JPMorgan Research Team: Mọi con mắt đổ về các ngân hàng trung ương trong ngày mai!

JPMorgan Research Team: Mọi con mắt đổ về các ngân hàng trung ương trong ngày mai!

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

11:31 23/02/2021

Quan điểm nhận xét của JPMorgan Research Team về CAD và NZD với bài phát biểu và thống đốc BoC Macklem đêm nay và Tuyên bố chính sách tiền tệ của RBNZ vào sáng mai.

CAD: Macklem sẽ phải rất thận trọng vào ngày mai

Ngày mai là cơ hội đầu tiên để Thống đốc BoC Macklem ra tín hiệu về bất kỳ sự thay đổi suy nghĩ nào liên quan định hướng chính sách của BoC trong bối cảnh vĩ mô đang thay đổi nhanh chóng. Macklem phát biểu lần đầu tiên vào ngày mai kể từ cuộc họp chính sách tháng 1, khi mà Ngân hàng đặt cơ sở cho tapering (“nếu nền kinh tế diễn biến phù hợp hoặc tích cực hơn với triển vọng của chúng tôi, thì nền kinh tế sẽ không cần nhiều kích thích nới lỏng định lượng như dự kiến"). Điều rõ ràng là rõ ràng và thẳng thắn hơn những gì Fed đã nói cho đến nay.

Bài phát biểu có tầm quan trọng cao hơn trong bối cảnh lợi suất tăng và Macklem sẽ buộc phải điều chỉnh định hướng tapering gần đây của mình trong bối cảnh lợi suất chắc chắn đã di chuyển mạnh mẽ hơn so với dự đoán của ngân hàng trung ương này. Thị trường trái phiếu của Canada chắc chắn đã tham gia vào đợt bán tháo toàn cầu gần đây (40 bps với TPCP Canada kỳ hạn 10 năm kể từ cuộc họp BoC tháng 1, 24 bps với kỳ hạn 5 năm, đưa các mức lợi suất lần lượt lên 1.23 và 0.67). Nhưng một lần nữa, không giống như các NHTW khác, BoC đã tỏ ra rõ ràng hơn về các tham số để quyết định tapering. Điều này làm cho việc điều hướng đà tăng của lợi suất trở nên phức tạp hơn một chút. Việc thêm vào định hướng tapering vào ngày mai có nguy cơ khiến lợi suất tăng lên gần mức của các đồng AUD và NZD, trong khi việc chống lại xu hướng tăng của lợi suất một cách quá mạnh mẽ có thể tạo ra một vấn đề liên quan đến truyền thông chính sách do triển vọng trung hạn “mạnh mẽ và an toàn hơn” của BoC. Điều này đặc biệt đúng khi dữ liệu kinh tế yếu kém có thể biện minh bề ngoài cho sự “dovish” (thị trường lao động tháng 1, doanh số bán lẻ tháng 12) có thể được xem là tạm thời trong bối cảnh dự báo tăng trưởng Q1 vốn đã yếu của BoC. Tổng hợp lại, chúng tôi nghĩ Macklem sẽ cố gắng không đẩy thị trường quá mạnh theo bất kỳ hướng nào.

Chúng tôi vẫn quan điểm tích cực về triển vọng trung hạn của CAD trong bối cảnh tăng trưởng tích cực (được hỗ trợ bởi động lực tăng trưởng mạnh mẽ sắp tới của Hoa Kỳ) và triển vọng tăng giá đối với dầu. Chúng tôi đã chốt lời một phần các vị thế Long CAD vào thứ Sáu để trung hòa vị thế Short USD duy nhất còn lại của chúng tôi trong G10 và để giảm vị thế đầu tư tổng thể trong bối cảnh lợi suất tăng trên diện rộng. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tìm kiếm các vùng giá tốt để xây dựng lại Long CAD sau bài phát biểu của Macklem.

NZD: Dữ liệu kinh tế đáng lo ngại

Khối lượng bán lẻ ở NZ thấp hơn đáng kể so với dự báo của chúng tôi cho quý IV, giảm 2.7% so với quý trước (JPM dự báo -1.5%, dự báo đồng thuận 0.5%). Hầu hết các danh mục đều giảm, với lực kéo lớn hơn đến từ siêu thị/cửa hàng tạp hóa (đóng góp -0.8%), hàng hóa giải trí (-0.5%), lưu trú (-0.4%) và cửa hàng bách hóa (-0.496). Chi tiêu liên quan đến xe cộ cũng có phần suy giảm (-0.396), với lực kéo tương tự từ việc bán dược phẩm và rượu.

Sự thu hẹp trong quý IV diễn ra sau một vài quý kể từ khi các lệnh phong tỏa được  triển khai. Giữa những diễn biến bất ngờ như vậy, thật dễ dàng để mất khả năng chịu đựng, nhưng mức doanh thu tính đến quý IV vẫn cao hơn gần 6% so với mức trước COVID. Tất nhiên, chi tiêu hàng hóa đã vượt trội so với chi tiêu cho dịch vụ do sự kết hợp của các hạn chế di chuyển và hỗ trợ thu nhập của chính phủ. Khi sự hỗ trợ đó giảm xuống và việc mở cửa trở lại diễn ra, khoản chi tiêu hàng hóa cũng sẽ giảm dần. Dữ liệu thẻ bán lẻ hàng tháng cho thấy đà chậm lại vẫn tiếp tục kéo dài đến cuối năm, do chi tiêu đạt đỉnh vào tháng 7 năm ngoái, cách đây khá lâu.

Chúng tôi đã kỳ vọng dữ liệu của NZ sẽ lùi lại một bước đáng kể trong thời gian tới, sau khi vượt trội so với phần còn lại của thế giới trong quý III năm ngoái. Tình hình dịch bệnh rất tích cực theo bất kỳ tiêu chuẩn quốc tế nào, mặc dù có những chi phí kinh tế liên quan đến việc đạt được điều đó, và dữ liệu của New Zealand sẽ chỉ cho thấy tác động đầy đủ của việc nhập cư và du lịch bị suy giảm trong khoảng thời gian cao điểm thông thường theo dữ liệu quý IV và quý I. Có vẻ như việc trợ cấp tiền lương của chính phủ đã làm tăng các phình to thước đo tổng giá trị gia tăng thực tế (thước đo GDP chính thức ở NZ) trong quý III/2020, dẫn đến khả năng GDP sắp tới có thể sẽ điều chỉnh giảm. Khả năng dữ liệu kinh tế suy yếu sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng của RBNZ trong việc gửi đi thông điệp "nhiệm vụ đã hoàn thành" tại cuộc họp chính sách vào ngày mai. Nhấn mạnh lãi suất thấp trong thời gian dài có lẽ là biện pháp thỏa hiệp tốt nhất để tỏ ra “dovish” so với định giá thị trường hiện tại, do những ràng buộc đối với hành động từ giới hạn QE và sức mạnh của thị trường nhà ở.

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ