New Zealand rơi vào suy thoái, có thể là điềm báo cho cả thế giới

New Zealand rơi vào suy thoái, có thể là điềm báo cho cả thế giới

11:57 15/06/2023

New Zealand đi đầu thế giới trong việc tăng lãi suất để chống lại lạm phát sau đại dịch. Bây giờ đất nước chính thức rơi vào suy thoái, một điềm báo có thể xảy ra đối với những quốc gia khác.

GDP quý I giảm 0.1%, nối tiếp quý IV giảm 0.7%. Hai quý GDP thu hẹp liên tiếp đồng nghĩa với suy thoái kỹ thuật.

Leading All the Way in Fighting Inflation | RBNZ moved early, stayed aggressive, despite recession risks

New Zealand là một trong những quốc gia đầu tiên bắt đầu tăng lãi suất khi lạm phát tăng sau đại dịch, thắt chặt 5.25% trong vòng chưa đầy 20 tháng - vượt xa cả Cục Dự trữ Liên bang. Giờ đây, tác động đang bắt đầu trở nên rõ ràng khi các hộ gia đình đang phải vật lộn với cả giá cả tăng lẫn nợ nần tăng.

Theo Jarrod Kerr, kinh tế trưởng ngân hàng Kiwibank tại Auckland, “RBNZ có thể đã làm quá nhiều để kiềm chế lạm phát. Đỉnh điểm trì trệ vẫn chưa đến. Chúng tôi dự báo kinh tế sẽ suy yếu sang năm tới.”

NZDUSD hiện giảm xuống 0.6180. So với một năm trước đó, nền kinh tế tăng trưởng 2.2%, thấp hơn mức ước tính 2.6%.

Thống đốc Adrian Orr được cho là người sẵn sàng đối mặt với suy thoái để hạ nhiệt lạm phát nhất, RBNZ thậm chí còn dự báo sẽ có thêm 1 đợt tăng lãi suất nữa trong khi hầu hết các NHTW chính đều hướng tới con đường hạ cánh mềm.

Bất chấp chính sách hawkish của RBNZ, đường cong lợi suất của Hoa Kỳ lại đảo ngược trước, sau đó tới New Zealand và Anh. Giờ đây, kinh tế New Zealand đã giảm hai quý liên tiếp, khuyến khích các nhà đầu tư trái phiếu tiếp tục đặt cược rằng các quốc gia lớn khác sẽ gặp tình trạng tương tự.

NZ Also Leading the Way Down Into Recession? | Kiwi curve inverted after US, but its economy hit harder by hikes

Các quan chức Fed hôm thứ Tư đã tạm dừng tăng lãi suất nhưng dự báo sẽ tiếp tục thắt chặt trong tương lai, do lạm phát vẫn còn dai dẳng và thị trường lao động nóng.

RBNZ dự báo tăng trưởng quý I đạt 0.3% và tiến gần tới suy thoái trong quý II và III. Bộ Tài chính đã rút lại dự báo 3 quý liên tiếp GDP giảm liên tiếp trong năm nay vào tháng 5, nói rằng lượng khách du lịch, thị trường lao động phục hồi và chi tiêu của chính phủ sẽ hỗ trợ tăng trưởng.

Chiến dịch bầu cử

Báo cáo GDP được công bố 4 tháng trước cuộc tổng tuyển cử vào ngày 14/10, khi áp lực về chi phí sinh hoạt và suy thoái kinh tế chắc chắn sẽ là một chủ đề nóng. Đảng Lao động cầm quyền, đang hy vọng về nhiệm kỳ thứ ba, đang cạnh tranh rất gay gắt với Đảng Quốc gia trong các cuộc thăm dò dư luận mới nhất.

Người phát ngôn tài chính của Đảng Quốc gia Nicola Willis cho biết: “Cuộc suy thoái này là một cảnh báo. Thời gian cho các chính sách chi tiêu vô độ, chống kinh doanh, chống tăng trưởng ung dung đã qua rồi.”

Bộ trưởng Tài chính Grant Robertson cho biết nền kinh tế đã bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt trong quý, bao gồm cả một cơn lốc xoáy gây thiệt hại đáng kể cho các vùng sản xuất lương thực quan trọng ở Đảo Bắc.

Ông nói: “Tăng trưởng xuất khẩu, du lịch phục hồi, sinh viên quốc tế quay trở lại, người di cư và đầu tư phục hồi đồng nghĩa với việc nền kinh tế có lợi thế để giải quyết khó khăn”.

RBNZ vào tháng trước cho biết họ đã hoàn thành việc tăng lãi suất sau khi nâng lãi suất lên 5.5%, nhưng không báo hiệu sẽ cắt giảm cho đến quý III năm sau. Tác động chu kỳ thắt chặt vẫn chưa được phán ánh rõ ràng vì nhiều hộ gia đình vẫn chưa phải chịu lãi suất cao hơn cho các khoản vay thế chấp.

Tuy nhiên, thất nghiệp 3.4% vẫn gần mức thấp kỷ lục, du lịch đang phục hồi nhanh hơn dự kiến và nhập cư đang gia tăng. Và lạm phát hiện vẫn cao hơn mục tiêu 1-3% của RBNZ tại mức 6.7%.

Miles Workman, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Ngân hàng ANZ New Zealand ở Wellington, cho biết dữ liệu GDP có thể khiến RBNZ ngạc nhiên, nhưng ngân hàng trung ương vẫn phải giải quyết vấn đề lạm phát trước khi xem xét hạ lãi suất.

Ông nói: “Chúng tôi không nghĩ rằng dữ liệu của ngày hôm nay là đủ để khiến RBNZ chệch hướng khỏi lộ trình mà họ đã đặt ra vào tháng 5, họ sẽ theo dõi, lo lắng và chờ đợi trong một khoảng thời gian với lãi suất ở mức 5.5%.

Cơ quan thống kê cho biết dịch vụ kinh doanh là nguyên nhân khiến GDP quý I giảm mạnh nhất, giảm 3.5%, trong khi sản xuất giảm 1.1%.

Các điều kiện thời tiết bất lợi trong quý, bao gồm lũ lụt nghiêm trọng ở Auckland và bão Gabrielle, đã góp phần làm giảm các dịch vụ hỗ trợ vận tải và trồng trọt, đồng thời cũng làm gián đoạn các dịch vụ giáo dục.

Chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình tăng 2.4% do người dân chi tiêu nhiều hơn cho du lịch quốc tế. Ngược lại, các hộ gia đình chi tiêu ít hơn cho hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm.

GDP bình quân đầu người đã giảm 0.7% trong quý đầu tiên và 1.1% trong quý IV năm ngoái.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?

Giới trader FX toàn cầu đang trong tâm thế "ngồi trên thảm lửa" theo dõi những động thái của Nhật Bản nhằm hỗ trợ đồng Yên. Kỳ nghỉ lễ dài sắp tới tại London và Tokyo càng khiến họ không dám sơ suất, bởi đây có thể là thời điểm chính quyền Nhật Bản tận dụng để can thiệp thị trường, vực dậy đồng Yên đang "mong manh" của mình.
"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng

Hiện nay, tỷ giá USD/JPY có mối liên hệ chặt chẽ hơn với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm so với kỳ hạn 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc biến động tỷ giá có khả năng tăng cao khi Fed tiến gần đến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Điều này sẽ khiến giao dịch Carry Trade đồng Yên trở nên kém hấp dẫn hơn.
Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản

Dữ liệu mới nhất về các tài khoản của Fed hé lộ hai manh mối tiềm tàng về cách thức mà các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản có thể đã sử dụng để hỗ trợ đồng Yên đang suy yếu trong tuần qua bằng các hoạt động can thiệp ngoại hối.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ