Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan New York 01.10.2020: Nếu bạn muốn short USD, hãy short qua AUD và NZD

Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan New York 01.10.2020: Nếu bạn muốn short USD, hãy short qua AUD và NZD

20:50 01/10/2020

Quan điểm của JP Morgan trading desk tại New York

EUR (Scott McMurray)

Hy vọng về một phiên giao dịch đầy biến động của EUR/USD đã không thành hiện thực. Sau khi tăng lên mốc 1.1752 phiên NY đêm qua, cặp tiền đã giao dịch trong phạm vi 1.1706/28 suốt phần còn lại của phiên. Sáng nay, EUR/USD tiếp tục bị đứng ngoài lề trước những biến động mạnh mẽ của USD qua nhóm EM (tiền tệ khu vực mới nổi) nhưng cũng xoay sở đủ để tạo ra đỉnh mới (1.1758). Vùng kháng cự quan trọng tiếp theo cần chú ý là 1.1768/73 (đường trung bình MA 55 ngày, Fib 61.8% của phạm vi 1.1871 - 1.1612). DXY cũng đã tạo đáy mới gần đây, giảm xuống 93.61. Tôi tiếp tục duy trì qua điểm bearish USD của mình qua đồng bạc khác, vì cặp EUR/USD đối với tôi có vẻ đang đi ngang, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại. Trong khi Covid-19 quay trở lại châu Âu, dữ liệu kinh tế vốn đã chậm lại khi chưa có sự xuất hiện của làn sóng lây nhiễm thứ hai, và bây giờ là sự chậm trễ của quỹ phục hồi EU, tôi khó mà thấy được những yếu tố ủng hộ châu Âu. Yếu tố chu kỳ tháng 10 cũng cho thấy cặp tiền này có thể vẫn bị giới hạn trong phạm vi nhất định, trung bình chỉ 0.08% trong 10 năm qua, và đây là con số chẳng thú vị gì. Chiến lược short EURAUD sẽ hiệu quả hơn nếu bạn tin vào thị trường chứng khoán.

GBP (Robert Palladino)

Các tin tức liên quan đến đàm phán Brexit thay đổi liên tục trên các mặt báo, từ tiêu cực chuyển sang tích cực, và chúng khiến tôi phải viết lại nguyên một bài bình luận mới đầu phiên NY hôm nay. GBP/USD đang di chuyển một cách chóng mặt và đây là lời nhắc nhở nhẹ nhàng cho chúng ta rằng đã tới tháng 10, tháng mà đồng Bảng sẽ bị chi phối bởi các tiêu đề báo chí. Hành động pháp lý không có lợi cho UK mà EU đặt ra là vô cùng tiêu cực, nhưng thị trường luôn trong trạng thái sẵn sàng đón chờ thách thức này nên các tin tức bị tiêu hoá khá nhanh chóng. Điều cốt lõi chúng ta cần theo dõi là liệu UK có bằng mọi giá đạt được một thoả thuận trước ngày 15 như họ đặt ra hay sẽ lùi hạn chót ra sau mốc đó. Hạn chót càng cứng nhắc, xu hướng của đồng Bảng càng đi theo xác suất tung một đồng xu. Chúng tôi vẫn kỳ vọng EU và UK sẽ đạt được thoả thuận nhưng như đã nói, sẽ thể hiện điều đó qua quyền chọn call GBP. Nếu GBP/USD phá qua mốc 1.30, các vị thế short sẽ bị đóng lại, nhưng nhìn chung các vị thế đồng Bảng hiện nay khá khó chịu.

JPY (Shalin Patel)

Cặp USD/JPY khá im ắng trong chiều và sáng nay, mặc dù Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo phải đóng cửa do sự cố kỹ thuật. Cặp tiền dao động trong biên độ hẹp 105.41-105.62 với nhu cầu nói chung tại châu Á khá thấp khi một số quốc gia nghỉ lễ. Bước vào phiên New York, tỷ giá giao dịch quanh vùng 105.50 và 105.50/00 tiếp tục là vùng pivot quan trọng cần chú ý trong ngắn hạn. Đồng USD đang yếu đi so với các đồng tiền khác, nhưng cặp chéo JPY đều đang có đà tăng do hy vọng về gói kích thích tài khoá và điều này đang giữ cho USD/JPY không bị bán tháo (EUR/JPY tăng trở lại trên mức 124.00). Hiện tại, Sell on rallies là chiến lược của chúng tôi, tuy nhiên nếu tỷ giá vượt qua mốc 106.20 thì chúng tôi sẽ đánh giá lại. Thị trường đang chờ đợi báo cáo Non-farm Payrolls của Mỹ vào ngày mai.

AUD & NZD (Donald O Cofaigh)

Hành động giá của USD/CNH và rủi ro FX theo tôi nhìn rộng ra giống như thị trường đang bắt đầu định giá thoải mái hơn về kịch bản Biden thắng cử và Đảng dân chủ kiểm soát quốc hội. CNH và thị trường Châu Á sẽ là nhóm hưởng lợi chính, nhưng AUD chắc chắn cũng sẽ tăng hơn cùng với đó, mặc dù cuộc họp RBA sắp tới có thể hạn chế động lực tăng đối với đồng bạc này. Như đề cập trước đó, tôi vẫn nghĩ rằng con đường ít kháng cự nhất đối với cổ phiếu là hướng lên trên, và chúng ta nên tìm các buy on dips AUD, mặc dù rất tiếc là có vẻ như chúng ta sẽ không thấy vùng 0.7050/70 trong các phiên tới. 0.7135/50 là vùng hỗ trợ đầu tiên, và thấp hơn là 0.7100. Kiwi sẽ theo sau, 0.6610 hỗ trợ đầu tiên cho cặp NZD/USD, 0.6690/0.6700 là các vùng kháng cự cần theo dõi. Chúng tôi duy trì chiến lược buy on dips hai cặp tiền này, chúc may mắn.

CAD (Robert Palladino)

USD/CAD giảm mạnh xuống 1.33 sau khi hết phiên London sau 1 tuần dao động quanh 1.3350/1.3400. Các tài sản rủi ro đang bắt đầu tăng giá, một phần là do màn thể hiện của ông Biden khá chắc chắn trong cuộc tranh luận giữa 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ và một phần vì nhà đầu tư đã rút khỏi các tài sản rủi ro vào tháng 9 và bắt đầu thêm trở lại các đồng tiền hàng hoá vào danh mục của mình. Có vẻ như USD/CAD có thể chạm 1.3200/1.3220 trong tuần này, bởi tâm lý rủi ro tích cực và nhà đầu tư có thể còn giữ các vị thế Long USD từ tháng 9. Mặc dù vậy, không có lý do nào đặc biệt có thể khiến tỷ giá thay đổi từ 3 đến 5% (BoC/Fed không có động thái mới, vị thế CAD đang cân bằng và số ca nhiễm COVID-19 tại cả Mỹ và Canada đều tăng mạnh), do đó chiến lược của chúng tôi là giao dịch theo biên độ: Buy USD/CAD tại 1.3200/20 và Sell tại 1.3400/20.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ