Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 16.01.2023: Hành động giá đang ngày càng củng cố xu hướng bearish với USD

Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 16.01.2023: Hành động giá đang ngày càng củng cố xu hướng bearish với USD

Nguyễn Hồng Nhung

Nguyễn Hồng Nhung

Junior Analyst

16:31 16/01/2023

Quan điểm và chiến lược giao dịch của JPMorgan trading desk tại London.

EUR - Kelvin Hebburn

Euro duy trì trên 1.08 nhưng không nhiều biến động mạnh, cặp tiền đã đi được một chặng đường dài và cần thêm dòng tiền để hỗ trợ đà tăng ở các mốc hiện tại. Tôi nghĩ điều đó sẽ xảy ra và nếu ta có thể duy trì, nhiều người sẽ nhảy vào hơn nữa. Khả năng EURUSD sẽ tăng sau khi công bố PMI vào tuần sau, nhưng một tuần là khoảng thời dài với thị trường FX hiện nay. Tôi tiếp tục bullish, trước mắt hướng đến 1.10, và sẽ khá thất vọng nếu giá trở lại 1.06.

CAD - Simon Spearing

Tuần lễ quan trọng với CAD đã bắt đầu, với Khảo sát Triển vọng Kinh Doanh tối nay, CPI Canada sẽ công bố vào ngày mai và dự kiến tăng 6.3% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi dự báo của BoC là 6.1%. Còn một chặng đường dài trước khi đến với quyết định lãi suất của BoC vào tuần sau, trong cuộc họp tháng 12 BoC cho biết họ đã chuyển từ 'tăng lãi suất thêm bao nhiêu' sang 'có nên tăng lãi suất không'. Dữ liệu việc làm tuần trước báo hiệu một đợt tăng lãi suất sắp tới nhưng PMI lại cho thấy triển vọng ngược lại. Thị trường định giá gần như hoàn toàn khả năng BoC tăng lãi suất thêm 25 bp. Với các sự kiện quan trọng trong hai ngày tới và CADJPY giảm 4% từ đỉnh, tôi đã cắt short vào thứ Sáu. Tôi muốn short CAD nếu kinh tế Mỹ chậm lại gây áp lực lên Canada, nhưng tôi sẽ tái đánh giá trong vài ngày tới khi tôi dự tính sẽ short lại CAD.

CHF - Charlie Cass

Không có gì nhiều để nói khi thị trường sẽ khá im ắng do phiên Mỹ đóng cửa nghỉ lễ; quỹ tiền thật tiếp tục bán CHF vào thứ Sáu, đánh dấu phiên thứ tư bán ra liên tiếp trong khi các quỹ phòng hộ đã ngừng bán CHF. Khá khó nói khi giá ở trên 0.9950/70 do quan điểm của chúng tôi về Euro, sẽ tiếp tục buy on dip cặp chéo.

AUD, NZD - James Clark

USD tiếp tục đánh mất sức mạnh và xu hướng giá giảm dần trở nên cố thủ hơn. Tôi bearish với USD bởi tôi nghĩ rằng chúng ta đang đối mặt với sự suy yếu đặc trưng của nền kinh tế Mỹ vào thời điểm các nước khác vẫn ghi nhận tăng trưởng. Đồng nghĩa, tôi đang dịch chuyển khỏi Mỹ về mặt khu vực. S&P 500 và USD đồng loạt suy yếu có thể gây áp lực, những người nước ngoài sở hữu tài sản Mỹ sẽ gặp khó khăn do danh mục không được phòng hộ đủ. AUD là đồng tiền tốt để phản ánh đà giảm của USD sau tin tức về Trung Quốc, dù hành động giá tuần trước không quá tốt. Chúng tôi đã nhanh chóng break qua 0.70 và tôi nghĩ có thể nâng vùng giá mua AUDUSD lên 0.6300/20. Tôi ưa thích buy on dip EUR và long EURCHF. Tôi nghĩ 1.08 là mốc quan trọng cần theo dõi của EURUSD.

GBP - Charlie Cass

Hành động giá vẫn rất đáng khích lệ với phe short USD với EURUSD đóng cửa tuần trên 1.08 còn dòng tiền vẫn chưa đến mức cực đoan khi các quỹ phòng hộ vẫn đang mua ròng USD, hôm nay sẽ khá nhẹ nhàng do Mỹ nghỉ lễ nhưng sẽ có nhiều quan chức phát biểu. Với GBP, có một số tiến triển trong đàm phán Bắc Ireland, tôi không nghĩ điều này sẽ thay đổi quá nhiều khi dòng hàng hóa vẫn không dừng và chưa có nhiều phần bù rủi ro Brexit trong GBP nhưng tôi không phải là người duy nhất nghĩ GBP đã tạo đáy và ta có thể hồi từ đây. Chúng tôi đã cắt bớt long EURGBP, thiếu đi xúc tác kỹ thuật luôn có ảnh hưởng đến tôi, và tôi sẽ chờ vào thêm tại 0.88. Ngày mai Anh sẽ công bố số liệu lao động.

JPY - James Clark

Tuần này sẽ cực quan trọng với những người theo dõi JPY. BoJ sẽ là mối quan tâm chính và thị trường đang tập trung vào một số kịch bản nhất định. Những ai theo dõi tôi sẽ biết rằng tiến triển tuần trước đã chuyển dự báo khả năng của tôi từ 60% không có gì sang 60% có gì. Động thái mua JPY từ nội địa là một yếu tố hỗ trợ. Cuối cùng mọi thứ sẽ phục thuộc vào tuyên bố “hoạt động thị trường” của thống đốc Kuroda, với nhận định về quyết định tháng 12. Nếu họ không làm gì, ta sẽ như một lũ ngáo không nghe lời và nếu họ làm gì ta cũng sẽ như một lũ ngáo khi không thấy được tín hiệu từ họ. Đó là lý do tại sao cuộc họp này lại thú vị như vậy và tôi cũng không nghĩ ai có thể tự tin về kết quả. Theo tôi, 40% họ không làm gì, 25% họ bỏ hẳn YCC, 17.5% họ tăng giới hạn lên 100bp, 15% họ tăng giới hạn lên 75bp và 2.5% họ tăng đâu đó giữa 75-100bp. Có thể kỳ vọng USDJPY giảm thêm 5% nữa nếu họ bỏ hẳn, các kịch bản khác thì giảm ít hơn. Nếu họ không làm gì, thị trường có thể cố tăng 1-2% với câu chuyện “nếu không phải hôm nay thì cũng sẽ chỉ là vấn đề thời gian.” Tuy nhiên, khi mọi chuyện đã lắng xuống, với BoJ sắp thay đổi lãnh đạo, các vị thế short USDJPY có thể phải chờ thêm nhiều tháng nữa và lo ngại của tôi là nếu họ không kiên nhẫn được. Tuy vậy, ngoài một pha squeeze trong ngắn hạn thì câu chuyện vẫn không đổi. Hành động giá phiên thứ Sáu rất bearish. Dù đã có rất nhiều vị thế, tôi không nghĩ đây là vấn đề quá lớn lúc này. Ta phải nhớ là từ năm ngoái, cả thế giới đều long USDJPY cho đến tận khi thị trường tạo đỉnh. Các quỹ phòng hộ có lẽ vào nhiều nhất, khoảng 3/5 đội long JPY, nhưng khó mà nghĩ rằng trong các đội tiền thật, chỉ 1 trong 5 đội đang long JPY. EURJPY cũng bị các quỹ tiền thật châu Âu bán khá mạnh, cùng với các quỹ tiền thật Nhật Bản bán USDJPY. Trước thềm cuộc họp, tôi sẽ chờ sell on rally USDJPY sau khi đã chốt một ít trong pha giảm thứ Sáu.

JPMorgan

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ