PMI sản xuất Trung Quốc giảm xuống dưới 50, phản ánh sự mong manh của nền kinh tế

PMI sản xuất Trung Quốc giảm xuống dưới 50, phản ánh sự mong manh của nền kinh tế

13:46 31/10/2023

Hoạt động công nghiệp tại Trung Quốc rơi vào thu hẹp vào tháng 10 cùng với tăng trưởng hoạt động dịch vụ suy yếu, cho thấy nền kinh tế vẫn còn yếu và cần được hỗ trợ.

Chỉ số PMI sản xuất giảm xuống 49.5 tháng này từ mức 50.2 vào tháng 9, theo một tuyên bố từ Cục Thống kê Quốc gia vào hôm nay. Trong khi ước tính là 50.2 trong cuộc khảo sát của Bloomberg với các nhà kinh tế.

Chỉ số PMI dịch vụ giảm từ 51.7 xuống 50.6, thấp hơn dự báo 52. Trên mức 50 là tăng trưởng và ngược lại.

Dữ liệu yếu hơn dự kiến đã đẩy mạnh những lời kêu gọi có thêm chính sách kích thích từ Bắc Kinh, sau khi chính phủ công bố một số biện pháp hỗ trợ cho nền kinh tế, bao gồm việc phát hành thêm trái phiếu và tăng tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Sự phục hồi của Trung Quốc sau khi ngừng giãn cách năm nay đã gặp thách thức từ sự thiếu niềm tin của người tiêu dùng, nhu cầu xuất khẩu giảm và cuộc khủng hoảng bất động sản đang tiếp tục.

Dữ liệu đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhân dân tệ. CNH giảm khoảng 0.1% sau khi báo cáo được công bố trước khi đi ngang. Thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng giảm, với những cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông giảm tới 1.7%. Chỉ số CSI 300 giảm 0.8%. Lợi suất giảm, với lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Trung Quốc giảm 2bps xuống 2.7%.

Zhang Zhiwei, nhà kinh tế trưởng tại Công ty Quản lý Tài sản Pinpoint, nói rằng chính phủ có thể tăng thâm hụt ngân sách cho năm 2024 để thúc đẩy phục hồi kinh tế bền vững hơn. Chỉ số PMI yếu hàm ý cần gia tăng hỗ trợ, các chính sách trong lĩnh vực bất động sản cần được điều chỉnh phù hợp.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có thể cắt giảm dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại trong những tuần tới để cấp vốn cho việc bán trái phiếu chính phủ. Họ cũng có dư địa để cắt giảm lãi suất cho các khoản vay chính sách một năm và bổ sung thêm thanh khoản vào giữa tháng 11 khi 850 tỷ CNY (116 tỷ USD) của khoản cho vay trung hạn dự kiến sẽ đáo hạn.

Chỉ số PMI một phần phản ánh các yếu tố mùa vụ do có kỳ nghỉ vào đầu tháng 10, nhưng cũng cho thấy nhu cầu thị trường vẫn yếu. Chỉ số đơn đặt hàng mới đối với cả PMI sản xuất và dịch vụ đều dưới mức 50, cho thấy sự thu hẹp về nhu cầu.

"Một phần của sự suy yếu là do yếu tố mùa vụ, nhưng báo cáo vẫn hơi thất vọng sau khi tính cả điều đó," Michelle Lam, nhà kinh tế thị trường Đại Trung Quốc tại Societe Generale SA nói. "Nó cho thấy sự phục hồi vẫn mong manh, và sự phục hồi sau khi mở cửa có thể đang đi đến hồi kết."

Số lượng du khách trong kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng tăng so với mức trước đại dịch, nhưng doanh thu chỉ vượt qua năm 2019. Điều này cho thấy người tiêu dùng vẫn cẩn trọng vì triển vọng việc làm và thu nhập khó đoán.

Chi tiêu tăng trong kỳ nghỉ lễ đã bị cản lại bởi sự suy yếu trong các ngành dịch vụ khác. Nhà thống kê cấp cao của NBS, Zhao Qinghe, đã nhấn mạnh ngành dịch vụ thị trường vốn và bất động sản là điểm trì trệ chính. Do đó, chỉ số PMI dịch vụ giảm xuống từ 50.9 xuống 50.1.

Nhu cầu xuất khẩu, dựa trên chỉ số đơn đặt hàng xuất khẩu mới, thu hẹp sâu hơn trong tháng, cho thấy các nhà máy cung cấp cho thị trường nước ngoài vẫn đang chịu áp lực.

"Hoạt động kinh tế của Trung Quốc đã giảm tương đối, và nền tảng cho sự phục hồi tiếp tục cần được củng cố thêm," Zhao nói trong một tuyên bố.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

“Dự luật to đẹp” của Donald Trump mang lại nguồn tài trợ khổng lồ cho chiến dịch trấn áp nhập cư của Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

“Dự luật to đẹp” của Donald Trump mang lại nguồn tài trợ khổng lồ cho chiến dịch trấn áp nhập cư của Mỹ

Dự luật ngân sách được Tổng thống Donald Trump ca ngợi là “to đẹp” vừa được Quốc hội Mỹ thông qua đã khiến dư luận dậy sóng khi phân bổ một khoản tiền lớn cho các cơ quan thực thi nhập cư. Dự luật mở đường cho cuộc trục xuất người nhập cư không giấy tờ quy mô lớn, kéo theo hàng loạt chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền, giáo hội và giới phân tích, cho rằng nó không chỉ làm gia tăng lạm quyền mà còn gieo rắc bất ổn trong cộng đồng người nhập cư khắp nước Mỹ.
Nhật Bản: Tiêu dùng khởi sắc, lạm phát hạ nhiệt nhưng rủi ro từ Mỹ vẫn là ẩn số

Nhật Bản: Tiêu dùng khởi sắc, lạm phát hạ nhiệt nhưng rủi ro từ Mỹ vẫn là ẩn số

Chi tiêu hộ gia đình tại Nhật Bản tăng vượt kỳ vọng trong tháng 5, đạt mức cao nhất trong gần ba năm, cho thấy tín hiệu tiêu dùng đang hồi phục. Tuy nhiên, các rủi ro từ chính sách thuế quan của Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh chưa có thỏa thuận thương mại rõ ràng, vẫn phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng và thu nhập. Ngân hàng Trung ương Nhật tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến này để điều chỉnh chính sách phù hợp.
RBA đối mặt áp lực nới lỏng mạnh hơn khi lạm phát giảm và tăng trưởng chậm lại

RBA đối mặt áp lực nới lỏng mạnh hơn khi lạm phát giảm và tăng trưởng chậm lại

Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh chu kỳ cắt giảm lãi suất do lạm phát hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến và tăng trưởng kinh tế chững lại. Đa số nhà kinh tế dự báo RBA sẽ hạ lãi suất 25 bps xuống 3.60% trong tháng 7, với khả năng tiếp tục nới lỏng vào tháng 8. Bất chấp lãi suất giảm, đồng AUD vẫn tăng giá nhờ đồng USD suy yếu, trong khi triển vọng tiêu dùng yếu và rủi ro thương mại toàn cầu khiến lộ trình chính sách tiền tệ tiếp theo vẫn còn nhiều bất định.
Thỏa thuận Mỹ - Việt: Cơ hội thương mại lớn nhưng lực cản đến từ năng lượng và tiêu dùng

Thỏa thuận Mỹ - Việt: Cơ hội thương mại lớn nhưng lực cản đến từ năng lượng và tiêu dùng

Thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ và Việt Nam mở ra kỳ vọng xuất khẩu cao hơn cho xe SUV và khí LNG từ Mỹ, song thực tế tại Việt Nam vẫn nghiêng về xe máy và điện than giá rẻ. Cơ cấu hạ tầng, ưu tiên năng lượng tái tạo và nhu cầu giữ chi phí thấp trong sản xuất có thể hạn chế tiềm năng tiêu thụ các mặt hàng giá trị cao từ Mỹ trong ngắn hạn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ