Lạm phát? Fed? Covid? Rủi ro nhiều đó, nhưng chứng khoán vẫn sẽ trụ vững trong năm 2022!

Lạm phát? Fed? Covid? Rủi ro nhiều đó, nhưng chứng khoán vẫn sẽ trụ vững trong năm 2022!

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

18:05 11/01/2022

Lạm phát, thắt chặt chính sách tiền tệ và Covid-19 tiếp tục gây sức ép lên thị trường chứng khoán, nhưng nhiều chuyên gia phân tích không tin rằng sẽ có một đợt điều chỉnh mạnh trong năm 2022.

Chứng khoán Mỹ đã có tuần chào năm mới tệ thứ hai kể từ ngày Lehman Brothers phá sản, trước sự hawkish từ Fed và cổ phiếu công nghệ bị bán tháo. Xu hướng này tiếp tục trong phiên thứ Hai, chứng khoán toàn cầu một lần nữa đỏ lửa.

Bất ngờ chính từ biên bản cuộc họp FOMC tháng trước là việc các nhà hoạch định chính sách đang muốn thu hẹp bảng cân đối kế toán. Ảnh hưởng của việc này, theo Deutsche Bank, đã bị thị trường xem thường.

Chủng Omicron bùng phát toàn cầu cũng là một đám mây đen bao phủ lên triển vọng cổ phiếu vài tháng gần đây, với số ca nhiễm hàng ngày chạm mức kỷ lục, buộc nhiều quốc gia phải thắt chặt hạn chế chống dịch.

“Dù chủng Omicron đã khiến nhiều nơi tăng cường kiểm soát, đà hồi phục kinh tế vẫn rất vững vàng, chứng khoán cũng không gặp rủi ro điều chỉnh sâu,” theo Luca Paolini, chiến lược gia trưởng tại Pictet Asset Management.

Paolini cho rằng thị trường lao động, nhu cầu tiêu dùng và sức khỏe tài chính doanh nghiệp ổn định vẫn đang hỗ trợ kinh tế hồi phục. Do vậy, Pictet đang tìm cơ hội gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong năm 2022.

Tuy nhiên, Paolini cũng thừa nhận dù kỳ vọng tăng trưởng vẫn cao, đặc biệt là ở Mỹ và châu u, lạm phát là một rủi ro đáng ngại - và nhiều khả năng sẽ đạt đỉnh trong nửa đầu năm 2022. Fed tăng lãi suất cũng là một sự kiện đáng chú ý.

Dù Pictet vẫn rất lạc quan với cổ phiếu, riêng đội của Paolini đang trung lập khi tình hình thanh khoản tại Mỹ chuyển xấu và cổ phiếu vẫn đang được định giá rất cao.

James Solloway, chiến lược gia trưởng, bộ phận quản lý tài sản của SEI Investments, cũng có chung nhận định, cho rằng tăng trưởng GDP sẽ giảm, thị trường lao động sẽ tiếp tục trong cảnh cung không đủ cầu, lạm phát sẽ đạt đỉnh và Covid tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn; kinh tế toàn cầu sẽ vượt qua được một số bất lợi này.

“Dù vẫn còn một số hoạt động đầu cơ tại các mảng như cổ phiếu meme, công ty séc trắng (SPAC), tiền điện tử và NFT, chúng tôi không nghĩ cơn sốt đầu cơ sẽ khiến thị trường cổ phiếu điều chỉnh trong năm 2022.”

Theo George Lagarias, kinh tế trưởng tại Mazars, thị trường cũng không nên quá tự mãn rằng đại dịch sắp kết thúc chỉ vì số liệu ban đầu cho thấy chủng Omicron không nặng như các chủng Covid trước.

“Ta không thể rơi vào bẫy cố gắng dự đoán khi nào đại dịch kết thúc, khi phía trước vẫn rất khó đoán. Chỉ cần một chủng Covid kháng vắc xin khác, công sức tiêm vắc xin suốt nhiều tháng trời coi như đổ sông đổ bể.”

Rủi ro định giá chứng khoán quá cao

Lagarias cũng cho rằng chứng khoán Mỹ đang đắt và quá tập trung, có thể thấy rất rõ sau đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ hôm qua - nhưng cũng đưa ra một số lựa chọn thay thế.

Ông cho biết khả năng tài sản rủi ro điều chỉnh đang rất cao do việc các ngân hàng trung ương bắt đầu thắt chặt, và lạm phát cũng là một tình trạng tiến thoái lưỡng nan.

“Sự khó đoán này không tốt cho doanh nghiệp, nhưng ta vẫn không thể biết tài sản rủi ro sẽ trôi dạt về đâu, do động lực chính đã tách rời các yếu tố trên từ rất lâu.”

“Hoặc là quan điểm “thanh khoản tồn đọng” và “không có gì thay thế được cổ phiếu” đúng, hoặc là thị trường rơi vào trạng thái sợ hãi, và biến động dài hạn tăng.”

Kristina Hooper, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Invesco, cũng dự báo chứng khoán Mỹ điều chỉnh trong năm 2022, nhưng sẽ hồi phục nhanh chóng.

“Rất lâu rồi ta chưa có đợt điều chỉnh mạnh nào, và đợi càng lâu, khả năng điều chỉnh càng cao. Với việc Fed đang rục rịch bình thường hóa chính sách trong nửa đầu năm 2022 và bắt đầu tăng lãi suất, khả năng này thậm chí còn cao hơn nữa. “

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ