Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

13:32 28/03/2024

Lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt, với mức tăng giá trung bình tại các nước phát triển trong tháng 1 năm 2024 là 5.7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức đỉnh điểm 10.7% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở các quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể. Trong khi một số quốc gia đã kiểm soát được, thì một số khác vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế đà lạm phát.

Để đánh giá mức độ "cứng đầu" của lạm phát tại các quốc gia, chúng tôi đã xếp hạng mức độ lạm phát cho 10 quốc gia phát triển. Xếp hạng bao gồm 5 tiêu chí: lạm phát cơ bản, chi phí lao động theo đơn vị sản phẩm, độ phân tán lạm phát, kỳ vọng lạm phát và hành vi tìm kiếm trên Google. Mỗi quốc gia được xếp hạng trên từng yếu tố, sau đó các thứ hạng được kết hợp để tạo thành điểm tổng thể.

Kết quả cho thấy tình hình lạm phát đã được cải thiện so với tháng 11 năm ngoái, thời điểm chúng tôi thực hiện khảo sát lần trước. Tuy nhiên, cũng tồn tại sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực. Các nước thuộc EU và Châu Á có kết quả tích cực, trong khi các quốc gia nói tiếng Anh như Anh, Mỹ, Canada và Úc thì lạm phát vẫn đang ở mức cao và cần thêm thời gian để giảm nhiệt. Trong số này, Úc đang dẫn đầu về kiểm soát lạm phát, tiếp theo là Anh và Canada. Mặc dù tình hình đã được cải thiện, nhưng lạm phát tại Mỹ vẫn ở mức đáng kể.

Danh sách 10 nước phát triển được khảo sát

Một trong những yếu tố chính lý giải cho sự khác biệt về lạm phát là các gói kích thích tài khóa trong thời kỳ COVID-19. Quy mô gói kích thích ở các nước nói tiếng Anh lớn hơn 40% so với các khu vực khác. Điều này dẫn đến cầu tiêu dùng vẫn ở mức cao, thể hiện qua lạm phát cơ bản (không bao gồm giá năng lượng) của Anh hiện gần 5%.

Bên cạnh đó, sự phân tán lạm phát cũng cho thấy điều tương tự. Chỉ số này đo lường tỷ lệ hàng hóa tiêu dùng có mức tăng giá vượt quá 2% mỗi năm. Úc đứng đầu bảng xếp hạng về sự phân tán lạm phát, trong khi hầu hết giá cả ở Nhật Bản chỉ tăng dưới 2%. Nhìn vào sự khác biệt giữa hai quốc gia này, chúng ta có thể thấy mối liên hệ giữa kích cầu và áp lực lạm phát lên các mặt hàng.

Nhập cư cũng có thể là một yếu tố lý giải cho sự khác biệt về lạm phát giữa các khu vực. Các nước phát triển đang trải qua làn sóng nhập cư mạnh mẽ, và điểm đến thu hút nhiều người nhập cư là các quốc gia nói tiếng Anh. Năm ngoái, Australia, Anh và Canada đều đạt mức kỷ lục về số lượng người nhập cư ròng.

Sự gia tăng đáng kể về dân số do nhập cư đã tác động đến cầu tiêu dùng. Trong năm qua, giá thuê nhà ở các nước nói tiếng Anh tăng 8%, cao hơn mức tăng 5% ở các khu vực khác. Tuy nhiên, tác động của nhập cư đến thị trường lao động thì không rõ ràng. Chi phí lao động theo đơn vị sản phẩm tại Mỹ hiện không tăng, nhưng con số này lại đang tăng mạnh ở Canada. Điều này cho thấy tác động của nhập cư đối với lạm phát có thể phức tạp, vừa gia tăng cầu tiêu dùng vừa gia tăng lực lượng lao động.

Lịch sử cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích lạm phát dai dẳng ở các nước nói tiếng Anh. Trong những năm 2010, Nam Âu và nhiều quốc gia giàu có ở Châu Á có mức tăng giá rất thấp. Ngược lại, lạm phát ở các nước Anh, Mỹ, Canada và Úc lại cao hơn. Những trải nghiệm lạm phát khác nhau trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát của người dân hiện tại.

Dữ liệu từ Mỹ đang cho thấy điều đáng lo ngại. Người dân Mỹ tin rằng giá cả sẽ tăng 5.3% trong 12 tháng tới, mức cao nhất trong số các quốc gia được khảo sát. Bên cạnh đó, việc người Mỹ thường xuyên tìm kiếm các chủ đề liên quan đến lạm phát trên Google cho thấy nỗi lo về chi phí sinh hoạt vẫn hiện hữu. Do đó, ở các nước Anh, Mỹ, Canada và Úc, mối đe dọa về lạm phát tiếp tục ở mức cao - hoặc thậm chí là một đợt lạm phát mới - vẫn chưa biến mất.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ