"Lạm phát đình đốn" có thể sẽ là một bài toán nan giải gấp nhiều lần cho Fed

"Lạm phát đình đốn" có thể sẽ là một bài toán nan giải gấp nhiều lần cho Fed

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

08:13 26/04/2024

Tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm lại và lạm phát dai dẳng hiện nay tại Mỹ có thể không hoàn toàn là "cơn ác mộng" đối với Fed, nhưng chí ít tình trạng này cũng sẽ khiến họ trằn trọc lo âu.

Báo cáo GDP Q1 được công bố vào thứ Năm cho thấy nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm chạp với tốc độ 1.6% so với cùng kỳ, mức thấp nhất trong gần hai năm. Đáng lo ngại hơn, lạm phát tăng “gần gấp đôi” so với quý trước đó và đạt mức cao nhất trong vòng một năm.

Sự kết hợp của hai yếu tố này vẽ nên bức tranh "lạm phát đình đốn" tiềm ẩn, khiến việc hoạch định chính sách trở nên vô cùng khó khăn cho Fed trong những tháng tới.

"Rõ ràng đây là kết quả không ai mong muốn. Có lẽ nó đã đến lúc xảy ra", Matthew Ryan, Giám đốc Chiến lược Thị trường tại công ty dịch vụ tài chính toàn cầu Ebury, bình luận về báo cáo GDP của Bộ Thương mại Mỹ. "Nền kinh tế Mỹ không chỉ vượt qua mong đợi mà còn thách thức cả logic thông thường trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, với việc Fed bắt đầu tăng lãi suất, việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao như vậy trong một thời gian dài là điều khó có thể xảy ra."

Thị trường vốn dĩ kỳ vọng chuỗi số liệu tích cực từ giữa năm 2022 sẽ tiếp tục, với dự báo tăng trưởng GDP thực 2.4% và lạm phát 3%. Tuy nhiên, thực tế diễn ra lại trái ngược hoàn toàn, khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng. "Đây là tình huống tồi tệ nhất của cả hai mặt trận", với tăng trưởng yếu đi và áp lực giá cả dai dẳng.

Hậu quả là, chứng khoán bị bán tháo mạnh, lợi suất TPCP tăng vọt và các nhà giao dịch hợp đồng tương lai buộc phải điều chỉnh dự đoán về lãi suất của Fed. Ban đầu thị trường dự báo Fed sẽ giảm lãi suất ít nhất sáu lần trong năm nay, nhưng hiện tại con số này chỉ còn một. Từ “sáu” về còn “một” lần cắt giảm đấy, bạn không nghe nhầm đâu! Chưa kể, khả năng cắt giảm tiếp theo cũng đang dần mờ mịt, theo công cụ theo dõi FedWatch của CME Group.

Mặc dù một số ý kiến cho rằng Fed có thể coi nền kinh tế chậm lại là cơ hội để nới lỏng chính sách, Ryan cho rằng các quan chức Fed sẽ tập trung vào dữ liệu Chỉ số PCE, thước đo lạm phát ưa thích của họ.

Trong quý đầu tiên, PCE toàn phần tăng 3.4% so với cùng kỳ cho tất cả các mặt hàng và 3.7% cho PCE lõi không bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng. Fed sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về dữ liệu PCE vào thứ Sáu khi Bộ Thương mại công bố số liệu tháng 3.

"Tôi không nghĩ Fed sẽ quá lo lắng về con số GDP thấp hơn dự kiến một chút. Tăng trưởng 1.6% so với cùng kỳ vẫn là một con số khá ổn", Ryan nói. "Tuy nhiên, Fed sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm soát lạm phát."

Một số chuyên gia kinh tế trên Phố Wall cho rằng con số GDP không đáng lo ngại. Điểm trọng yếu là hàng tồn kho và chi tiêu của chính phủ liên bang, trong khi tăng trưởng đang gia tăng trong các lĩnh vực phản ánh niềm tin được cải thiện vào nền kinh tế trong tương lai, theo Steven Blitz, Trưởng bộ phận Kinh tế Mỹ tại TS Lombard. "Số liệu không cho thấy khu vực tư nhân yếu kém", ông khẳng định.

Tuy nhiên, Blitz cũng lưu ý đến vấn đề đồng USD mạnh khiến việc nhập khẩu thiết bị từ các nhà sản xuất nước ngoài có lợi hơn, dẫn đến sự suy giảm GDP do nhập khẩu ròng tăng.

Chú thích của người dịch: Về mặt lý thuyết, nhìn vào công thức tính [GDP = C + I + G + (X - M)] thì trong đó, hiệu (X - M) là chênh lệch giữa giá trị (xuất khẩu - nhập khẩu). Khi nhập khẩu mạnh lên thì rõ ràng hiệu này sẽ nhỏ đi và đồng thời làm giảm GDP.

"Fed sẽ làm gì trước những thách thức này? Chờ đợi là lựa chọn duy nhất cho đến nay, vì khả năng cắt giảm lãi suất trong năm nay tiếp tục giảm dần", ông nói. "Nhưng nhìn chung, đây vẫn là một câu chuyện tăng trưởng thực sự, đấy là một điều tốt."

Citigroup, một trong số ít công ty trên Phố Wall còn duy trì quan điểm “dovish” về Fed trong năm nay, vẫn kiên định với dự đoán của mình vào thứ Năm. Họ cho rằng các quan chức Fed có thể sẽ hướng tới việc cắt giảm lãi suất để ngăn chặn đà giảm tăng trưởng, và sẽ được khuyến khích bởi các chỉ báo lạm phát suy yếu sắp tới.

"Những lo ngại về tăng trưởng chậm lại sẽ là một yếu tố then chốt để Fed xem xét giảm lãi suất, và các chi tiết về GDP Q1 cho thấy tác động hỗ trợ từ kích thích tài khóa và chi tiêu hàng hóa yếu hơn. Chúng tôi vẫn tin rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào mùa hè này, trước khi lạm phát giảm tốc một cách bền vững," nhà kinh tế Veronica Clark của Citigroup viết.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?

Giới trader FX toàn cầu đang trong tâm thế "ngồi trên thảm lửa" theo dõi những động thái của Nhật Bản nhằm hỗ trợ đồng Yên. Kỳ nghỉ lễ dài sắp tới tại London và Tokyo càng khiến họ không dám sơ suất, bởi đây có thể là thời điểm chính quyền Nhật Bản tận dụng để can thiệp thị trường, vực dậy đồng Yên đang "mong manh" của mình.
"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng

Hiện nay, tỷ giá USD/JPY có mối liên hệ chặt chẽ hơn với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm so với kỳ hạn 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc biến động tỷ giá có khả năng tăng cao khi Fed tiến gần đến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Điều này sẽ khiến giao dịch Carry Trade đồng Yên trở nên kém hấp dẫn hơn.
Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản

Dữ liệu mới nhất về các tài khoản của Fed hé lộ hai manh mối tiềm tàng về cách thức mà các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản có thể đã sử dụng để hỗ trợ đồng Yên đang suy yếu trong tuần qua bằng các hoạt động can thiệp ngoại hối.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ