Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 14.06.2022: BoJ can thiệp là cơ hội short JPY!

Chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan London 14.06.2022: BoJ can thiệp là cơ hội short JPY!

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

17:02 14/06/2022

Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JPMorgan trading desk tại London.

CAD - Simon Spearing

USDCAD tiếp tục tăng nhưng một điều khá thú vị là các quỹ phòng hộ lại bán ra trong khi quỹ tiền thực mua vào sau khi bán 4 ngày liền. Với việc phá qua 1.2660/1.2740 cho thấy rằng động lực tăng vẫn còn, nhưng tôi đã đứng ngoài với USDCAD và chuyển sang long CAD trên các cặp chéo, và hiện tại, là trước GBP. Với kinh tế khởi sắc và NHTW hawkish, CAD sẽ ở vị trí tương đối thoải mái, nhưng với tình hình hiện tại, hãy linh hoạt nhất có thể, và vượt 1.2900 ở GBPCAD sẽ cần đánh giá lại quan điểm.

JPY - James Clark

Một phiên khá điên rồ khi lạm phát đã làm loạn thị trường trái phiếu. BoJ tiếp tục theo đuổi chính sách nới lỏng, đẩy mạnh mua trái phiếu để bảo vệ mục tiêu lợi suất. Hôm nay họ đã mua một lượng kỷ lục trái phiếu, điều không bất ngờ trước tình hình thị trường lúc này. Tôi nghĩ ta có thể tin vào việc họ sẽ không làm gì trong cuộc họp sắp tới, củng cố chênh lệch lợi suất, đặc biệt khi Fed thậm chí có thể tăng 75bp. Tôi phải thừa nhận là tình hình đang khá khúc mắc trước thềm USDJPY 135. Có vẻ như mọi người đang xem xem có cần can thiệp thị trường không, nhưng tôi không nghĩ nó sẽ có ảnh hưởng lâu dài. Sau khi bắt được một đoạn khá ổn, tôi sẽ đứng ngoài và chờ buy on dip nếu có tin về can thiệp, với mục tiêu 135.

CHF - Charlie Cass

Tôi ngạc nhiên về việc CHF suy giảm ngày hôm qua khi chứng khoán toàn cầu điều chỉnh mạnh và lợi suất trái phiếu chính phủ Ý kỳ hạn 10 năm chạm mốc 4%, rất khó để tìm hiểu nguyên nhân vì CHF đã tụt lại phía sau một đến hai tuần trước đó. Tôi vẫn có cảm giác CHF sẽ tăng trở lại trước cuộc họp SNB vào thứ Năm nên đã short thêm EURCHF, khó để short USD tại thời điểm nên tôi sẽ đứng ngoài với USDCHF. Các quỹ phòng hộ gần đây cũng mua vào CHF kể từ cuộc họp ECB.

GBP - Charlie Cass

Vấn đề xoay quanh nghị định thư Bắc Ireland đang trở nên căng thẳng hơn khi EU sẵn sàng hành động pháp lý nếu cần, tuy nhiên vẫn còn mập mờ và sẽ cần nhiều đàm phán nữa để đi đến thỏa thuận. Áp lực lớn hơn đối với đồng Sterling bây giờ là lo ngại lạm phát đình trệ trên diện rộng, và phần nào đã phản ánh vào giá sau pha giảm xuống mốc 1.20 hôm qua của cặp Cable. Với ít nhất 75bp đã được phản ánh vào giá, định hướng chính sách lúc này sẽ vô dụng khi mọi thứ đang cực kỳ khó xâu chuỗi và tâm lý sẽ không cải thiện trừ khi lạm phát hạ nhiệt - NHTW đang mất quyền kiểm soát. Dữ liệu việc làm tại Anh đã củng cố cho quan điểm bearish đồng Sterling. Tôi sẽ chờ short GBPUSD tại 1.2200/20 với mục tiêu là đáy hôm qua tại 1.2075, sau đó là 1.20.

AUD - James Clark

Việc USD tăng khi chứng khoán giảm hôm qua có tác động thường thấy lên các đồng tiền Antipodean. Với tương quan cổ phiếu/trái phiếu hiện đã đảo ngược trở lại cùng chiều như hồi tháng 4, câu hỏi bây giờ là trú ẩn ở đâu khi gần như tất cả tài sản đều giảm. Thật không may khi dường như không có một nơi an toàn nào như vậy và điều đó sẽ kích cầu USD. Chúng tôi ghi nhận các quỹ tiền thực bán khá mạnh trong tháng qua và tôi nghĩ họ sẽ chuyển sang mua trước bối cảnh khẩu vị rủi ro. Tôi có thể thấy USD suy yếu trước một số đồng tiền (đặc biệt là CHF), nhưng khó mà nghĩ được chuyện đó với các đồng high-beta. Chờ sell on rally AUD tại 0.7000.

JPMorgan

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ