Deutsche Bank "quay xe", rút lại dự báo kinh tế Mỹ suy thoái

Deutsche Bank "quay xe", rút lại dự báo kinh tế Mỹ suy thoái

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

11:20 06/02/2024

Deutsche Bank một trong những ngân hàng Phố Wall đầu tiên dự đoán về suy thoái kinh tế ở Mỹ, sau 2 năm ngân hàng đã chính thức "quay xe"

Nhóm nhà kinh tế do Matthew Luzzetti dẫn đầu cho biết nền kinh tế hoạt động tốt trong năm 2023 với lạm phát đang tiến tới mục tiêu 2% của Fed trong khi thị trường lao động vẫn bền vững. Với điều kiện tài chính nới lỏng hơn, rủi ro tăng trưởng kinh tế giảm tốc sẽ ít hơn.

Báo cáo cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng nền kinh tế có thể hạ cánh theo con đường này, và suy thoái kinh tế sẽ được ngăn chặn mà không tác động nhiều tới thị trường lao động. Mặc dù lạm phát có thể dai dẳng trong thời gian tới, nhưng chúng tôi tin rằng nó sẽ giảm dần về mục tiêu của Fed.”

Sự lạc quan đánh dấu quan điểm thay đổi đáng kể so với dự báo ban đầu về suy thoái kinh tế của ngân hàng được đưa ra vào tháng 4 năm 2022 - ngay sau khi Fed bắt đầu chu kỳ thắt chặt mạnh nhất trong nhiều thập kỷ.

Vào thời điểm đó, Deutsche Bank dự đoán lãi suất Fed sẽ tăng lên từ 5% đến 6%, dẫn đến một “cuộc suy thoái mạnh" vào cuối năm 2023, đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên "vài phần trăm".

Theo báo cáo của Chính phủ tuần trước, trong khi lãi suất đã tăng lên mức đó thì tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức 3.7% vào tháng trước, kết quả tương tự như tháng 4/2022.

Tuy nhiên, Deutsche Bank đã dần rút lại dự báo ban đầu. Vào giữa năm ngoái, Phó Chủ tịch Nghiên cứu Peter Hooper cho biết về cơ bản ngân hàng băn khoăn liệu Mỹ có rơi vào suy thoái hay không.

Các nhà kinh tế khác cũng đang thay đổi quan điểm ban đầu, khi rõ ràng là lạm phát đang giảm xuống và sự sụp đổ của một số ngân hàng khu vực đã không trở thành một cuộc khủng hoảng lan mạnh như nhiều người dự đoán.

Sức mạnh của thị trường lao động thường xuyên khiến các nhà kinh tế ngoài Deutsche Bank bối rối trong 1 năm trở lại đây, gần nhất là báo cáo việc làm tháng Một vượt mọi dự báo. Sự mạnh mẽ như vậy đã khiến các nhà kinh tế khác thay đổi quan điểm về suy thoái trong những tháng gần đây, bao gồm cả các thành viên Fed.

Các quan chức Fed đã củng cố chính sách cắt giảm lãi suất vào tuần trước, khi giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất kể từ đầu thập niên 2000. Bên cạnh đó, Chủ tịch Jerome Powell cũng đã bác bỏ kỳ vọng về việc cắt giảm sẽ bắt đầu ngay sau tháng 3.

Deutsche Bank dự kiến ​​đợt cắt giảm đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 6, với tổng quy mô cắt giảm đạt 1% vào năm 2024, thấp hơn kỳ vọng của ngân hàng trước khi cuộc họp Fed diễn ra vào tuần trước là 1.75bps

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ