Chủ tịch Powell đưa lời tiễn biệt với "lạm phát tạm thời", mở đường cho việc tăng lãi suất

Chủ tịch Powell đưa lời tiễn biệt với "lạm phát tạm thời", mở đường cho việc tăng lãi suất

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

10:03 01/12/2021

Phe “lạm phát tạm thời” cuối cùng cũng đã nhận thua, sau khi chủ tịch Fed Jerome Powell - một người từ kiên quyết rằng lạm phát leo thang là kết quả của các yếu tố nhất thời - nói với Quốc hội Mỹ rằng đã đến lúc bỏ đi quan điểm đó.

Chủ tịch Powell vẫn tin rằng lạm phát sẽ hạ nhiệt vào năm tới. Nhưng trong buổi tường trình với Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện, ông thừa nhận rằng nó đang dai dẳng hơn kỳ vọng rất nhiều, và nói Fed sẽ cân nhắc thắt chặt nới lỏng định lượng sớm hơn kế hoạch.

“Có vẻ Fed đang muốn tạo điều kiện để tăng lãi suất trong năm sau, nếu họ thấy cần thiết,” theo Brian Coulton, kinh tế trưởng Fitch Ratings.

Thắt chặt tín dụng trước khi thị trường lao động trở về trước mức đại dịch có thể khiến Fed nhận chỉ trích rằng đang rời bỏ khung chính sách họ áp dụng từ năm ngoái, được thiết kế để lao động phục hồi trên diện rộng.

Với thị trường, những gì chủ tịch Powell nói về lạm phát tạm thời và thắt chặt đều hướng về một lý do: các nhà hoạch định chính sách đang chuẩn bị tăng lãi suất sớm hơn họ kỳ vọng cách đây vài tháng trước rất nhiều, khi thời điểm đó, mọi người đang chờ đợi nền kinh tế đạt toàn dụng lao động.

Và sớm là khi nào? Sau những bình luận của chủ tịch Powell, thị trường đang dự đoán có 50% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng Năm, và kỳ vọng đến cuối năm 2022, lãi suất sẽ tăng thêm 60bp. Kỳ vọng này cao hơn thời điểm đầu phiên, nhưng thấp hơn một tuần trước đo, khi chủng Omicron chưa trở thành mối lo cho triển vọng kinh tế.

Chưa được tính tới

Chủ tịch Powell cũng đã nhắc đến những rủi ro từ biến thể Omicron, và nói rằng “nó chưa được tính tới trong dự báo của Fed” nhưng không đi quá sâu vào vấn đề này. Ông lo ngại hơn về lạm phát và thị trường lao động.

Kể từ khi lạm phát “tạm thời” xuất hiện trong báo cáo chính sách của Fed từ tháng Tư, nó trở nên cực kỳ phổ biến, và trở thành trọng tâm của một cuộc tranh cãi nảy lửa. Những người chỉ trích như nguyên Bộ trưởng Tài chính Larry Summers tố cáo chủ tịch Powell và cả Fed đã đánh giá thấp rủi ro lạm phát kéo dài.

Vấn đề với từ “tạm thời” là ở cách truyền đạt. Trong khi nhiều người nghĩ rằng Fed đang muốn nói lạm phát sẽ chỉ ngắn hạn, chủ tịch Powell nói rằng ý của giới hoạch định chính sách là lạm phát sẽ không ăn sâu vào gốc rễ của nền kinh tế.

“Mỗi người sẽ có cách hiểu riêng với từ ‘tạm thời’. Chúng tôi muốn nói rằng nó sẽ không để lại ảnh hưởng lâu dài là lạm phát cao.”

“Ta đã quên những gì”

Nhưng nó còn hơn cả vấn đề truyền đạt. Fed cũng đã đánh giá sai sức mạnh của lạm phát khi kinh tế Mỹ tái mở cửa trong khi vẫn đang đối phó với đại dịch.

Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát chính của Fed, tăng 5% YoY trong tháng Mười.

“Điều chúng tôi đã quên đó là vấn đề nguồn cung của lạm phát,” ông Powell nói.

Những vấn đề này, từ thiếu chip điện tử đến khủng hoảng vận tải biển, đã đẩy cao chi phí doanh nghiệp và buộc người tiêu dùng phải chi trả nhiều hơn.

Chủ tịch Powell nói rằng Fed cũng đã bất ngờ trước tình hình thị trường lao động. Họ nghĩ rằng người Mỹ sẽ quay trở lại làm việc khi trường học mở cửa trở lại và trợ cấp thất nghiệp đã bị cắt. Tuy nhiên, tới giờ, điều này vẫn chưa xảy ra.

Kết quả là số lượng việc làm trống cao kỷ lục, và lương tăng đã khiến chi phí lao động tại Mỹ tăng nhanh nhất từ trước tới giờ.

“Rất bất ngờ”

Fed được dự báo sẽ hoàn tất thắt chặt vào giữa năm 2022, theo kế hoạch từ tháng Mười Một. Cuộc họp chính sách ngày 14-15/12 có thể sẽ đẩy nhanh quá trình này.

“Đây là một thời điểm rất bất ngờ. Khả năng Fed thay đổi kế hoạch lãi suất đang rất cao,” theo Krishna Guha, phó giám đốc bộ phận Chiến lược & Đầu tư Quốc tế Evercore.

Tuy nhiên, tăng lãi suất sẽ có hậu quả lớn hơn thắt chặt QE rất nhiều. Nó gồm cả thắt chặt chính sách, và hạn chế nhu cầu tiêu dùng, vốn đã giúp kinh tế Mỹ vượt qua khủng hoảng Covid nhanh hơn nhiều quốc gia phát triển khác.

Với khung chính sách được áp dụng từ năm ngoái, Fed nói rằng họ sẽ để lạm phát vượt mục tiêu 2% một thời gian để bù cho quá khứ, đồng thời củng cố tăng trưởng lao động.

Nhưng chủ tịch Powell cũng nói cần thời thời gian để thị trường lao động trở lại mức trước đại dịch, và sẽ phải kiểm soát được lạm phát để thực hiện điều đó.

Theo Derek Tang, chuyên gia kinh tế tại LH Meyer, “thay đổi lớn nhất tôi thấy ở ông Powell là hạ thấp trần của thị trường lao động. Một khi cánh cửa toàn dụng lao động đã rộng mở, Fed có thể bắt đầu bàn đến tăng lãi suất.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Mối tương quan giữa thị trường chứng khoán Mỹ và một cái ao cá: Nước cạn thì cá chết!
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Mối tương quan giữa thị trường chứng khoán Mỹ và một cái ao cá: Nước cạn thì cá chết!

Qua cách ví von trên, ta thấy cổ phiếu cũng giống như cá tra trong ao vậy. Nước trong ao dồi dào thì cá béo múp, nước cạn thì cá khó mà lớn nổi. Đây cũng là điều mà thị trường chứng khoán Mỹ sắp phải đối mặt. Dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại gửi tại Fed, đặc biệt là sự biến động hàng tháng của lượng tiền này đang vẽ nên bức tranh ảm đạm cho thị trường chứng khoán trong ngắn hạn.
Cập nhật thị trường phiên Á 19.04: Chứng khoán châu Á sụt giảm, TPCP Mỹ tăng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cập nhật thị trường phiên Á 19.04: Chứng khoán châu Á sụt giảm, TPCP Mỹ tăng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông

HĐTL chứng khoán Mỹ sụt giảm đầu phiên Á khi tâm lý về rủi ro thay đổi, đè nặng lên thị trường chứng khoán khu vực. Dầu và các tài sản trú ẩn như USD và TPCP Mỹ tăng trong bối cảnh thị trường toàn cầu rung chuyển trước các báo cáo về xung đột mới ở Trung Đông.
Úc trên đà hướng đến thặng dư ngân sách năm thứ hai liên tiếp. Định hướng trở thành "siêu cường năng lượng tái tạo"
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Úc trên đà hướng đến thặng dư ngân sách năm thứ hai liên tiếp. Định hướng trở thành "siêu cường năng lượng tái tạo"

Úc dự kiến sẽ đạt được thặng dư ngân sách thứ hai liên tiếp, bất chấp những khó khăn từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ và căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu. Bộ trưởng Ngân khố, Jim Chalmers đưa ra thông báo này tại Washington, nơi ông đang tham dự các cuộc họp của IMF và World Bank.
Giới đầu tư cá nhân Trung Quốc sốt sắng "đào vàng" AI
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giới đầu tư cá nhân Trung Quốc sốt sắng "đào vàng" AI

Nhà đầu tư cá nhân Trung Quốc đang đổ dồn sự chú ý vào các diễn đàn hỏi đáp do sàn giao dịch chứng khoán hỗ trợ - nơi những cuộc thảo luận diễn ra sôi nổi về tiềm năng bùng nổ của ngành AI. Trong vài tuần qua, chủ đề nóng hổi nhất trên các diễn đàn này chính là các công ty sẽ hưởng lợi khi Trung Quốc xây dựng hệ sinh thái AI riêng biệt của mình.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ