Sự khác biệt về tốc độ tiêm chủng ở các quốc gia sẽ có tác động quyết định như thế nào?

Sự khác biệt về tốc độ tiêm chủng ở các quốc gia sẽ có tác động quyết định như thế nào?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

10:29 18/06/2021

Các nước lớn thì tăng trưởng quá nhanh trong khi các nước nhỏ lại trì trệ. Nỗi lo không chỉ ở khoảng cách, mà còn ở áp lực giá cả do lạm phát.

Vắc xin COVID-19 đang là nhân tố cho sự chia rẽ phát triển kinh tế hiện tại
Vắc xin COVID-19 đang là nhân tố cho sự chia rẽ phát triển kinh tế hiện tại

Vào những năm 70, kinh tế thế giới dường như chỉ xoay quanh một sản phẩm: dầu. Được rất ít quốc gia xuất khẩu, thứ hàng hóa thiết yếu này chịu nhiều áp lực chính trị. Ngày nay kinh tế thế giới lại đang dựa vào một thứ khác, cũng với sản lượng hạn hẹp, tác động nhiều bởi chính trị, và hơn nữa, phân bố không đồng đều: vắc xin. Tiêm chủng diện rộng đang giúp kinh tế Mỹ bùng nổ, đẩy lạm phát lõi lên mức cao nhất kể từ năm 1992. Nhưng sự chậm trễ trong việc mua, sản xuất và triển khai tiêm đang khiến các nơi khác trên thế giới hứng chịu những đợt bùng phát dịch mới và kinh tế trì trệ.

Vào cuộc họp ngày 16/6, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tăng dự báo tăng trưởng, lạm phát và lãi suất, và cũng nhắc tới tiến trình tiêm chủng vắc xin. Đa số quan chức Fed kỳ vọng hai lần tăng lãi suất vào năm 2023. Việc thay đổi giọng điệu này đủ làm tăng lợi suất trái phiếu tại Mỹ và những nền kinh tế bên kia chiến tuyến vắc xin.

Ngân hàng Thế giới đã nâng dự báo kinh tế tháng này lên, và cũng dự báo rằng kinh tế toàn cầu sẽ tăng tận 5.6% trong năm. Nhưng đây sẽ là “câu chuyện về hai kiểu phục hồi”, theo Ayhan Kose. Những nước giàu với tỷ lệ tiêm chủng cao đang mang đầy triển vọng về một tương lai tươi sáng, còn tại những nơi tiêm chủng trì trệ, nhất là những nước nghèo, kinh tế đang đi theo hướng ngược lại.

Sự chia rẽ này có thể thấy được bằng một so sánh nhỏ giữa tỷ lệ tiêm vắc xin và dự báo tốc độ tăng trưởng. Trong số các nền kinh tế lớn, 10 nơi với tỷ lệ tiêm cao nhất được kỳ vọng tăng 5.5% năm nay. 10 nơi thấp nhất thì chỉ đạt con số 2.5%. Nhờ tốc độ tiêm chủng (và cả quy mô các gói kích thích), dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ được điều chỉnh từ 3.5% lên 6.8% trong năm 2021. Các nền kinh tế mới nổi với tốc độ tiêm nhanh chóng cũng được chỉnh lại cao hơn.

Ở phía đối diện, bức tranh này ảm đạm hơn nhiều. Trong số 29 nền kinh tế nghèo nhất (gồm 23 nước vùng hạ Sahara của châu Phi), chỉ 0.3% người dân được tiêm một mũi vắc xin. Tăng trưởng nhóm này cũng đã giảm, từ dự báo 3.4% của 6 tháng trước xuống 2.9%. Đây là tốc độ kém thứ hai trong hai thập kỷ gần đây, khi kém nhất là năm ngoái, năm dịch hoành hành mạnh nhất.

Tiêm chủng hỗ trợ tăng trưởng theo ít nhất hai cách. Nó cho phép nới lỏng các biện pháp phong tỏa và hạn chế tiếp xúc. Tại các nước đã dỡ bỏ hoàn toàn phong tỏa như New Zealand, vắc xin còn đẩy lùi khả năng bùng dịch mới, giúp tăng trưởng bền vững hơn. Goldman Sachs đã tính toán một “chỉ số phong tỏa hiệu quả” kết hợp giữa chính sách phong tỏa và dữ liệu di chuyển từ điện thoại di động. Chỉ số cho thấy hoạt động xã hội đang trở lại tại nhiều nước với tỷ lệ tiêm chủng cao. Những nước nhiều khả năng sẽ vượt trội trong vài tháng tới, theo Goldman Sachs, sẽ là những nước vừa tăng tốc miễn dịch, vừa giữ các biện pháp hạn chế. Sau khi tiêm chủng diện rộng, các nước này có thể nới lỏng phong tỏa và hưởng những lợi ích kinh tế từ việc này.

Tại những nước này dữ liệu kinh tế vẫn đang bị hãm lại bởi hạn chế xã hội. Tại những nơi khác, như Đài Loan, các đợt bùng phát dịch mới vẫn chưa gây ảnh hưởng tới các chỉ báo kinh tế chính. Mô hình “nowcast” của JPMorgan sử dụng dữ liệu tháng để dự báo kinh tế cho thấy Đài Loan tăng trưởng với tốc độ 9% trong quý II. Tại khu vực eurozone, JPMorgan lại kỳ vọng vắc xin sẽ giúp kinh tế tăng hơn 7% quý này, tuy nhiên mô hình nowcast lại dự báo tăng trưởng dưới 3%.

Khi khoảng cách tiêm chủng quan trọng như thế, cần tính toán xem khoảng cách này có thu hẹp nhanh không. Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico sẽ tiêm một mũi cho ít nhất 50% dân số từ giờ tới tháng Tám, theo Goldman. Nam Phi và Ấn Độ cần tới tháng Mười hai để đạt con số đó. Cả hai nước này lại có được nhiều người khỏi bệnh và nhận được miễn dịch tự nhiên. Theo Michael Spencer từ Deutsche Bank, Ấn Độ có thể đạt mức miễn dịch 70% trong dưới 9 tháng, nếu mọi người đều đã sống sót qua bệnh hoặc đã tiêm một mũi vắc xin.

Suy cho cùng, hồi phục không đồng đều vẫn tốt hơn không hồi phục chút nào. Nhưng sức tăng của nước này lại là vấn đề của nước khác. Như tại Mỹ, giá cả tiêu dùng đã tăng tới 5% trong tháng Năm so với cùng kỳ năm ngoái, và cũng đang tạo áp lực giá ở nơi khác, yêu cầu các ngân hàng trung ương phản ứng.

Như tại Brazil đã tăng mạnh lãi suất trong năm nay. Nga cũng đã thắt chặt chính sách lần thứ ba kể từ tháng Ba vào ngày 11/6. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, Elvira Nabiullina, cho rằng cả tỷ lệ tiêm chủng và “chính sách tiền tệ và tài khóa lỏng tại các nền kinh tế lớn” là các lý do giá cả tại Nga bị đẩy cao. Bà lo rằng lạm phát tăng tại Nga và các nơi khác sẽ kéo dài lâu hơn thực tế.

Lạm phát dù tạm thời cũng sẽ làm lung lay thị trường tài chính, khiến giới đầu tư nghi ngờ cam kết của Fed về “tiền rẻ”. Điều này có thể tăng phần bù rủi ro cho khoản vay của các thị trường đang phát triển. “Chúng ta không lo về lạm phát, theo ông Kose, người dự báo rằng lạm phát toàn cầu sẽ tăng từ 2.5% lên 3.9% trong năm nay, “mà về áp lực của nó có thể phức tạp hóa hoạch định chính sách” tại các thị trường mới nổi, đặc biệt là những nơi chịu nhiều nợ ngoại tệ.

Các nhà hoạch định chính sách tại các nước này lo rằng một “taper tantrum” như năm 2013 sẽ quy lại, khi Fed nói về việc thắt chặt mua tài sản dẫn đến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng đột ngột, và bán tháo tài sản tại các thị trường mới nổi. Trong cuộc họp ngày 16/6, Fed sẽ bắt đầu bàn về thắt chặt, nhưng thời gian cho việc này vẫn chưa được xác định.

Lạm phát toàn cầu vẫn còn xa so với những năm 1970. Nhưng như khủng hoảng dầu khiến các nhà hoạch định chính sách buộc phải tăng lãi suất khi kinh tế suy yếu, việc thiếu hụt vắc xin hiện tại cũng hệt như thế. Cái giá phải trả cho tiêm chủng không đồng đều có thể là thắt chặt tiền tệ quá sớm tại những nơi chưa được bảo vệ. Những nước tiêm chủng quá muộn lại phải thắt chặt quá sớm.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ