Dự báo biến động tuần 16-20/03: Tâm lý risk off lan rộng trên toàn cầu, nCoV bùng phát tại châu Âu và Mỹ

Dự báo biến động tuần 16-20/03: Tâm lý risk off lan rộng trên toàn cầu, nCoV bùng phát tại châu Âu và Mỹ

23:50 15/03/2020

Dự báo biến động tuần 16-20/03: Tâm lý risk off lan rộng trên toàn cầu, nCoV bùng phát tại châu Âu và Mỹ

Số liệu lạm phát CPI Mỹ chỉ tăng 0.1%, mặc dù không thay đổi so với dự báo, tuy nhiên số liệu kinh tế Mỹ hiện tại vẫn đang cho thấy được ổn định, tuy nhiên trước tình hình dịch cúm nCoV diễn biến phức tạp và lây lan nhanh như hiện tại, tâm lý thị trường đang rất risk off thì các số liệu kinh tế trong ngắn hạn có thể sẽ không được chú ý nhiều.

Vừa mới đây ông Trump trong bài phát biểu của mình đã ban bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với nCoV, Mỹ đã cấm các chuyến bay từ châu Âu trong 30 ngày. Cũng trong thời điểm này FED đã thông báo sẽ chi 1500 tỷ USD mua các tài sản tài chính, trong nỗ lực lớn nhằm bơm tiền vào thị trường trái phiếu giữa lúc Chứng Khoán đang bị bán tháo.

Trong cuộc họp chính sách ngày 18/03 tới đây thị trường vẫn đang pricing FED sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất thêm để đối phó với nCoV và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Diễn biến các sự kiện chính tuần vừa qua xem tại đây. 

DXY – Tradingview: DXY duy trì đà tăng mạnh trong giai đoạn risk off tăng cao. 

Trên biểu đồ Phân tích Kỹ thuật, chỉ số DXY đã tăng rất mạnh trở lại tiến sát mức kháng cự 99.34, theo những diễn biến hiện tại thì tâm lý lo ngại rủi ro có thể sẽ hỗ trợ dòng tiền đổ về trái phiếu Mỹ tăng lên, đồng USD hiện tại đang đóng vai trò là tài sản trú ẩn. MACD đang có dấu hiệu cắt lên xác nhận một xu hướng đảo chiều mạnh có thể hỗ trợ đồng USD tăng trong tuần tới.

Tuy nhiên trong tuần qua lại chứng kiến sự thay đổi tích cực đến từ lợi suất trái phiếu Mỹ, cụ thể US10Y đã đảo chiều tăng +27.94% lên gần mốc 1%. Thị trường đã phản ứng tích cực hơn với các công cụ chính sách mạnh tay mà FED và chính phủ Mỹ đã công bố.

US10Y – Tradingview: Lợi suất trái phiếu Mỹ đã tăng mạnh trở lại.

Cũng trong phiên giao dịch cuối tuần qua, thi trường Chứng Khoán đã phục hồi lại theo diễn biến tích cực thể hiện qua lợi suất trái phiếu Mỹ, tạm thời có thể diễn biến tâm lý thị trường sẽ tích cực khi Mỹ và các nền kinh tế lớn đã mạnh tay can thiệp vào thị trường để đối phó với các diễn biến xấu từ nCoV.

US stock – Tradingview: Thị trường Chứng Khoán đã có dấu hiệu phục hồi nhẹ.

Tâm lý thị trường tích cực có thể dược duy trì tiếp trong tuần tới, bởi các kỳ vọng FED cắt giảm lãi suất thêm vào ngày 18/03 hiện vẫn được pricing và đang tác động tới tâm lý bắt đáy các tài sản đầu tư.

Tác động này đã khiến giá vàng lao dốc 8.59% trong tuần vừa qua về lại mốc sát 1500$/oz. Trong biểu đồ so sánh tương quan giữa Vàng và lợi suất trái phiếu Mỹ đã thể hiện – Lợi suất trái phiếu Mỹ giảm mạnh trong hơn 1 tháng qua, tuy nhiên đà tăng của Vàng không mạnh như thị trường kỳ vọng sẽ phá vỡ 1700$/oz. Ngay sau khi có các thông tin các nền kinh tế lớn đồng loạt kích cầu bằng các công cụ tài chính, lợi suất trái phiếu Mỹ đảo chiều ngắn hạn, trong khi đó giá Vàng đã giảm rất mạnh về lại mức thấp nhất kể từ đầu 2020.

XAUUSD – Tradingview: Vàng giảm mạnh khi tâm lý thị trường tốt lên

Phân tích Kỹ thuật Vàng hiện đã phá vỡ đường hỗ trợ trung hạn từ tháng 6/2019 – Dấu hiệu cho thấy Vàng hiện không còn là tài sản trú ẩn, khi dịch bệnh lan rộng, nhu cầu thiết yếu với lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết quan trọng hơn. Dự báo Vàng có thể giảm lại mức dưới 1500$/oz trong tuần tới.

Thị trường hàng hoá giảm mạnh, đặc biệt là Dầu và các hàng hoá kim khoáng quặng cơ bản, trong khi đó các hàng hoá nhu yếu phẩm, y tế tăng mạnh. Lạm phát tiêu dùng có dấu hiệu tăng, tuy nhiên đà tăng này được dự báo là ngắn hạn do tác động của nCoV.

WTI – Tradingview: Giá dầu đã giảm mạnh về mức thấp nhất năm 2016

Giá dầu đã giảm về mức đáy 2016, Mỹ vừa công bố mua đầy kho dự trữ Dầu chiến lược. Tâm lý thị trường đã phần nào tích cực hơn, chỉ số VIX giảm từ trên 75 xuống 54 trong phiên thứ 6 vừa qua. Kỳ vọng dầu sẽ phục hồi lại mức 40$/barrel trong tuần tới.

*** Bất ngờ đã xảy ra vào đầu tuần khi FED cut rate khẩn cấp lần thứ 2 trong tháng 3, đưa lãi suất cơ bản FED Fund về 0-0.25%, kèm theo đó FED cũng mua ít nhất 700 tỷ USD trái phiếu chính phủ như một phần hành động khẩn cấp trên quy mô lớn nhằm bảo về nền kinh tế khỏi những tác động của Virus Corona.

Động thái này ngay lập tức khiến thị trường phản ứng mạnh, các chỉ số chứng khoán giảm sau khi thị trường mở cửa, chỉ số DXY -0.5% và hiện tại đang có dấu hiệu phục hồi tăng trở lại.

Có thể tâm lý thị trường đã chuyển sang lo sợ các rủi ro kinh tế có thể kéo dài tạo thành cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Những thông tin quan trọng có thể tác động đến thị trường trong tuần tới

  • Diễn biến dịch cúm nCoV tiếp tục là chủ đề nóng tác động đến thị trường trong tuần này.
  • G7 meetings ngày 16/03: G7 họp trong bối cảnh dịch bệnh nCoV đã buộc nhiều quốc gia phải ban bố tình trạng khẩn cấp và đóng cửa các hoạt động kinh tế, đồng thời ngăn cấm các chuyến bay quốc tế.
  • Số liệu doanh số bán lẻ Mỹ, các số liệu kinh tế quan trọng của các quốc gia G7
  • Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ Úc, Nhật.

Chi tiết bài viết các sự kiện quan trọng tác động đến thị trường tuần tới: xem tại đây

Nhận xét: Thị trường hiện đã qua giai đoạn risk off trên diện rộng, khi Mỹ và các nền kinh tế lớn đã mạnh tay can thiệp vào chính sách tiền tệ. Dự báo đồng USD sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tăng và có thể sẽ phá vỡ mức đỉnh thiết lập trước đó. Trong khi tâm lý thị trường sẽ trở nên ổn định hơn, xu hướng bắt đáy các tài sản đầu tư tăng lên.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gió đã xoay chiều với Fed?
Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

Gió đã xoay chiều với Fed?

Các nhà giao dịch hợp đồng tương lai lãi suất của Fed đang định giá khoảng 2/3 cơ hội tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6, tăng từ mức khoảng 15% một tuần trước.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ