Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh cam kết hạ nhiệt lạm phát

Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh cam kết hạ nhiệt lạm phát

10:33 23/03/2023

Fed đã tăng lãi suất lần thứ chín liên tiếp và dự kiến sẽ có thêm nhiều đợt thắt chặt hơn nữa, một dấu hiệu rõ ràng cho thấy họ tin rằng nỗ lực kiềm chế lạm phát sẽ không thúc đẩy cuộc khủng hoảng ngân hàng.

FOMC đã quyết định tăng mục tiêu lãi suất 25 điểm cơ bản lên 4.75% - 5%, mức cao nhất kể từ tháng 9/2007, khi lãi suất đạt đỉnh vào đêm trước cuộc khủng hoảng tài chính. Đây là lần thứ hai liên tiếp Fed tăng 25 điểm cơ bản sau một loạt động thái thắt chặt mạnh mẽ bắt đầu từ tháng 3/2022, khi lãi suất gần bằng không.

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết các nhà hoạch định chính sách đã cân nhắc việc tạm dừng thắt chặt do tình trạng hỗn loạn của hệ thống ngân hàng gần đây.

Ông Powell phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc họp: “Chúng tôi cam kết khôi phục sự ổn định giá cả. Điều quan trọng là Fed phải duy trì tâm lý thị trường bằng hành động cũng như lời nói.”

Ông cũng cho biết các quan chức sẵn sàng tăng lãi suất cao hơn nếu cần thiết.

Lợi suất trái phiếu kho bạc và USD giảm khi giới đầu tư dự đoán rằng tác động của cuộc khủng hoảng ngân hàng sẽ kìm hãm các hoạt động kinh tế. Quan điểm của Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, phát biểu cùng lúc trên Capitol Hill, đã ảnh hưởng đến cổ phiếu ngành ngân hàng.

James Knightley, nhà kinh tế quốc tế trưởng tại ING, cho biết: “Fed khá tự tin rằng nền kinh tế sẽ không bị gián đoạn nặng nề bởi những vấn đề gần đây của ngành ngân hàng. Nhưng thị trường không nghĩ như thế. Đây là chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ nhất trong 40 năm và khi lãi suất tiến đến mức hạn chế nhanh chóng, đương nhiên Fed sẽ khó có khả năng kiểm soát đối với những tác động sau đó.”

Để phản ánh sự giám sát chặt chẽ đối với Fed, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre đã cho biết Tổng thống Joe Biden vẫn sẽ tiếp tục tin vào các quyết định của ngân hàng trung ương.

Vững chắc và sớm phục hồi

Chủ tịch Powell, trong cuộc họp báo, đã nhấn mạnh rằng hệ thống ngân hàng Mỹ rất vững chắc và sẽ sớm phục hồi, nhắc lại tuyên bố là FOMC sẵn sàng sử dụng tất cả các công cụ để duy trì sự ổn định kinh tế.

Ông cũng thừa nhận tình trạng hỗn loạn gần đây của hệ thống ngân hàng “có khả năng khiến các điều kiện tín dụng thắt chặt hơn đối với hộ gia đình và doanh nghiệp, từ đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế.”

Các nhà hoạch định chính sách nhận định lãi suất sẽ kết thúc năm 2023 ở mức khoảng 5.1%, không thay đổi so với ước tính vào tháng 12. Kỳ vọng lãi suất trung bình vào năm 2024 đã tăng từ 4.1% lên 4.3%.

Quyết định tăng lãi suất và dự báo cho thấy các nhà hoạch định chính sách vẫn kiên quyết tập trung vào nhiệm vụ đưa lạm phát xuống mục tiêu 2%, khẳng định việc giá cả tăng cao - đặc biệt dựa trên dữ liệu gần đây - là mối đe dọa đến tăng trưởng kinh tế lớn hơn so với tình trạng hỗn loạn của hệ thống ngân hàng. Họ cũng tin rằng nền kinh tế và hệ thống tài chính vẫn đủ khỏe mạnh để chống chọi với hàng loạt vụ sụp đổ ngân hàng.

Đồng thời, động thái tiếp tục thắt chặt có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc khủng hoảng ngân hàng, đặc biệt là khi lãi suất cao đối với việc nắm giữ Trái phiếu chính phủ kho bạc Mỹ đã dẫn đến sự sụp đổ của Silicon Valley Bank và đe dọa các ngân hàng khác. Nếu Fed đang đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của các vấn đề tài chính, quyết định mới nhất có nguy cơ đẩy nền kinh tế vào suy thoái.

Ông Powell cho biết Fed ủng hộ một cuộc điều tra sâu hơn về sự sụp đổ của SVB, cũng như sẵn sàng hỗ trợ quản lý các ngân hàng và quy định chặt chẽ hơn nếu được Phó chủ tịch phụ trách giám sát của Fed Michael Barr khuyến nghị.

“Tại sao điều này lại xảy ra?”

“Câu hỏi của chúng tôi trong cuối tuần đầu tiên đó là ‘Tại sao điều này lại xảy ra?’” ông nói.

Các quan chức Fed “nhận định rằng một số chính sách bổ sung là phù hợp để lãi suất đạt mức đủ hạn chế nhằm đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%”.

Khi được hỏi về sự thay đổi cách diễn đạt, Powell nói, "Thực sự thì tôi sẽ tập trung vào các từ 'có thể' và 'một số'." Ông nhấn mạnh rằng các quan chức Fed không có kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Các nhà hoạch định chính sách đã cân nhắc việc tạm dừng thắt chặt do tình trạng hỗn loạn của hệ thống ngân hàng, nhưng tỷ lệ ủng hộ động thái tăng lãi suất là rất cao, khi dữ liệu gần đây cho thấy “áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng”.

Sự thay đổi ngôn ngữ tuyên bố - các nhà hoạch định chính sách trước đây đã nói rằng "việc tiếp tục tăng" lãi suất là phù hợp - báo hiệu họ có thể tạm dừng thắt chặt nếu cần thiết.

Các nhà kinh tế của Bloomberg Anna Wong, Stuart Paul và Eliza Winger, cho biết: “Động thái tăng 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 3 cho thấy FOMC quyết tâm sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát cao. Đồng thời cũng thể hiện niềm tin của họ vào hệ thống ngân hàng Mỹ.”

Fed sẽ tiếp tục thu hẹp bảng cân đối kế toán, mặc dù các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp gần đây đã một lần nữa làm tăng tài sản.

Đầu tháng này, trước khi SVB sụp đổ, Chủ tịch Powell đã gợi ý rằng Fed có thể tăng lãi suất 50 điểm cơ bản để kiềm chế lạm phát dai dẳng và thị trường lao động thắt chặt. Đây là cuộc họp đầu tiên kể từ khi dữ liệu tháng Một và Hai nóng hơn dự kiến một cách đáng kinh ngạc.

Vụ việc của SVB và hai ngân hàng khác ở Mỹ đã kéo theo sự sụp đổ của ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse ở châu Âu.

Tình trạng hỗn loạn làm dấy lên lo ngại về sự lây lan. Fed và các ngân hàng trung ương khác đã có biện pháp hỗ trợ vào Chủ nhật, bao gồm cơ sở cho vay khẩn cấp đối với các ngân hàng và tăng cường thanh khoản trong các giao dịch swap bằng USD.

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết các các cơ quan quản lý không tìm cách cung cấp bảo hiểm tiền gửi để ổn định hệ thống ngân hàng Mỹ và những người đứng đầu các ngân hàng đã sụp đổ gần đây phải chịu trách nhiệm. Còn về phía Chủ tịch Powell, ông nói rằng tất cả các khoản tiền gửi đều an toàn.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ