Chủ tịch Fed Minneapolis: Fed có khả năng nâng lãi suất cao hơn để kiềm chế lạm phát

Chủ tịch Fed Minneapolis: Fed có khả năng nâng lãi suất cao hơn để kiềm chế lạm phát

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

09:32 27/09/2023

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Minneapolis Neel Kashkari cho rằng có gần 50% khả năng lãi suất sẽ tăng cao hơn để kiềm chế lạm phát.

Trong một bài luận hôm thứ Ba, ông chắc chắn rằng nền kinh tế Mỹ đang hướng tới “sự cân bằng với áp lực cao”. Tình trạng này sẽ bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với tiêu dùng mạnh mẽ.

Tỷ lệ lạm phát hiện có giảm nhưng vẫn duy trì ở mức cao hơn mục tiêu 2% của Fed. Điều này đặt ra thách thức cho các nhà hoạch định chính sách.

“Phần lớn lạm phát giảm là do các yếu tố từ phía nguồn cung tăng, chẳng hạn như người lao động tái gia nhập thị trường và chuỗi cung ứng đang vận hành tốt hơn, chứ không phải do chính sách tiền tệ hạn chế nhu cầu của người tiêu dùng,” ông viết.

Các ngành nhạy cảm với lãi suất như nhà ở và ô tô vẫn ổn định bất chấp chính sách thắt chặt của Fed, ông nhận xét, “Điều này đặt ra câu hỏi, mức độ thắt chặt của chính sách hiện nay ra sao? Nếu chính sách thực sự thắt chặt, liệu chúng ta có thể chứng kiến hoạt động mạnh mẽ như vậy hay không?”

Lạm phát dịch vụ, không bao gồm chi phí thuê nhà, đã giảm nhưng vẫn cao, gây ra những lo ngại trong dài hạn.

“Một khi các yếu tố nguồn cung đã phục hồi hoàn toàn, liệu chính sách có đủ thắt chặt để hạn chế lạm phát dịch vụ về mức mục tiêu? Có thể không, trong trường hợp đó chúng tôi sẽ phải nâng lãi suất liên bang lên cao hơn, có khả năng nâng lên cao hơn một cách đáng kể. Tôi kỳ vọng khả năng 40% cho kịch bản này.” – Kashkari nói.

Tất nhiên, điều đó vẫn đồng nghĩa với việc ông kỳ vọng 60% khả năng Fed sẽ bám sát mục tiêu “hạ cánh mềm” của mình, với lạm phát quay trở lại mục tiêu mà không xảy ra bấy kỳ một cuộc suy thoái nào. Ông trích dẫn “tình hình tốt hơn đã đạt được trong việc chống lạm phát và hiệu quả thực tế của thị trường lao động” là những yếu tố góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách đạt được mục tiêu của họ.

Tuy nhiên, những bình luận này được đưa ra cùng ngày khi The Times of India đăng bài phỏng vấn với CEO JPMorgan.

Ông Jamie Dimon nói đùa về khả năng Fed có thể phải nâng lãi suất lên tới 7%. Lãi suất hiện đang ở mức 5.25 - 5.5%.

Một số quan chức Fed khác gần đây đã tuyên bố rằng ít nhất họ dự kiến sẽ giữ lãi suất ở mức cao trong một thời gian dài.

Về phần mình, ông Kashkari từ lâu đã được biết đến là một trong những thành viên ôn hòa trong Ủy ban Thị trường mở Liên bang trong việc quyết định lãi suất, tức ông ủng hộ lãi suất thấp hơn và chính sách tiền tệ nới lỏng hơn.

Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, ông đã có quan điểm diều hâu do lo ngại về biến động khiến lạm phát vượt mục tiêu.

Mặc dù công nhận về sự cải thiện đã đạt được cho đến nay - cũng như kỳ vọng của thị trường và người tiêu dùng rằng tỷ lệ lạm phát sẽ tiếp tục giảm - ong cho biết lãi suất trung lập có thể đã tăng trong thời kỳ hiện tại, đòi hỏi chính sách thắt chặt hơn.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

“Dự luật to đẹp” của Donald Trump mang lại nguồn tài trợ khổng lồ cho chiến dịch trấn áp nhập cư của Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

“Dự luật to đẹp” của Donald Trump mang lại nguồn tài trợ khổng lồ cho chiến dịch trấn áp nhập cư của Mỹ

Dự luật ngân sách được Tổng thống Donald Trump ca ngợi là “to đẹp” vừa được Quốc hội Mỹ thông qua đã khiến dư luận dậy sóng khi phân bổ một khoản tiền lớn cho các cơ quan thực thi nhập cư. Dự luật mở đường cho cuộc trục xuất người nhập cư không giấy tờ quy mô lớn, kéo theo hàng loạt chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền, giáo hội và giới phân tích, cho rằng nó không chỉ làm gia tăng lạm quyền mà còn gieo rắc bất ổn trong cộng đồng người nhập cư khắp nước Mỹ.
Nhật Bản: Tiêu dùng khởi sắc, lạm phát hạ nhiệt nhưng rủi ro từ Mỹ vẫn là ẩn số

Nhật Bản: Tiêu dùng khởi sắc, lạm phát hạ nhiệt nhưng rủi ro từ Mỹ vẫn là ẩn số

Chi tiêu hộ gia đình tại Nhật Bản tăng vượt kỳ vọng trong tháng 5, đạt mức cao nhất trong gần ba năm, cho thấy tín hiệu tiêu dùng đang hồi phục. Tuy nhiên, các rủi ro từ chính sách thuế quan của Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh chưa có thỏa thuận thương mại rõ ràng, vẫn phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng và thu nhập. Ngân hàng Trung ương Nhật tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến này để điều chỉnh chính sách phù hợp.
RBA đối mặt áp lực nới lỏng mạnh hơn khi lạm phát giảm và tăng trưởng chậm lại

RBA đối mặt áp lực nới lỏng mạnh hơn khi lạm phát giảm và tăng trưởng chậm lại

Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh chu kỳ cắt giảm lãi suất do lạm phát hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến và tăng trưởng kinh tế chững lại. Đa số nhà kinh tế dự báo RBA sẽ hạ lãi suất 25 bps xuống 3.60% trong tháng 7, với khả năng tiếp tục nới lỏng vào tháng 8. Bất chấp lãi suất giảm, đồng AUD vẫn tăng giá nhờ đồng USD suy yếu, trong khi triển vọng tiêu dùng yếu và rủi ro thương mại toàn cầu khiến lộ trình chính sách tiền tệ tiếp theo vẫn còn nhiều bất định.
Thỏa thuận Mỹ - Việt: Cơ hội thương mại lớn nhưng lực cản đến từ năng lượng và tiêu dùng

Thỏa thuận Mỹ - Việt: Cơ hội thương mại lớn nhưng lực cản đến từ năng lượng và tiêu dùng

Thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ và Việt Nam mở ra kỳ vọng xuất khẩu cao hơn cho xe SUV và khí LNG từ Mỹ, song thực tế tại Việt Nam vẫn nghiêng về xe máy và điện than giá rẻ. Cơ cấu hạ tầng, ưu tiên năng lượng tái tạo và nhu cầu giữ chi phí thấp trong sản xuất có thể hạn chế tiềm năng tiêu thụ các mặt hàng giá trị cao từ Mỹ trong ngắn hạn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ