Dự báo triển vọng dầu thô: Gồng gánh áp lực từ nhiều phía, dầu sẽ đi về đâu?

Dự báo triển vọng dầu thô: Gồng gánh áp lực từ nhiều phía, dầu sẽ đi về đâu?

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

12:00 10/04/2022

Giá dầu thô giảm tuần thứ hai liên tiếp khi diễn biến Covid Trung Quốc ngày càng phức tạp và lượng tồn kho của Mỹ ngày càng tăng. Dữ liệu từ IEA sẽ là áp lực tiếp theo đè nặng lên giá dầu

Lượng tồn khi dầu toàn cầu từ EIA
Lượng tồn khi dầu toàn cầu từ EIA

Giá dầu thô WTI và Brent giảm tuần thứ hai liên tiếp trong bối cảnh lo ngại gia tăng về đà phục hồi kinh tế toàn cầu. Fed cứng rắn hơn làm tăng thêm lo lắng khi đường cong lợi suất bắt đầu đảo ngược. Sau phát biểu về việc thu hẹp bảng cân đối kế toán nhanh chóng của bà Lael Brainard, tâm lý thị trường đã bị lung lay.

Đợt phong tỏa ở Thượng Hải, Trung Quốc đã bước sang tuần thứ hai, đặt dấu hỏi về nhu cầu dầu. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc càng giữ vững chiến lược không Covid, ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế toàn cầu càng trở nên tồi tệ.

Về phía nguồn cung, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thông báo sẽ phối hợp xả dầu với Hoa Kỳ. Theo Fatih Birol, Giám đốc điều hành IEA, IEA sẽ xả 120 triệu thùng trong vòng 6 tháng tới, trong đó 60 triệu thùng của Mỹ. Tổng cộng sẽ có hơn 1 triệu thùng dầu được tung ra thị trường mỗi ngày. Giả sử mức tiêu thụ toàn thế giới là khoảng 100 triệu thùng/ngày, thì lượng cung dầu đương với khoảng 1.5% nhu cầu toàn cầu

Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết sản lượng dầu thô của Hoa Kỳ đã tăng lên 11.8 triệu thùng/ngày tính tới ngày 1 tháng 4, gần mức cao nhất mọi thời đại trước đại dịch là 13.1. triệu thùng/ngày. Trong khi đó, tồn kho của Mỹ đã gây bất ngờ khi tăng 2.4 triệu thùng.

Nhìn chung, các nhà giao dịch nên tiếp tục theo dõi lượng tồn kho toàn cầu, sản lượng và diễn biến tại Thượng Hải. Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ (API) sẽ báo cáo dữ liệu dự trữ dầu hàng tuần vào thứ Ba và EIA sẽ công bố vào thứ Tư. Lượng dự trữ tăng mạnh có thể là tín hiệu không mấy tích cực cho giá dầu, vì vậy cần đặc biệt chú ý.

Dailyfx

Broker listing

Cùng chuyên mục

“Dự luật to đẹp” của Donald Trump mang lại nguồn tài trợ khổng lồ cho chiến dịch trấn áp nhập cư của Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

“Dự luật to đẹp” của Donald Trump mang lại nguồn tài trợ khổng lồ cho chiến dịch trấn áp nhập cư của Mỹ

Dự luật ngân sách được Tổng thống Donald Trump ca ngợi là “to đẹp” vừa được Quốc hội Mỹ thông qua đã khiến dư luận dậy sóng khi phân bổ một khoản tiền lớn cho các cơ quan thực thi nhập cư. Dự luật mở đường cho cuộc trục xuất người nhập cư không giấy tờ quy mô lớn, kéo theo hàng loạt chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền, giáo hội và giới phân tích, cho rằng nó không chỉ làm gia tăng lạm quyền mà còn gieo rắc bất ổn trong cộng đồng người nhập cư khắp nước Mỹ.
Nhật Bản: Tiêu dùng khởi sắc, lạm phát hạ nhiệt nhưng rủi ro từ Mỹ vẫn là ẩn số

Nhật Bản: Tiêu dùng khởi sắc, lạm phát hạ nhiệt nhưng rủi ro từ Mỹ vẫn là ẩn số

Chi tiêu hộ gia đình tại Nhật Bản tăng vượt kỳ vọng trong tháng 5, đạt mức cao nhất trong gần ba năm, cho thấy tín hiệu tiêu dùng đang hồi phục. Tuy nhiên, các rủi ro từ chính sách thuế quan của Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh chưa có thỏa thuận thương mại rõ ràng, vẫn phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng và thu nhập. Ngân hàng Trung ương Nhật tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến này để điều chỉnh chính sách phù hợp.
RBA đối mặt áp lực nới lỏng mạnh hơn khi lạm phát giảm và tăng trưởng chậm lại

RBA đối mặt áp lực nới lỏng mạnh hơn khi lạm phát giảm và tăng trưởng chậm lại

Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh chu kỳ cắt giảm lãi suất do lạm phát hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến và tăng trưởng kinh tế chững lại. Đa số nhà kinh tế dự báo RBA sẽ hạ lãi suất 25 bps xuống 3.60% trong tháng 7, với khả năng tiếp tục nới lỏng vào tháng 8. Bất chấp lãi suất giảm, đồng AUD vẫn tăng giá nhờ đồng USD suy yếu, trong khi triển vọng tiêu dùng yếu và rủi ro thương mại toàn cầu khiến lộ trình chính sách tiền tệ tiếp theo vẫn còn nhiều bất định.
Thỏa thuận Mỹ - Việt: Cơ hội thương mại lớn nhưng lực cản đến từ năng lượng và tiêu dùng

Thỏa thuận Mỹ - Việt: Cơ hội thương mại lớn nhưng lực cản đến từ năng lượng và tiêu dùng

Thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ và Việt Nam mở ra kỳ vọng xuất khẩu cao hơn cho xe SUV và khí LNG từ Mỹ, song thực tế tại Việt Nam vẫn nghiêng về xe máy và điện than giá rẻ. Cơ cấu hạ tầng, ưu tiên năng lượng tái tạo và nhu cầu giữ chi phí thấp trong sản xuất có thể hạn chế tiềm năng tiêu thụ các mặt hàng giá trị cao từ Mỹ trong ngắn hạn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ