể phân tích các xu hướng của những số liệu cơ bản theo cách “kỹ thuật” chưa? Suy cho cùng, một biểu đồ vẫn là một biểu đồ. Một biểu đồ việc làm có thể cho bạn thấy xu hướng tiếp theo của tình hình lao động. Khi số lượng việc làm trong nền kinh tế tăng lên, nó có xu hướng tạo ra nhiều nhu cầu tiêu thụ, qua đó tiếp tục sản sinh ra nhiều việc làm hơn, và làm xu hướng tăng tiếp tục. Điều đó cũng tương tự với các chỉ số khác như lạm phát hay GDP,...Nắm bắt được các xu hướng cơ bản là mục tiêu để đưa ra dự đoán về diễn biến tỷ giá. Bạn có thể xem và phân tích điều đó qua các biểu đồ. Chúng ta hãy bắt đầu với một số dữ liệu về nền kinh tế Mỹ trong quá khứ.

Lạm phát

CPI (Chỉ số giá tiêu dùng): mức CPI Mỹ tại năm 2015 là xấp xỉ 0%. Những năm trước đó CPI hiếm khi vượt quá mức mục tiêu của Chính Phủ Mỹ là 2.0%. Xu hướng trung hạn vẫn là sideway, và trong ngắn hạn CPI đang có xu hướng giảm. Một sự sụt giảm tiếp tục của CPI xuống dưới mức 0% có thể tạo ra giảm phát.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn lấy thực phẩm và năng lượng – những loại hàng hóa dễ biến động ra khỏi công thức tính CPI. Chúng ta gọi đó là CPI lõi (core CPI). Nhìn vào biểu đồ dưới đây, core CPI chắc chắn lớn hơn CPI rất nhiều. Tuy nhiên, biểu đồ cũng cho thấy nó vẫn ở dưới mức mục tiêu 2.0% - một mức “kháng cự” quan trọng. Trên thực tế, core CPI đã không ở mức trên 2.0% kể từ tháng 7 năm 2012.

Bằng cách nhìn thấy các xu hướng trong bối cảnh CPI ở mức 0% và core CPI là 1.9%, bạn đã có một bức tranh rõ ràng hơn về các xu hướng lạm phát và có lẽ là các xu hướng trong tương lai. Nếu những thứ như thực phẩm và năng lượng tăng giá, bạn có thể mong đợi điều gì xảy ra với lạm phát lõi? Nó sẽ tăng cao hơn và trên mức mục tiêu 2%. Đây có thể là những gì các thành viên Fed đang nghĩ, khi họ đưa ra dự đoán về lạm phát.

Một chỉ số lạm phát khác mà Fed muốn xem xét là core PCE (Personal Consumption  Expenditures): core PCE đo lường sự thay đổi giá cả đối với hàng hóa và dịch vụ được người tiêu dùng mua. Nhìn vào đồ thị của chỉ số này, xu hướng hiện tại không quá tích cực. Trên thực tế, tại thời điểm phân tích nó vẫn ở gần mức thấp từ năm 2011. Xu hướng của core PCE không mạnh mẽ bằng core CPI. Điều này cho thấy có lẽ áp lực lạm phát hiện tại chưa phải là mối quan tâm đối với các quan chức Fed. Nếu vậy, bức tranh cơ bản cho đồng USD có thể cũng không quá lạc quan.

Bạn thấy điểu gì vào các xu hướng giá trị của một giỏ hàng hóa? Chỉ số CRB của Thomson Reuters / Jefferies Core (CRB là viết tắt của Cục nghiên cứu hàng hóa) là một chỉ số về giá của một giỏ các loại hàng hóa cơ bản. Chỉ số này đã giảm liên tục và nằm gần mức thấp kể từ năm 2002. Trên thực tế, mức giảm kể từ mức đỉnh gần nhất vào tháng 6 năm 2014 là 38%. Nếu giá hàng hóa đang có xu hướng giảm dần, điều đó nói nên rằng lạm phát không có nguy cơ tăng cao hơn trong ngắn hạn.

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn, hãy cùng phân tích xu hướng nhu cầu nguyên vật liệu thô ở Trung Quốc. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới và họ đã góp phần lớn vào việc thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu bằng cách mở rộng cơ sở hạ tầng. Nếu xu hướng là tốt, cần có nhu cầu cho các kim loại công nghiệp như quặng sắt.

Giá quặng sắt 62% giao cho Thanh Đảo Trung Quốc là thước đo giá quặng sắt và nhu cầu của Trung Quốc, người tiêu dùng chính của loại vật liệu này. Nhìn vào biểu đồ dưới đây, giá quặng sắt đang ở gần mức đáy. Vào lúc cao điểm năm 2011, giá đã ở mức 183.59$. Đó quả là một cú rơi lớn xuống mức 49.95$. Sự suy giảm kể từ tháng 2 năm 2013 là 69%. Điều đó nói nên điều gì về nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và về tỷ lệ lạm phát? Bạn tự phân tích lấy nhé :D

Còn dầu thô thị sao? Dầu thô là một chi phí rất lớn trong hầu hết các doanh nghiệp và cho cả cá nhân. Xu hướng của giá dầu thô có thể được thúc đẩy bởi nhu cầu - nếu nhu cầu giảm vì nền kinh tế chậm lại, giá sẽ đi xuống. Nó cũng có thể được điều khiển bởi nguồn cung. Nếu có nhiều nguồn cung ở Mỹ hay Opec hơn, điều đó có thể dẫn đến giá dầu thấp hơn. Xu hướng tác động đến lạm phát như thế nào và ảnh hưởng đến chính sách của Fed ra sao? Khi dầu bắt đầu chạm đáy, chúng ta có thể bắt đầu thấy lạm phát bắt đầu tăng. Biểu đồ đang có dấu hiệu tạo đáy từ mức thấp nhất xấp xỉ 40$/thùng, nhưng mức tăng khiêm tốn đó khó để vượt qua mức “kháng cự” 80$/thùng từ năm 2010.

Việc làm

Số lượng việc làm tăng lên có thể kích thích lạm phát khi càng nhiều người lao động có thu nhâp sẽ chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa và dịch vụ. Điều này cũng có thể gây ra lạm phát tiền lương mà buộc các công ty phải tăng giá bán.

Vậy biểu đồ về xu hướng việc làm sẽ trông như thế nào?

Biểu đồ đầu tiên mà chúng ta muốn thấy nhất là xu hướng của tỷ lệ thất nghiệp. Xu hướng trên biểu đồ đang là giảm với tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 5.1%. Tại một số điểm, tỷ lệ thất nghiệp do cơ cấu - đó là mức thấp gây ra bởi sự dịch chuyển công việc và các yếu tố khác - sẽ đạt được và điều đó sẽ làm tăng áp lực lương. Biểu đồ này cho chúng ta biết gì về tiền lương? Không. Có thể có những người mất việc làm lương cao hơn đã không chấp nhận việc làm với mức lương thấp hơn, nên mặc dù xu hướng tỷ lệ thất nghiệp giảm, chưa thể khẳng định là tình hình chung đang “quá tuyệt vời".

Thu nhập trung bình mỗi giờ (YoY) là một dấu hiệu của lạm phát tiền lương. Biểu đồ dưới đây cho thấy mức tăng trưởng thu nhập trung bình mỗi giờ cho người lao động. Xu hướng đó đang thể hiện điều gì? Nó cho thấy người thu nhập của đang được cải thiện hơn từ năm 2010 nhưng có độ ỳ lớn. Mức tăng trưởng thu nhập vẫn chứa đựng những lo ngại đặc biệt về tình trạng việc làm.

GDP – Tổng thu nhập quốc nội

Xu hướng của GDP đo lường một quốc gia tăng trưởng thực sự tốt hay xấu. Xu hướng GDP được nêu trong biểu đồ dưới đây biến động lên xuống với biên độ cao. GDP Q2 đạt 3.9% nhưng Q3 rơi vào khoảng 1-1.5%. Xu hướng lên và xuống thất thường tiếp tục nói với Fed và các nhà giao dịch về khó khăn từ nền kinh tế toàn cầu đang phải chịu đựng.

Và một số dữ liệu khác:

Xu hướng nhà ở Mỹ đang tăng trưởng tương đối tốt sau khi phục hồi từ đợt suy giảm năm 2013.

Chứng khoán Mỹ sống sót sau một đợt điều chỉnh lớn. Xu hướng sau đó được củng cố.

Các thị trường chứng khoán toàn cầu khác được phục hồi với chứng khoán châu Âu được hưởng lợi từ QE trước khi điều chỉnh lớn vào tháng Mười.

Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi là một câu chuyện đáng quan tâm. Shanghai composite có một nhịp tăng ấn tượng.

Đồng đô la cao cũng làm ảnh hưởng đến các công ty xuất khẩu của Mỹ. Đây là ảnh hưởng từ một số chính sách thắt chặt của FED.

Khi nhìn vào nền kinh tế từ góc độ cơ bản, các trader có thể sử dụng các khái niệm kỹ thuật đơn giản trong việc xác định xu hướng, các ngưỡng kháng cự - hỗ trợ thực tế về mặt cơ bản. Áp dụng nó cho mọi dữ liệu mà bạn có đồ thị, ví dụ như lạm phát, việc làm, GDP, nhà ở, …

Việc mà một trader cần làm, là không chỉ nhìn vào nơi chúng đã đi qua, nơi chúng đang ở hiện tại, mà là nơi chúng sẽ đến. Việc đọc các biểu đồ - ở một mức độ nào đó, giúp hiển thị một phần bức tranh tương lai đó.

Happy trading !!

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các sàn forex đang trục lợi trader bằng đòn bẩy cao?
Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

Các sàn forex đang trục lợi trader bằng đòn bẩy cao?

Tại sao các bên tạo lập cung cấp đòn bẩy cao? Với việc phần lớn (rất lớn) các trader forex thua lỗ, liệu các sàn giao dịch có đang lợi dụng rủi ro của họ? Hay họ chuyển lệnh sang hệ thống liên ngân hàng và ăn chênh lệch? Đây là một số câu trả lời.
Bạn là nhà đầu tư theo phong cách nào?
Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

Bạn là nhà đầu tư theo phong cách nào?

Trong việc đầu tư vào một loại tài sản hoặc giao dịch trên thị trường tài chính nói chung, nhà đầu tư sẽ phải bỏ thời gian và năng lượng cho thị trường tài sản đó, chưa nói đến các vấn đề về kiến thức thị trường và tâm lý đầu tư, quản trị tài chính. Vậy có những style đầu tư như thế nào trên thị trường? Điều này sẽ giúp bạn trang bị tư duy phù hợp cho việc ra quyết định.
Tất cả những gì bạn cần biết về Quỹ tương hỗ - Mutual Funds
Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

Tất cả những gì bạn cần biết về Quỹ tương hỗ - Mutual Funds

Quỹ tương hỗ là gì? Quỹ tương hỗ là một công ty tập hợp tiền từ nhiều nhà đầu tư và đầu tư tiền vào chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu và nợ ngắn hạn. Các khoản nắm giữ của quỹ tương hỗ được gọi là danh mục đầu tư của nó. Các nhà đầu tư mua cổ phần trong quỹ tương hỗ. Mỗi cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu một phần của nhà đầu tư trong quỹ và thu nhập mà nó tạo ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ