Hướng dẫn cách đọc biểu đồ nến trong giao dịch ngoại hối.

Hướng dẫn cách đọc biểu đồ nến trong giao dịch ngoại hối.

16:57 29/11/2020

Có những ưu thế vượt trội, nến Nhật được các nhà giao dịch sử dụng rộng rãi và phổ biến trên các thị trường.

Bài viết đề cập đến nội dung chính sau:

  • Sự khác biệt giữa biểu đồ hình nến so với biểu đồ thanh truyền thống.
  • Các trader thường thích sử dụng biểu đồ hình nến để giao dịch trong ngày vì chúng mang lại cảm nhận trực quan thú vị về giá.
  • Điều quan trọng là phải hiểu nến gồm các thành phần cấu tạo chính là gì? Ý nghĩa để áp dụng phân tích biểu đồ hình nến vào chiến lược giao dịch.

Biểu đồ nến là gì?

Biểu đồ hình nến đơn giản là một biểu đồ bao gồm các nến riêng lẻ, mà các trader sử dụng để hiểu hành động giá. Hành động giá trên nến liên quan đến việc xác định vị trí giá mở cửa, giá đóng cửa, cũng như các mức giá cao và thấp nhất trong một khoảng thời gian cụ thể.

Hành động giá (Price Action) có thể cung cấp cho các trader của tất cả các thị trường tài chính dấu hiệu giao dịch. Ví dụ: các cây nến có thể tạo thành các mô hình trên biểu đồ, chỉ ra sự đảo ngược hoặc tiếp tục của xu hướng. Cây nến cũng có thể tạo thành các mô hình riêng lẻ có thể chỉ ra các điểm mua hoặc bán trên thị trường.

Khoảng thời gian hình thành một cây nến mô tả phụ thuộc vào khung thời gian mà trader chọn. Khung thời gian phổ biến là khung thời gian hàng ngày (D1), do đó, cây nến sẽ mô tả giá mở cửa, đóng cửa và mức cao và thấp trong ngày. Các thành phần khác nhau của nến có thể giúp trader dự báo giá có thể vận động như nào, ví dụ: nếu giá đóng cửa thấp hơn nhiều so với giá mở cửa, nó có thể cho thấy giá sẽ giảm thêm.

Giải thích nến trên biểu đồ hình nến.

Hình ảnh bên dưới mô tả cấu tạo của một cây nến điển hình. Có ba điểm cụ thể (mở, đóng, thân) được sử dụng để tạo nến giá. Hai điểm đầu tiên cần xem xét là giá mở và đóng cửa của nến. Những điểm này xác định mức giá của tài sản khi bắt đầu và kết thúc trong một khoảng thời gian đã chọn và sẽ tạo nên thân nến (là khoảng cách giữa giá mở cửa và đóng cửa). Mỗi cây nến mô tả sự chuyển động của giá trong một khoảng thời gian nhất định mà trader chọn khi xem biểu đồ. Nếu bạn đang xem biểu đồ D1, mỗi cây nến sẽ hiển thị mức giá mở cửa, đóng cửa, cáo nhất và thấp nhất của ngày đó.

Cấu tạo nến
Giá mở cửa:

Giá mở cửa mô tả mức giá đầu tiên được giao dịch trong quá trình hình thành nến mới. Nếu giá bắt đầu có xu hướng tăng, nến sẽ chuyển sang màu xanh lá cây/xanh lam (màu sắc thay đổi tùy thuộc vào cài đặt biểu đồ). Nếu giá giảm cây nến sẽ chuyển sang màu đỏ.

Giá cao nhất:

Phần trên cùng của bóng nến cho biết giá cao nhất được giao dịch trong khoảng thời gian đó. Nếu không có bóng nến phía trên có nghĩa là giá mở hoặc giá đóng cửa là giá cao nhất được giao dịch.

Giá thấp nhất:

Giá thấp nhất được giao dịch là giá ở dưới cùng của bóng nến dưới và nếu không có bóng dưới thì giá thấp nhất được giao dịch giống với giá đóng cửa hoặc giá mở trong một cây nến tăng.

Giá đóng cửa:

Giá đóng cửa là giá cuối cùng được giao dịch trong khoảng thời gian nến hình thành. Nếu giá đóng cửa thấp hơn giá mở, nến sẽ chuyển sang màu đỏ mặc định trong hầu hết các biểu đồ. Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, nến sẽ có màu xanh lá cây/xanh lam (cũng phụ thuộc vào cài đặt biểu đồ).

Bóng nến:

Yếu tố quan trọng tiếp theo của một thanh nến là bóng nến. Những điểm này rất quan trọng vì bóng nến cho thấy mức giá đỉnh và đáy trong một giai đoạn biểu đồ cụ thể. Bóng nến dễ nhận biết vì nó mỏng hơn phần thân nến. Cây nến có thể giúp các trader theo dõi động lực thị trường và xác định mức giá đỉnh và đáy.

Phương hướng:

Hướng của giá được biểu thị bằng màu sắc của hình nến. Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, thì giá sẽ di chuyển lên trên và nến sẽ có màu xanh (màu của nến phụ thuộc vào cài đặt biểu đồ). Nếu giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa, thì giá sẽ di chuyển xuống dưới và nến có màu đỏ. 

Phạm vi:

Phạm vi nến là khoảng cách giữa giá cao nhất và giá thấp nhất của một cây nến. Bạn có thể tính điều này bằng cách lấy giá trên cùng của bóng trên trừ cho giá ở dưới cùng của bóng dưới. (Phạm vi = giá cao nhất - giá thấp nhất).

Chuẩn bị kiến ​​thức về nến, đặc điểm và ý nghĩa của các thành phần cấu tạo nên nến, giúp bạn có lợi thế khi sử dụng biểu đồ hình nến khi phân biệt đường xu hướng, mô hình giá và sóng Elliot.

Biểu đồ thanh so với Biểu đồ hình nến

Như bạn có thể thấy từ biểu đồ bên dưới, biểu đồ hình nến mang lại lợi thế khác biệt so với biểu đồ thanh. Biểu đồ thanh không trực quan như biểu đồ nến và cũng không mô tả rõ cấu tạo của nến hoặc mô hình giá. Ngoài ra, trên biểu đồ thanh khiến trader khó hình dung giá di chuyển theo hướng nào.

Mô tả biểu đồ thanh và biểu đồ nến
Cách đọc biểu đồ nến

Có nhiều cách khác nhau để sử dụng và đọc biểu đồ hình nến. Phân tích biểu đồ hình nến phụ thuộc vào chiến lược giao dịch và khung thời gian ưa thích của bạn. Một số chiến lược cố gắng tận dụng sự hình thành nến trong khi những chiến lược khác cố gắng phát hiện ra mô hình nến.

Giải thích sự hình thành cây nến đơn

Những cây nến riêng lẻ có thể cung cấp nhiều thông tin chi tiết về tâm lý thị trường hiện tại. Các cây nến như Hammer, shooting star và Hanging man, cung cấp các thông tin về động lượng thay đổi và khả năng xu hướng giá thị trường.

Như bạn có thể thấy từ hình ảnh bên dưới, sự hình thành nến Hammer đôi khi chỉ ra sự đảo chiều trong xu hướng. Nến Hammer là cây nến có bóng dài phía dưới với thân nhỏ (giống như cái búa). Giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Thông điệp mà cây nến hammer muốn phản ánh rất đơn giản: giá bị áp lực giảm nhưng người mua tham gia thị trường đẩy giá lên. Đó là một tín hiệu tăng giá để tham gia thị trường, cắt lỗ hoặc đóng một vị thế bán.

Các trader có thể tận dụng sự hình thành của cây nến hammer bằng cách thực hiện mở vị thế long khi cây nến hammer đóng cửa. Nến Hammer có lợi vì các trader có thể sử dụng lệnh dừng lỗ gần (cắt lỗ với khoảng ít pips). Chốt lời nên được đặt theo cách để đảm bảo tỷ lệ risk/reward dương. Vì vậy, mức chốt lời lớn hơn mức cắt lỗ.

Sử dụng nến trong chiến lược giao dịch
Nhận biết các mô hình giá trong biểu đồ nến

Biểu đồ nến giúp trader nhận ra các mô hình giá xuất hiện trong biểu đồ. Bằng cách nhận ra các mô hình giá này, chẳng hạn như mô hình Bullish engulfing hoặc mô hình tam giác, bạn có thể tận dụng các mô hình bằng cách sử dụng chúng làm tín hiệu tham gia hoặc thoát khỏi vị thế giao dịch.

Ví dụ, trong hình ảnh bên dưới, chúng ta có mô hình giá bullish engulfing. Mô hình bullish engulfing trong xu hướng tăng là sự kết hợp của một cây nến đỏ và một cây nến xanh lam "vượt lên" toàn bộ cây nến đỏ. Đó là một dấu hiệu cho thấy, đó có thể là dấu chấm hết cho sự suy yếu của một cặp tiền tệ. Một trader sẽ tận dụng lợi thế này bằng cách vào một vị thế mua sau khi cây nến xanh đóng cửa. Hãy nhớ rằng, mô hình giá chỉ hình thành khi cây nến thứ hai đóng cửa.

Đối với sự hình thành nến hammer, một trader sẽ đặt lệnh dừng lỗ bên dưới mô hình bullish engulfing,  đảm bảo mức dừng lỗ ít. Trader sau đó sẽ đặt chốt lời. 

Mô hình bullish engulfing

Khi đọc biểu đồ hình nến, hãy lưu ý:

  • Các khung thời gian giao dịch.
  • Các mẫu giá cổ điển.
  • Hành động giá.

Để biết thêm về biểu đồ nến trong giao dịch trên thị trường Forex, hãy xem hướng dẫn về biểu đồ nến tại mục Kiến thức - Đào tạo của Dubaotiente , đi chuyên sâu vào lợi thế của biểu đồ hình nến cũng như các chiến lược có thể được thực hiện bằng cách sử dụng chúng.

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Các trader FX sử dụng dữ liệu ISM như thế nào?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Các trader FX sử dụng dữ liệu ISM như thế nào?

Chỉ số sản xuất ISM đóng một vai trò quan trọng trong giao dịch ngoại hối, trong đó, dữ liệu ISM ảnh hưởng đến giá tiền tệ trên toàn cầu. Có thể nói, các chỉ số sản xuất, xây dựng và dịch vụ của ISM có thể mang lại đặc quyền cho các nhà giao dịch ngoại hối, điều này khiến cho việc hiểu dữ liệu này (và cách chuẩn bị cho sự kiện phát hành hàng tháng của nó) trở nên cần thiết.
Giao dịch ăn chênh lệch lãi suất tiền tệ là gì?
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Giao dịch ăn chênh lệch lãi suất tiền tệ là gì?

Giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ liên quan đến việc vay một đồng tiền có lợi suất thấp để mua một đồng tiền có lợi suất cao hơn nhằm ăn phần chênh lệch lãi suất. Trader sử dụng chiến lược này với hy vọng thu được các khoản thanh toán lãi hàng ngày hơn là từ đồng tiền tăng giá.
Giao dịch theo tin tức trên thị trường Forex: Hai chiến lược không nên bỏ qua cho các trader!
Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

Giao dịch theo tin tức trên thị trường Forex: Hai chiến lược không nên bỏ qua cho các trader!

Giao dịch forex dựa trên tin tức đòi hỏi rất nhiều sự điềm tĩnh, chuẩn bị kỹ càng và một chiến lược rõ ràng. Nếu không có những phẩm chất này, trader có thể dễ bị cuốn vào sự phấn khích của thị trường chuyển động nhanh và gây bất lợi cho họ. Bài viết này cung cấp các chiến lược giao dịch FX trước tin tức quan trọng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ