Dự báo biến động tuần 13-17/04: Tâm lý thị trường đang tích cực trở lại

Dự báo biến động tuần 13-17/04: Tâm lý thị trường đang tích cực trở lại

14:45 13/04/2020

Dự báo biến động tuần 13-17/04: Tâm lý thị trường đang tích cực trở lại

Số liệu kinh tế:

Tuần vừa rồi tiếp tục ghi nhận số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ tăng vọt so với dự báo: đã có thêm 6.606 triệu người xin trợ cấp thất nghiệp so với dự báo 5 triệu người (nâng tổng số người xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ tăng cao kỷ lục trong vòng 3 tuần lên trên 15 triệu người). Con số thất nghiệp đang thể hiện rất rõ hệ lụy của đại dịch Covid-19, hiện số liệu nhiễm bệnh ở Mỹ đã tăng lên đến 533,115 người, tử vong 20,580 người, tuy nhiên tốc độ lây lan theo từng ngày đang có dấu hiệu giảm dần.

Số liệu lạm phát của Mỹ trong tháng vừa rồi không có nhiều thay đổi so với dự báo: CPI -0.4%, Core CPI -0.1% (sau khi loại bỏ nhóm năng lượng và thực phẩm) không thay đổi nhiều so với dự báo. Trong khi đó chỉ số giá sản xuất PPI lại cho thấy sự tích cực so với dự báo: PPI -0.2%, Core PPI +0.2%. Các số liệu kinh tế trong tuần vừa qua ít có tác động đến tâm lý thị trường, cụ thể diễn biến các kênh đầu tư mạo hiểm ở Mỹ phục hồi trở lại, trong khi đồng USD chịu áp lực giảm so với các đồng tiền chính.

Chính sách tiền tệ, tài khóa

FED tiếp tục công bố gói kích thích kinh tế trị giá 2.3 nghìn tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế (quy định: doanh nghiệp có dưới 10 nghìn nhân viên, doanh thu dưới 2.5 tỷ USD năm 2019), các khoản vay này sẽ được miễn thanh toán gốc và lãi trong 1 năm.). Cũng trong tuần qua FED đã công bố giảm tốc độ mua trái phiếu kho bạc xuống 30 tỷ USD/ngày (trước đó đã hạ xuống 50 tỷ USD/ngày).

Động thái tăng cường các gói kích cầu kinh tế đang bơm vào nền kinh tế lượng tiền rất lớn. Lượng cung tiền mặt quá nhiều trong khi vận động của nền kinh tế đang thu hẹp, chuỗi cung ứng bị gián đoạn và các hoạt động sản xuất, dịch vụ bị đình trệ đang khiến lượng tiền dư thừa này đổ vào các thị trường đầu tư mạo hiểm hơn. Thể hiện qua diễn biến trái chiều của hoạt động kinh tế và trên thị trường chứng khoán.

Trong tuần vừa qua các bộ trưởng tài chính EU cũng đã ký thỏa thuận khoản hỗ trợ 500 tỷ Euro kích cầu nền kinh tế. Nhật cũng thông qua gói hỗ trợ kinh tế trị giá gần 1 tỷ USD cho các hộ gia đình và doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Các nỗ lực phục hồi kinh tế trong giai đoạn cách ly diễn ra có thể không mang lại hiệu quả nhanh chóng, trong khi đó dòng tiền dư thừa đang đổ vào các tài sản đầu cơ rủi ro nhiều hơn, ngoài ra vàng đang quay trở lại là một kênh trú ẩn giúp nhà đầu tư tránh sự mất giá của đồng tiền.

Diễn biến thị trường tuần qua và những thông tin tác động đến thị trường tuần 13-17/04

  • Thị trường trái phiếu

Lợi suất trái phiếu Mỹ: US10Y đảo chiều tăng tương đối mạnh trở lại trong tuần vừa qua, mặc dù tuần vừa qua số người nhiễm mới và tử vong ở Mỹ tăng kỷ lục với tốc độ nhanh hơn, tuy nhiên tâm lý thị trường lại hoàn toàn trái ngược sau những chính sách hỗ trợ nền kinh tế.

Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng trở lại trong tuần qua (https://www.tradingview.com/x/3r7cdlO6/)

Trên biểu đồ, lợi suất trái phiếu Mỹ tăng nhưng chưa vượt qua được mức 1%. Đường cong lợi suất trái phiếu đã bắt đầu dốc trở lại khi lợi suất trái phiếu ngắn hạn đang giảm.

US Bond Yield Curve – Highcharts: Đường cong lợi suất trái phiếu đang ổn định trở lại
  • Thị trường Chứng khoán

Trong tuần qua ghi nhận mức tăng kỷ lục của thị trường chứng khoán, trong khi tỉ lệ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong 3 tuần qua tăng cao kỷ lục. Sự phục hồi của thị trường Chứng khoán trong giai đoạn này không được đánh giá là sự phục hồi của nền kinh tế.

Thị trường Chứng khoán Mỹ phục hồi ẩn tượng trong tuần vừa qua (https://www.tradingview.com/x/ibZZZTJA/)

Chỉ số VIX đã giảm xuống 41.7 so với mức đỉnh trên 80 giữa tháng 3. Dòng tiền đổ vào các nhóm doanh nghiệp công nghệ NASDAQ nhiều hơn nhóm các công ty sản xuất DJ. Thể hiện được trong giai đoạn nền kinh tế đang trì trệ và cách ly xã hội thì các hoạt động trực tuyến đang chiếm ưu thế. Trong một báo cáo mới đây thị phần của Intel và Nvidia đã tăng nhẹ trong tháng 3. Nhu cầu các sản phẩm công nghệ tăng cao hơn bình thường, trong đó có mảng gaming và công nghệ giải trí.

Trên biểu đồ có thể nhận thấy các gói kích cầu đang khiến dòng tiền đổ vào đầu tư chứng khoán trong ngắn hạn, dòng tiền này có thể tiếp tục tăng trong tuần tới. Tuy nhiên, trong một vài tháng tới, tác động của nCoV sẽ rõ ràng hơn đến các doanh nghiệp sản xuất, do vậy phản ứng tăng của thị trường chứng khoán hiện tại không thể hiện được giá trị cốt lõi của sức khỏe các công ty sản xuất.

  • Giá vàng

Vàng đánh dấu tuần tăng mạnh và đã vượt qua mức kháng cự quan trọng 1660$/oz trong bài phân tích tuần vừa rồi. Trong tuần vừa rồi các tin tức tiêu cực liên tiếp đến với Mỹ, FED tiếp tục kích thích kinh tế, số người thất nghiệp cần trợ cấp tăng cao trên 15 triệu, cùng với đó USD đã không còn khan hiếm như trước với lượng cung tiền vào nền kinh tế là rất lớn. USD chịu áp lực giảm tương đối mạnh so với các đồng tiền chính và điều này tiếp tục hỗ trợ cho Vàng tăng trở lại.

Xu hướng tăng của Vàng được xác nhận sau khi phá vỡ mức kháng cự quan trọng 1660$/oz (https://www.tradingview.com/x/KMbHCDNz/  )

Trên biểu đồ phân tích kỹ thuật: giá vàng đã xác nhận xu hướng tăng sau khi vượt qua được mức kháng cự 1660$/oz. Hiện tại mức kháng cự tiếp theo vùng 1700$/oz sẽ có thể bị phá vỡ trong tuần tới và có thể Vàng sẽ chạm mức 1750$/oz (thời điểm tháng 10/2012: thời điểm FED thực hiện gói QE3), hiện tại các chính sách nới lỏng của FED cũng đang khiến cho bảng cân đối kế toán phình to ra (vượt qua mức đỉnh của chương trình QE3).

Bảng cân đối kế toán của FED đang tăng lên mức kỷ lục.
  • Dầu WTI

Tuần vừa qua đón nhận nhiều tin tức tác động đến giá dầu. OPEC+ đã họp tuy nhiên chưa thể đi đến phương án cắt giảm sẩn lượng cuối cùng theo đề xuất do Canada vẫn chưa đồng ý với các điều khoản.

Theo Bloomberg, chi tiết đầy đủ về cách OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng (dựa trên các cuộc hội thoại hiện tại, cuộc họp vẫn đang tiếp diễn). Kế hoạch OPEC+ kêu gọi:

 ⁃ Cắt giảm 10 triệu thùng/ngày từ nay đến tháng 6

 ⁃ Cắt giảm 8 triệu thùng/ngày từ tháng 7 đến tháng 12

 ⁃ Cắt giảm 6 triệu thùng/ngày từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2021

Sự thất vọng của thị trường phản ảnh qua biến động giá dầu khi tuần vừa qua giá đã giảm lại mức 23.17$/barrel (mức giá trước khi kỳ vọng về cuộc họp của OPEC+ đạt được thỏa thuận).

Giá dầu đã giảm về lại mức thấp trước khi cuộc họp OPEC+ diễn ra. (https://www.tradingview.com/x/lerOeT3f/)

Trên biểu đồ phân tích kỹ thuật giá dầu hiện vẫn đang ở trong vùng hỗ trợ 20$/barrel (161.8). Thỏa thuận cắt giảm sản lượng lịch sử của OPEC+ đã được ký kết: OPEC+ sẽ cắt giảm 9,7 triệu thùng mỗi ngày - thấp hơn kế hoạch ban đầu là 10 triệu thùng. Mexico dường như đã giành được một chiến thắng ngoại giao vì họ sẽ chỉ bị yêu cầu cắt giảm 100.000 thùng - ít hơn so với tỷ lệ thị phần về sản lượng.

Với thông tin tích cực này của giá dầu, mở đầu phiên thứ 2 giá dầu tăng nhẹ 3.5% lên 24.0$/barrel.

Dự báo với việc nhu cầu thực tế dấu giảm mạnh trên toàn thế giới như hiện tại, việc cắt giảm lần này không mang nhiều ý nghĩa và không hỗ trợ nhiều cho xu hướng dài hạn của giá dầu. Do vậy khả năng dầu sẽ phục hồi và biến động trong biên độ từ 20-30$/barrel trong thời gian tới.

  • Chỉ số DXY

Chỉ số đồng USD – DXY giảm mạnh về 99.48 trong tuần vừa qua, hiện tại trên biểu đồ đã có dấu hiệu phá vỡ đường hỗ trợ ngắn hạn và mức hỗ trợ 100.0, trong khi đó thông tin về dịch bệnh tại Mỹ được dự báo có thể đạt đỉnh điểm về số ca nhiễm mới và tử vong.

Chỉ số đồng USD – DXY đã phá vỡ mức kháng cự quan trọng 100.0 được thiết lập trước đó. (https://www.tradingview.com/x/n9DYaXuN/)

Phân tích kỹ thuật: chỉ số DXY có thể sẽ giảm về mức hỗ trợ ngắn hạn 98.50 sau khi phá vỡ mức hỗ trợ 100.0

Những thông tin quan trọng trong tuần này:

Diễn biến dịch bệnh đang bùng phát rất nhanh và mạnh tại Mỹ đang tác động rất lớn đến nền kinh tế. Mặc dù các biện pháp hỗ trợ của FED và chính phủ Mỹ được đưa ra đã vượt qua những con số trước đây, nhưng tác động của nCoV là rất lớn, khác với tất cả các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây, cuộc khủng hoảng lần này đang khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, thay đổi trong cấu trúc xã hội và tiêu dùng của người dân…

Số liệu doanh số bán lẻ Mỹ và đặc biệt là báo cáo đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần tới sẽ tiếp tục là tâm điểm của thị trường, dự báo số liệu sẽ không khả quan và có thể tiếp tục tác động xấu đến đồng USD.

Tuần tới số liệu GDP quý 1 của Trung Quốc sẽ tác động nhiều đến xu hướng các đồng tiền châu Á và thị trường toàn cầu, dự báo GDP quý 1 của Trung Quốc sẽ không đạt được kỳ vọng.

Ngoài ra cuộc họp chính sách tiền tệ của BOC sẽ tác động đến xu hướng đồng CAD.

Nhật xét:

Tâm lý thị trường có thể đang tích cực trở lại, tuy nhiên diễn biến trong giai đoạn này của thị trường nhìn chung sẽ cần được bám sát, những động thái mới có thể diễn ra nhanh và cần thay đổi phương án kinh doanh kịp thời.

Đồng USD dự kiến sẽ tiếp tục xu hướng giảm và thể hiện mối tương quan này lên các cặp G7.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gió đã xoay chiều với Fed?
Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

Gió đã xoay chiều với Fed?

Các nhà giao dịch hợp đồng tương lai lãi suất của Fed đang định giá khoảng 2/3 cơ hội tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6, tăng từ mức khoảng 15% một tuần trước.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ