Triển vọng giá vàng: Lợi suất tăng mang đến rủi ro phá vỡ mô hình “Bull Flag”

Triển vọng giá vàng: Lợi suất tăng mang đến rủi ro phá vỡ mô hình “Bull Flag”

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

09:39 09/03/2021

Kim loại quý tiếp tục mất đi sức hấp dẫn khi giá vàng và bạc tiếp tục đà bán tháo. Giá vàng vừa giảm thêm -1.2% trong phiên giao dịch hôm thứ Hai để về mức thấp nhất trong 9 tháng và đang ở vùng quá bán nhất kể từ tháng 8 năm 2018. Giá vàng hiện dao động trên bờ vực của thị trường giá xuống gần $1,680/oz. Nhịp giảm mới nhất này có thể khiến áp lực bán Vàng tăng nhanh do sự bứt phá hỗ trợ kỹ thuật quanh mức $1,690/oz.

Một nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu của giá vàng là lợi suất thực tăng mạnh. Gần đây, lợi suất thực tăng cũng tương ứng với việc đồng Dollar mạnh lên. Điều này mang đến một cơn gió ngược chiều đối với những người đầu cơ giá vàng vì kim loại quý này thường duy trì mối tương quan ngược chiều với đồng Bạc Xanh.

Price action của vàng dường như đang ở một điểm quan trọng với mô hình “Bull Flag” hiện đang gặp nguy hiểm sau nhịp giảm gần đây nhất. Việc hỗ trợ kỹ thuật quan trọng này không thể “đỡ” được giá vàng có thể mở ra cánh cửa cho một đợt giảm sâu hơn về đường hỗ trợ đường xu hướng dài hạn kéo dài qua các mức thấp nhất trong tháng 4 năm 2019 và tháng 3 năm 2020.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ