EU cắt giảm triển vọng tăng trưởng Eurozone do lo ngại về khủng hoảng kinh tế Đức

EU cắt giảm triển vọng tăng trưởng Eurozone do lo ngại về khủng hoảng kinh tế Đức

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

18:10 11/09/2023

Ủy ban châu Âu cắt giảm triển vọng đối với khu vực Eurozone, dự đoán nền kinh tế này sẽ bị kéo xuống trong năm nay do sự suy thoái ở Đức.

Sản lượng trong khối tiền tệ 20 quốc gia sẽ tăng 0.8% vào năm 2023, hạ so với dự báo tăng trưởng trước đó là 1.1%, theo dự báo cập nhật từ cơ quan điều hành Liên minh Châu Âu hôm thứ Hai (11/9). Triển vọng của năm tới đã giảm cùng mức, xuống còn 1.3%.

Phần lớn là do nền kinh tế lớn nhất khu vực. Đức, vốn được kỳ vọng sẽ tăng trưởng vào năm 2023, hiện đang phải đối mặt với mức giảm 0.4%. Hà Lan chứng kiến ​​mức điều chỉnh giảm thậm chí còn mạnh hơn, từ 1.8% xuống 0.5%.

Lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao và sẽ không thể đạt được mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Lạm phát được dự đoán ở mức 5.6% trong năm nay, thấp hơn một chút so với dự kiến ​​​​trước đó, nhưng sẽ cao hơn dự đoán vào năm 2024, ở mức 2.9%.

Những con số gần đây có thể làm dấy lên lo ngại rằng khu vực Eurozone đang sa lầy trong một thời kỳ tăng trưởng chậm kéo dài và lạm phát trên mục tiêu.

Những dữ liệu này có thể đưa ra một số thông tin về triển vọng hàng quý của ECB, dự kiến ​​công bố vào thứ Năm và sẽ giúp các quan chức xác định xem nên gia hạn hay tạm dừng đợt tăng lãi suất lịch sử.

Ủy ban cho biết: “Sự suy yếu của nhu cầu trong nước, đặc biệt là tiêu dùng, cho thấy giá tiêu dùng cao và vẫn tiếp tục tăng đối với hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ đang gây thiệt hại nặng nề”. “Đà tăng trưởng yếu hơn ở EU dự kiến ​​sẽ kéo dài đến năm 2024 và tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ tiếp tục hạn chế hoạt động của kinh tế”.

Mặc dù tránh được suy thoái kinh tế sau tấn công của Nga vào Ukraine, khu vực đồng Eurozone vẫn đang phải vật lộn dưới sức ép của giá năng lượng, chi phí vay tăng vọt và nhu cầu suy yếu ở các thị trường xuất khẩu như Trung Quốc.

Dữ liệu công bố vào tuần trước cho thấy sản lượng trong khối hầu như không tăng trong 3 tháng tính đến tháng 6, được điều chỉnh thấp hơn do doanh số bán hàng ở nước ngoài kém. Khảo sát của các nhà quản lý mua hàng chỉ ra rằng quý III sẽ khó khăn khi lĩnh vực dịch vụ châu Âu nối đuôi tình trạng thu hẹp của sản xuất.

Những vấn đề trên xảy ra rõ ràng nhất ở Đức, nơi chủ yếu bị đè nặng bởi sự sụt giảm sản xuất. Theo dự báo tuần trước từ Viện Kiel, sau khi trải qua đợt suy thoái mùa đông, kinh tế nước này đã không thể tăng trưởng trong quý II và có thể giảm 0.3% trong quý III.

“Tất nhiên nền kinh tế Đức có tác động đến các nước khác”, Ủy viên Kinh tế EU Paolo Gentiloni nói trong một cuộc họp báo. “Nhìn chung, nếu nền kinh tế lớn nhất của liên minh tăng trưởng âm, thì điều này sẽ ảnh hưởng đến cả khu vực”.

Viễn cảnh ảm đạm đã hiện ra trước mắt một số quan chức ECB, những người nói rằng đã đến lúc phải tạm dừng chiến dịch thắt chặt mạnh mẽ mà họ đã bắt tay thực hiện hơn một năm trước. Tuy nhiên, cũng có những người cho biết họ thoải mái với một cuộc suy thoái nhẹ, nếu điều đó là cần thiết để đưa lạm phát trở lại mức 2%.

Thành viên Hội đồng ECB Klaas Knot nói rằng các nhà đầu tư “có thể” đang đánh giá thấp khả năng xảy ra đợt tăng lãi suất thứ 10 liên tiếp.

Ủy ban cho biết: “Việc thắt chặt tiền tệ có thể sẽ đè nặng lên hoạt động kinh tế nặng nề hơn dự kiến”. Tuy nhiên, “cũng có thể giúp lạm phát giảm nhanh hơn, từ đó đẩy nhanh quá trình khôi phục thu nhập thực tế”.

Một cuộc khảo sát của Bloomberg vào thứ Hai tuần trước tiết lộ quan điểm bi quan hơn đối với ủy ban. Nền kinh tế khu vực Eurozone được dự đoán sẽ tăng trưởng 0.6% vào năm 2023 và 0.8% vào năm 2024.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

“Dự luật to đẹp” của Donald Trump mang lại nguồn tài trợ khổng lồ cho chiến dịch trấn áp nhập cư của Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

“Dự luật to đẹp” của Donald Trump mang lại nguồn tài trợ khổng lồ cho chiến dịch trấn áp nhập cư của Mỹ

Dự luật ngân sách được Tổng thống Donald Trump ca ngợi là “to đẹp” vừa được Quốc hội Mỹ thông qua đã khiến dư luận dậy sóng khi phân bổ một khoản tiền lớn cho các cơ quan thực thi nhập cư. Dự luật mở đường cho cuộc trục xuất người nhập cư không giấy tờ quy mô lớn, kéo theo hàng loạt chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền, giáo hội và giới phân tích, cho rằng nó không chỉ làm gia tăng lạm quyền mà còn gieo rắc bất ổn trong cộng đồng người nhập cư khắp nước Mỹ.
Nhật Bản: Tiêu dùng khởi sắc, lạm phát hạ nhiệt nhưng rủi ro từ Mỹ vẫn là ẩn số

Nhật Bản: Tiêu dùng khởi sắc, lạm phát hạ nhiệt nhưng rủi ro từ Mỹ vẫn là ẩn số

Chi tiêu hộ gia đình tại Nhật Bản tăng vượt kỳ vọng trong tháng 5, đạt mức cao nhất trong gần ba năm, cho thấy tín hiệu tiêu dùng đang hồi phục. Tuy nhiên, các rủi ro từ chính sách thuế quan của Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh chưa có thỏa thuận thương mại rõ ràng, vẫn phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng và thu nhập. Ngân hàng Trung ương Nhật tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến này để điều chỉnh chính sách phù hợp.
RBA đối mặt áp lực nới lỏng mạnh hơn khi lạm phát giảm và tăng trưởng chậm lại

RBA đối mặt áp lực nới lỏng mạnh hơn khi lạm phát giảm và tăng trưởng chậm lại

Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh chu kỳ cắt giảm lãi suất do lạm phát hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến và tăng trưởng kinh tế chững lại. Đa số nhà kinh tế dự báo RBA sẽ hạ lãi suất 25 bps xuống 3.60% trong tháng 7, với khả năng tiếp tục nới lỏng vào tháng 8. Bất chấp lãi suất giảm, đồng AUD vẫn tăng giá nhờ đồng USD suy yếu, trong khi triển vọng tiêu dùng yếu và rủi ro thương mại toàn cầu khiến lộ trình chính sách tiền tệ tiếp theo vẫn còn nhiều bất định.
Thỏa thuận Mỹ - Việt: Cơ hội thương mại lớn nhưng lực cản đến từ năng lượng và tiêu dùng

Thỏa thuận Mỹ - Việt: Cơ hội thương mại lớn nhưng lực cản đến từ năng lượng và tiêu dùng

Thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ và Việt Nam mở ra kỳ vọng xuất khẩu cao hơn cho xe SUV và khí LNG từ Mỹ, song thực tế tại Việt Nam vẫn nghiêng về xe máy và điện than giá rẻ. Cơ cấu hạ tầng, ưu tiên năng lượng tái tạo và nhu cầu giữ chi phí thấp trong sản xuất có thể hạn chế tiềm năng tiêu thụ các mặt hàng giá trị cao từ Mỹ trong ngắn hạn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ